Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cổ phiếu IPO có phải luôn tăng giá?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Học chơi cổ phiếu cơ bản: Hầu hết các công ty IPO không mang lại lợi nhuận tích cực như chúng được kỳ vọng.

    - Trong ngắn hạn, cả công ty IPO chất lượng và công ty IPO kém chất lượng đều có được lợi nhuận ban đầu cao.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Sự tăng giá mạnh mẽ của các công ty mới thực hiện IPO đã thành công lôi kéo chủ sở hữu và nhà đầu tư như một con đường dẫn đến sự giàu có. Nhiều công ty theo đuổi IPO như một phương tiện để tăng năng lực tài chính sẵn có cho công ty và tạo ra hàng tỷ USD cho các chủ sở hữu trong quá trình này.

    Khi cổ phiếu lần đầu tiên được chào bán ra công chúng, nhu cầu đối với cổ phiếu có thể tăng vọt vì nhà đầu tư nghĩ rằng công ty IPO có tương lai tươi sáng phát triển mạnh và mong muốn kiếm được lợi nhuận nhanh chóng, khiến cho giá cổ phiếu IPO tăng vụt lên trong ngày giao dịch đầu tiên.Khi cổ phiếu lần đầu tiên được chào bán ra công chúng, nhu cầu đối với cổ phiếu có thể tăng vọt vì nhà đầu tư nghĩ rằng công ty IPO có tương lai phát triển mạnh và mong muốn kiếm được lợi nhuận nhanh chóng, khiến cho giá cổ phiếu IPO tăng vụt lên trong ngày giao dịch đầu tiên.

    Nhưng có phải cổ phiếu IPO luôn luôn tăng giá? Hãy cùng Tititada học chơi cổ phiếu cơ bản bằng cách tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!

    Hầu hết các công ty đều hoạt động kém hiệu quả sau khi IPO

    Theo một phân tích của Nasdaq về hiệu suất của các công ty tham gia thị trường từ năm 2010 đến năm 2020, hiệu suất trong dài hạn thay đổi đáng kể. Một ngày sau khi IPO, chỉ hơn 50% công ty khả quan hơn (outperform) thị trường.

    Ba năm sau khi IPO, Nasdaq chỉ ra rằng gần 2/3 số IPO kém khả quan hơn (underperform) so với thị trường, trong đó 64% công ty có hiệu suất thấp hơn thị trường 10% hoặc hơn. Đáng chú ý nhất, mặc dù số lượng công ty outperform thị trường chỉ chiếm khoảng 29%, nhưng hiệu suất của cổ phiếu các công ty này lại cao hơn 10% so với thị trường, với một số công ty có giá tăng gấp đôi hoặc gấp ba.

    Do đó, trong ngắn hạn, cả công ty chất lượng và kém chất lượng đều có được lợi nhuận ban đầu cao. Tuy nhiên, các công ty kém chất lượng chắc chắn phải đối mặt với lợi nhuận thấp hơn nhiều, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả trong dài hạn.

    Yếu tố ảnh hưởng sự thành công hay thất bại của một công ty IPO

    Hiệu suất của đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) có thể rất khác nhau và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính:

    1. Ngành và lĩnh vực

    Trong thời kỳ bùng nổ IPO công nghệ vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, gần một nửa số trong danh sách các công ty niêm yết mới là các công ty công nghệ, truyền thông hoặc viễn thông. Kể từ 2010 các lĩnh vực như công nghệ, truyền thông và viễn thông giảm dần chỉ còn chiếm 19%, các công ty chăm sóc sức khỏe lên ngôi với số lượng IPO tăng lên 34%. Sự tăng trưởng trong các đợt IPO chăm sóc sức khỏe được thúc đẩy bởi sự gia tăng các đợt chào bán ra công chúng từ các công ty công nghệ sinh học. Theo Goldman Sachs, bất chấp số lượng niêm yết ngày càng tăng, các đợt IPO trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vẫn có kết quả tồi tệ nhất so với bất kỳ lĩnh vực nào kể từ năm 2010.

    2. Tuổi đời của công ty

    Tuổi đời của công ty không phải là “chỉ báo quan trọng” về hiệu suất vượt trội của đợt IPO sau 3 năm, nhưng các công ty trẻ hơn thường thấy doanh số tăng trưởng nhanh hơn. Các công ty trung bình được thành lập 0-5 năm trước khi IPO báo cáo mức tăng trưởng doanh thu gần 50% trong 5 quý sau đợt chào bán so với mức tăng trưởng doanh thu 30% đối với các công ty từ 5 đến 15 tuổi và 19% đối với các công ty trên 15 tuổi.

    3. Định giá công ty

    Việc định giá cổ phiếu trong quá trình IPO là một yếu tố quan trọng. Nếu cổ phiếu được định giá quá cao, nó có thể làm nản lòng các nhà đầu tư, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém sau IPO. Ngược lại, việc định giá thấp có thể khiến cổ phiếu tăng giá đáng kể trong ngày giao dịch đầu tiên nhưng dẫn đến bỏ lỡ cơ hội huy động vốn.

    Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng định giá công ty IPO so với các công ty trong cùng ngành. Nếu công ty đó đang được định giá quá cao so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng công ty đó sẽ gặp khó khăn sau IPO.

    4. Tăng trưởng doanh thu

    Theo Goldman Sachs, tăng trưởng doanh số là yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến hiệu suất vượt trội của IPO. Kể từ năm 2010, các đợt IPO có mức tăng trưởng doanh thu hàng năm lớn hơn 20% có nhiều khả năng outperform Russell 3000 trong ba năm so với các đợt IPO tương đương nhưng tăng trưởng chậm hơn.

    Tăng trưởng doanh thu thường giảm nhanh chóng trong 5 năm đầu tiên sau khi công ty gia nhập thị trường đại chúng. Các công ty tăng trưởng cao thường hy sinh lợi nhuận để theo đuổi tăng trưởng và giành thị phần. Sự tăng trưởng đó thường chậm lại trong nỗ lực đạt được lợi nhuận.

    Bên cạnh đó, kỳ vọng của thị trường về lợi nhuận trong tương lai của công ty cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Nếu một công ty không đáp ứng được những kỳ vọng này, giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng.

    Rivian, minh chứng cho câu nói “IPO không phải lúc nào cũng tăng giá”

    Rivian Automotive Inc. (RIVN) là nhà thiết kế, sản xuất xe điện (EV) và phụ kiện xe, đồng thời cung cấp các dịch vụ liên quan. Cổ phiếu của Rivian được giao dịch trên thị trường đại chúng vào ngày 10/11/2021 thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn Nasdaq và nhận được rất nhiều sự mong đợi. Có tới 153 triệu cổ phiếu đã được bán ở giá chào bán ban đầu là 78.00 USD, với mức định giá công ty là 66.5 tỷ USD. Đợt IPO của Rivian là đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất trong năm 2021 và là đợt IPO lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ tính theo quy mô chào bán trong gần 30 năm. Ba ngày sau khi IPO, giá cổ phiếu của Rivian tăng tới 29%, mang lại cho Rivian mức định giá 86 tỷ USD. Kết thúc năm 2021, giá trị vốn hóa thị trường của Rivian gần 94 tỷ USD.

    Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng tiếp theo, vốn hóa thị trường của Rivian gần như bị mất sạch khi cổ phiếu này bốc hơi gần 75% trong nửa đầu năm 2022. Sự kiện này khiến các nhà đầu tư vào Rivian trở nên điêu đứng, khi giá trị khoản đầu tư của họ ngày càng giảm.

    Đợt IPO của Rivian là minh chứng cho vấn đề giá cổ phiếu được thổi phồng quá mức, vì khi đó Rivian đang có mối quan hệ hợp tác với Amazon. Rivian đã nhận được đơn đặt hàng 100,000 chiếc xe tải giao hàng chạy điện (EDV) từ Amazon, dự kiến sẽ mang lại một phần doanh thu đáng kể trong thời gian tới. Vì vậy, khi Amazon đạt được thỏa thuận với Stellantis, một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia, vào tháng 1 để mua xe điện chạy bằng pin của họ vào năm 2023, các nhà đầu tư vào Rivian bắt đầu cảm thấy lo lắng.

    Ngoài ra, quy mô IPO và giá cổ phiếu Rivian tăng nhanh phản ánh sự hào hứng của các nhà đầu tư đối với thị trường xe điện, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp đang tìm cách phát triển xe điện cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô truyền thống.

    Trong những ngày sau đó, các nhà đầu tư nhận ra rằng Rivian còn nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn cần giải quyết, trên hết là những hạn chế về nguồn cung và chi phí đã buộc công ty phải tăng giá xe điện bán ra trước khi có thể bắt đầu sản xuất. Động thái này đã phản tác dụng và sau phản ứng dữ dội trên mạng xã hội, Rivian đã rút lại quyết định tìm kiếm mức giá cao hơn từ những khách hàng đã đặt trước xe điện của mình. Tuy nhiên, danh tiếng và giá cổ phiếu của Rivian đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất xảy ra vào tháng 3 khi Rivian không chỉ báo cáo khoản lỗ lớn 2.5 tỷ USD trong quý 4 so với doanh thu chỉ 54 triệu USD mà còn thông tin Rivian chỉ đủ khả năng sản xuất 25,000 xe EV trong năm 2022.

    Đến giữa tháng 3, cổ phiếu Rivian được giao dịch ở mức thấp hơn một nửa giá trị đầu năm. Khi thời hạn 180 ngày khóa IPO của Rivian hết hạn, một trong những cổ đông lớn nhất của công ty, Ford, đã bán gần 15 triệu cổ phiếu của Rivian, khiến tỷ lệ sở hữu của công ty này giảm từ khoảng 12% xuống còn 9.7%. Việc bán cổ phần càng làm tăng thêm áp lực lên cổ phiếu Rivian khi thị trường lo ngại Amazon, một trong những cổ đông quan trọng khác của Rivian, có thể là đối tượng tiếp theo bán cổ phần của mình.

    Kết luận

    IPO rất quan trọng đối với các nhà đầu tư vì chúng giúp đưa các công ty mới ra thị trường đại chúng, huy động vốn để giúp các công ty đó tăng lợi nhuận và mở rộng kinh doanh, tạo việc làm cho các hộ gia đình. IPO còn là cơ hội cho nhà đầu tư đầu tư vào các công ty mới với tiềm năng tăng trưởng đột phá.

    Tuy nhiên, nhiều phân tích đã cho thấy mức độ không chắc chắn xung quanh việc IPO có đạt được mục tiêu tăng trưởng khi chúng trưởng thành hay không. Điều đó khiến việc định giá IPO trở nên khó khăn và là điều mà nhà đầu tư cần cân nhắc. Về lâu dài, hiệu suất cũng thay đổi đáng kể. Hầu hết các nhà đầu tư bị thu hút bởi IPO vì sự lạc quan quá mức về công ty và các lĩnh vực công nghệ mới. Tuy nhiên, trái ngược với sự bùng nổ giá cổ phiếu trong ngày phát hành đầu tiên, hơn một nửa số công ty IPO trong 10 năm qua đã tạo ra lợi nhuận âm. Vậy liệu các công ty IPO có thật sự chất lượng như chúng ta kỳ vọng? Thời gian sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán