Điểm nhấn chính:
- Một trong những yếu tố then chốt góp phần tạo nên thành công của các cổ phiếu blue chip là khả năng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ của họ.
- Hiểu tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu sẽ giúp đưa ra quyết định sáng suốt và kiếm lợi nhuận tăng trưởng, ổn định gắn liền với các thương hiệu đã được công nhận.
Sức mạnh của nhận diện thương hiệu đối với các cổ phiếu blue chip
Cổ phiếu blue chip là gì? Các Cổ phiếu blue chip là cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường lớn. các cổ phiếu blue chip cũng thường được coi là nền tảng của đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những cổ phiếu này được phát hành bởi các công ty có vốn hóa lớn, đã khẳng định mình là vị trí dẫn đầu trong ngành cụ thể. Các cổ phiếu bluechip được biết đến với đặc tính ổn định, có độ tin cậy cao và khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định theo thời gian. Một trong những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự thành công của cổ phiếu blue chip là khả năng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ của họ. Sự công nhận này không chỉ giúp các công ty duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp họ trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Nhận diện thương hiệu cho biết mức độ mà một thương hiệu được khách hàng tiềm năng biết đến, gắn liền với các sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp. Nó được hình thành nhờ nỗ lực của công ty trong việc tiếp thị, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cũng như thông qua việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao. Có thể nói, bằng việc đầu tư nguồn lực đáng kể vào xây dựng và duy trì thương hiệu của mình, các công ty vốn hóa lớn nhận lại được sự công nhận và độ tin cậy một cách rộng rãi từ người tiêu dùng.
Một số cổ phiếu bluechip nổi tiếng trên thị trường chứng khoán thế giới như Coca-Cola (NYSE: KO), Procter & Gamble (NYSE: PG), Johnson & Johnson (NYSE: JNJ) và Microsoft (NASDAQ: MSFT). Những công ty này đã xây dựng thương hiệu “mang tính biểu tượng” và được người tiêu dùng trên toàn thế giới công nhận và tín nhiệm. Khả năng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ đã góp phần vào thành công của họ, giúp cổ phiếu của những công ty này trở thành khoản đầu tư hấp dẫn đối với không ít nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, cổ phiếu bluechip là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường từ 10,000 tỷ đồng trở lên. Theo đó, danh sách cổ phiếu blue chip niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) có thể kể đến là:
- VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), vốn hóa tính đến ngày 26/03/2024 là 537,112 tỷ đồng
- BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), vốn hóa tính đến ngày 26/03/2024 là 300,412 tỷ đồng
- CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), vốn hóa tính đến ngày 26/03/2024 là 187,412 tỷ đồng
- VHM (CTCP Vinhomes), vốn hóa tính đến ngày 26/03/2024 là 185,060 tỷ đồng
- GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP), vốn hóa tính đến ngày 26/03/2024 là 185,577 tỷ đồng
Danh sách cổ phiếu blue chip này cũng có thề thay đổi theo thời gian, đặc biệt đối với nên kinh tế mới nổi như Việt Nam, nên kinh tế thay đổi khá nhanh, môt công ty có thể là blue-chip ngày hôm nay có thể nhanh chóng gặp kho khăn, nhu trường hợp của FLC và các công ty trong cùng hệ sinh thái.
Tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu trong đầu tư
Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong đầu tư. Khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường hướng tới các công ty có thương hiệu và lịch sử lâu đời, được công nhận rộng rãi và đáng tin cậy. Điều này là do nhận diện thương hiệu không chỉ giúp xây dựng lòng trung thành khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào công ty.
1. Sự tin cậy và độ tín nhiệm
Các công ty bluechip tạo dựng được danh tiếng về độ tin cậy và độ tín nhiệm của mình trong nhiều năm. Người tiêu dùng tin tưởng rằng, những thương hiệu này sẽ thực hiện đúng “lời hứa” của họ, từ đó củng cố sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp (hình thành cơ sở khách hàng trung thành) và thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Điều này cũng nâng cao niềm tin và sự tín nhiệm của các nhà đầu tư cho công ty, và đặc biệt hấp dẫn hơn trong điều kiện thị trường biến động. Theo đó, sự tín nhiệm này cũng giúp nhà đầu tư thêm tin tưởng vào hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của công ty, qua đó khuyến khích đầu tư nhiều hơn.
2. Lợi thế cạnh tranh
Nhận diện thương hiệu mang lại cho các công ty bluechip một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Khi người tiêu dùng đứng trước sự lựa chọn giữa một thương hiệu nổi tiếng và một thương hiệu ít được biết đến hơn, họ có nhiều khả năng sẽ chọn thương hiệu nổi tiếng hơn. Chính điều này cho phép các công ty bluechip có thể đưa ra mức giá cạnh tranh hơn cho sản phẩm/dịch vụ của họ và chiếm được tỷ trọng thị phần lớn hơn.
Từ đó, điều này có thể cải thiện doanh thu và tăng lợi nhuận, giúp công ty trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt là trong dài hạn.
3. Khả năng phục hồi trong thời điểm khó khăn
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái hoặc giai đoạn thị trường biến động, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các cổ phiếu bluechip. Điều này là do những cổ phiếu bluechip được coi là nơi trú ẩn an toàn, mang lại sự ổn định và nguồn thu nhập đáng tin cậy. Theo đó, khả năng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ của các công ty này giúp họ thu hút và giữ chân khách hàng, đảm bảo nguồn doanh thu ổn định ngay cả trong thời điểm khó khăn, từ đó giảm thiểu biến động khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty hơn.
Hơn nữa, nhờ khả năng vượt qua các cú sốc kinh tế và thích ứng kịp thời với những điều kiện thị trường này, cổ phiếu bluechip cũng được chứng minh là mang lại lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Theo đó, nó mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư, giúp họ có niềm tin hơn trong việc nắm giữ cổ phiếu ngay cả trong thời kỳ thị trường biến động.
4. Chất lượng
Nhận biết thương hiệu thường gắn liền với chất lượng sản phẩm, dịch vụ khác biệt. Khi người tiêu dùng nhận ra một thương hiệu, họ thường sẽ tự cho rằng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó có chất lượng cao hơn so với thương hiệu khác.
Nhận thức này dần phản ánh vào trong doanh thu và thị phần công ty, từ đó có thể tác động tích cực đến hiệu suất đầu tư vào cổ phiếu. Do đó, đầu tư vào các công ty có thương hiệu mạnh có thể là một cách để khai thác tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn.
5. Mở rộng sang thị trường mới
Các công ty có thương hiệu mạnh sẽ có lợi thế khi mở rộng sang thị trường mới hoặc tung sản phẩm mới ra thị trường. Sự quen thuộc và tin tưởng gắn liền với một thương hiệu nổi tiếng trước đó, chính là bước khởi đầu thuận lợi cho việc chấp nhận và áp dụng các sản phẩm mới, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cần cho việc thâm nhập thị trường. Tiềm năng mở rộng này có thể giúp công ty trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những ai muốn tiếp cận các thị trường/ngành mới.
Các cổ phiếu bluechip và khả năng nhận diện thương hiệu của họ luôn song hành với nhau. Một khi nói đến sự thành công của các công ty bluechip, chúng ta không thể đánh giá thấp sức mạnh nhận diện thương hiệu của họ. Điểm mạnh này mang lại cho các công ty bluechip lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, đồng thời giúp cổ phiếu của họ trở thành khoản đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là trong dài hạn. Do đó, các cổ phiếu bluechip nên được xem xét khi bạn mong muốn kiếm được lợi nhuận ổn định và đáng tin cậy.
Ví dụ thực tiễn về nhận diện thương hiệu
Một ví dụ tiêu biểu về sức ảnh hưởng của nhận diện thương hiệu tại Việt Nam là việc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk HoSE: VNM) công bố nhận diện thương hiệu mới. Theo đó, ngày 06/07/2023, Vinamilk công bố bộ nhận diện mới, và điều này đã tạo ra một cơn sốt cho người tiêu dùng và cả những nhà đầu tư vào công ty.
Vinamilk được thành lập năm 1976, và sau hơn 47 năm phát triển, Vinamilk hiện đứng thứ vị trí Top 1 danh sách các công ty F&B niêm yết với quy mô vốn hóa thị trường đạt khoảng 7 tỷ USD (141,280 tỷ VND) và hiện được Forbes Vietnam định giá giá trị thương hiệu ở mức 3 tỷ USD, theo số liệu Vinamilk cung cấp. Trước đó, năm 2022, Vinamilk cũng thuộc Top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, xếp thứ 6 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu với định giá 2.8 tỷ USD và được đánh giá là thương hiệu tiềm năng nhất toàn cầu (2022).
Mặt khác, cũng trong thời gian công bố nhận diện thương hiệu mới, VNM ghi nhận kết quả kinh doanh quý II/2023 đảo chiều tích cực và cũng là quý đầu tiên ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương svck kể từ đầu năm 2021. Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất quý II đạt 15,213 tỷ đồng, tăng 1.7% so với cùng kỳ và tăng 9.0% so với quý trước; và lợi nhuận sau thuế đạt 2,229 tỷ đồng, tăng 6.0% so với cùng kỳ và tăng 16.9% so với quý trước. Như vậy, cùng với việc ra mắt nhận diện thương hiệu mới, cổ phiếu VNM cũng ghi nhận chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp lên mức cao nhất trong 3 tháng, tăng hơn 12% thị giá kể từ đáy hồi giữa tháng 06/2023. Theo đó, giá trị vốn hóa tương ứng tăng thêm gần 17,000 tỷ đồng sau khoảng 3 tuần.
Nguồn: fireant
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.