Điểm nhấn chính:
- Trái phiếu là loại chứng khoán giúp đem lại nguồn thu nhập ổn định, nhờ khoản thanh toán lợi tức định kỳ.
- Để biết được đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không, bạn cần tìm hiểu kỹ lượng trái phiếu, tổ chức phát hành và điều kiện thị trường để đầu tư hợp lý.
Trái phiếu có thể là một công cụ tuyệt
vời để tạo thu nhập và được nhiều người coi là một khoản đầu tư an toàn. Tuy
nhiên, nhà đầu tư cần nhận thức được những cạm bẫy tiềm ẩn khi nắm giữ trái phiếu,
bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ.
Với bài viết dưới đây, Tititada sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi, liệu đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không, với những rủi ro quan trọng được đưa ra có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận khó kiếm được của bạn.
Rủi ro 1: Lãi suất và giá trái phiếu
Điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần hiểu khi học đầu tư trái phiếu là mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và giá trái phiếu. Theo đó, khi lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng, và ngược lại.
Điều này xảy ra là bởi, khi lãi suất giảm, trong khi các nhà đầu tư đang nắm các khoản đầu tư trái phiếu có kỳ hạn dài, vốn có lợi suất cao hơn lãi suất hiện hành trên thị trường. Khi này, trái phiếu trở nên thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó đẩy giá trái phiếu tăng cao hơn.
ột khoản đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi thấp hơn (do lợi suất trái phiếu thấp hơn lãi suất hiện hành). Do đó, trái phiếu giờ đây là một khoản đầu tư có hiệu suất kém hơn so với thị trường chung, khiến chúng không còn thu hút nhu cầu của các nhà đầu tư và khiến giá trái phiếu giảm.
Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Nhà đầu tư sở hữu một trái phiếu đang giao dịch theo mệnh giá với lợi suất mang lại là 4%/năm. Giả sử lãi suất hiện hành trên thị trường tăng lên 5%, khiến các nhà đầu tư muốn bán trái phiếu lợi suất 4% để đổi lấy trái phiếu hay khoản đầu tư khác mang lại lợi suất ít nhất là 5%. Do đó, theo quan hệ cung – cầu và giá cả, giá của trái phiếu có lợi suất 4% lúc này sẽ giảm dưới mệnh giá.
Rủi ro 2: Tái đầu tư với đặc tính “có thể thu hồi”
Một rủi ro khác là rủi ro tái đầu tư. Tức là, khi lãi suất giảm theo thời gian, các tổ chức phát hành có thể tiến hành thu hồi lại trái phiếu (đối với các trái phiếu có điều khoản được phép thu hồi lại) do họ đang phải thanh toán mức chi phí lãi vay cao hơn mặt bằng chung. Trong đó, đặc tính “có thể thu hồi” cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn. Kết quả là, nhà đầu tư nhận được khoản thanh toán gốc, thường cao hơn mệnh giá do đánh đổi với rủi ro bị thu hồi trái phiếu.
Tuy nhiên, nhược điểm của trái phiếu bị thu hồi là nhà đầu tư sau đó nhận lại một khoản tiền mà họ không thể tiếp tục tái đấu tư với một tỷ suất sinh lợi tương đương, do lãi suất hiện đã giảm so với trước. Khi đó, rủi ro tái đầu tư này có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận đầu tư theo thời gian.
Do đó, khi chọn lựa loại trái phiếu để đầu tư, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản và đặc điểm để giảm thiểu các rủi ro có thể tác động đến lợi nhuận chung của khoản đầu tư vào trái phiếu nhé.
Rủi ro 3: Lạm phát
Khi một nhà đầu tư mua trái phiếu, về cơ bản, họ thường được cam kết được thanh toán một khoản lợi suất định kỳ được tính theo một mức lãi suất, cố định hoặc điều chỉnh, trong thời gian nắm giữ.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát tăng lên đáng kể, với tốc độ cao cao hơn so với lợi suất của trái phiếu? Câu trả lời là, lúc này, nhà đầu tư sẽ cảm thấy lạm phát làm xói mòn sức mua khoản đầu tư của họ, thậm chí tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư có thể là một số âm nếu loại trừ lạm phát.
Giả sử, nhà đầu tư đầu tư vào trái phiếu mang lại lợi suất hàng năm là 4%. Tuy nhiên, lạm phát tăng lên 6% sau khi mua trái phiếu, khiến số tiền hay khoản đầu tư lúc này thực tế đã mất 2% do lạm phát (= 4% - 6%).
Rủi ro 4: Nguy cơ mất khả năng thanh toán/vỡ nợ của tổ chức phát hành
Khi mua trái phiếu để đầu tư, thực chất là nhà đầu tư đang mua chứng khoán nợ của doanh nghiệp phát hành, đi kèm với lợi ích được doanh nghiệp thanh toán lợi tức định kỳ. Tuy nhiên, điều đáng nói là, trái phiếu doanh nghiệp không được đảm bảo bởi khả năng thanh toán của chính phủ, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay của tổ chức phát hành.
Do đó, điều quan trọng để biết đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không, nhà đầu tư cần xem xét khả năng vỡ nợ để biết mức độ rủi ro khoản đầu tư của mình vào trái phiếu. Nhà đầu tư có thể dựa trên các số liệu trên báo cáo tài chính, để tìm hiểu tỷ lệ nợ cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ qua các năm của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và là câu trả lời gần như hợp lý nhất cho câu hỏi đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không.
Rủi ro 5: Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản đề cập đến rủi ro của nhà đầu tư trong việc chuyển khoản đầu tư trái phiếu thành tiền mặt. Theo đó, trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu ngay lập tức do quy mô thị trường giao dịch trái phiếu đó còn nhỏ, và điều này tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, mặc dù thị trường trái phiếu còn gặp nhiều khó khăn song nhờ nhiều biện pháp tháo gỡ của Chỉnh phủ, Bộ Tài chính, thị trường trái phiếu gần như đã ổn định trở lại. Theo VBMA, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2022 đạt 14.81% GDP, còn khá khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia (54.3% GDP), Singapore (34.3%), Thái Lan (25.5%), v.v. Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2023, quy mô thị trường đã đạt khoảng 35.77% GDP năm 2022, với quy mô niêm yết trên thị trường thứ cấp tiếp tục xu hướng gia tăng, đạt hơn 1.91 triệu tỷ đồng, tăng 13.2% svck và tăng 66.41% so với năm 2019.
Với những tín hiệu tích cực về quy mô, thị trường trái phiếu Việt Nam được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn nữa tính thanh khoản, từ đó giúp việc giao dịch, đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư hạn chế rủi ro hơn.
Rủi ro 6: Tổ chức phát hành bị hạ xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm được hiểu là việc đánh giá “chất lượng tín dụng” hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thường được căn cứ dựa trên các chỉ số tài chính, hoạt động kinh doanh và lịch sử đi vay và trả nợ, v.v.
Nếu xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành thấp hoặc bị các cơ quan đánh giá tín dụng hạ bậc xếp hạng, các ngân hàng và tổ chức cho vay sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn cho các doanh nghiệp này do rủi ro đối với các khoản vay cho họ. Điều này có thể tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay của tổ chức phát hành trái phiếu, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo lợi ích cho trái chủ.
Ở các nước phát triển, xếp hạng tín nhiệm của một doanh nghiệp và trái phiếu của họ sẽ được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng thế giới, như Standard and Poor’s (S&P), Moody’s hay Fitch Ratings.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu chưa được đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó, và trái phiếu phát hành ra công chúng không bắt buộc phải được xếp hạng tín nhiệm. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng chung của thị trường trái phiếu.
Vì vậy, nhà đầu tư có thể tham khảo xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng trong nước (tiêu biểu là FiinRatings) hoặc đánh giá từ các tổ chức xếp hạng nước ngoài (nếu có) để cân nhắc lựa chọn trái phiếu phù hợp nhé.
Như vậy, bài viết trên là 6 rủi ro lớn
nhất cho câu hỏi “Đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không?” mà Tititada đã giúp bạn tìm hiểu khi học đầu tư trái phiếu.
Tìm hiểu kỹ lưỡng trái phiếu, tổ chức phát hành, điều kiện thị trường sẽ giúp bạn
đánh giá được mức độ rủi ro đối với khoản đầu tư vào trái phiếu của mình.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.