Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Các loại khởi nghiệp và mô hình kinh doanh

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Có nhiều 4 loại khởi nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu như Mở rộng (builder), Cơ hội (Oppotunistics), Kiến tạo (Innovator) và Chuyên môn (Specialist)

    - Tương tự các mô hình khởi nghiệp cũng khác nhau tùy vào đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu riêng của nhà khởi nghiệp.

    4 kiểu nhà khởi nghiệp

    Nhà khởi nghiệp mở rộng

    Các nhà khởi nghiệp mở rộng (Builder) hướng tới việc khởi tạo một mô hình kinh doanh có thể tăng trưởng nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Họ sẽ cố gắng xây dựng nền tảng doanh nghiệp vững chắc bằng cách tuyển dụng những nhân tài giỏi nhất và tìm kiếm những nhà đầu tư tốt nhất để rót vốn cho họ. Đôi khi, họ có những suy nghĩ đột phá phù hợp với sự phát triển nhanh chóng mà họ mong muốn, nhưng điều này có thể khiến họ gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và kinh doanh.

    Nhà khởi nghiệp cơ hội

    Nhà khởi nghiệp cơ hội (Opportunist) là những người lạc quan, với các đặc điểm như: khả năng tìm ra các cơ hội về nguồn tài trợ, tham gia thị trường vào đúng thời điểm, biết cách duy trì sự tăng trưởng và dịch chuyển sang một lĩnh vực mới khi mô hình kinh doanh hiện tại đã chạm đỉnh.

    Những nhà khởi nghiệp này quan tâm đến lợi nhuận ròng và xây dựng sự giàu có, vì vậy họ sẽ bị thu hút bởi những ý tưởng mà họ cho rằng có thể tạo ra thu nhập vượt trội hoặc sự đổi mới. Bởi vì họ là những người tìm kiếm những cơ hội vào thời điểm thích hợp, nên họ có thể đôi chút vội vàng và bốc đồng.

    Nhà khởi nghiệp đổi mới

    Nhà khởi nghiệp đổi mới (Innovator) là những người nghĩ ra ý tưởng hoặc sản phẩm có bước đột phá mà trước đây chưa ai nghĩ đến. Những ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như Thomas Edison, Steve Jobs và Mark Zuckerberg. Họ là những người đã làm việc vì những gì họ yêu thích và tìm thấy cơ hội kinh doanh từ tầm nhìn và những ý tưởng của họ.

    Thay vì tập trung vào lợi nhuận đem lại, các nhà khởi nghiệp đổi mới có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến tác động của sản phẩm và dịch vụ của họ đem đến cho xã hội. Họ có thể không phải là người giỏi nhất trong việc điều hành doanh nghiệp vì bản thân họ là những người đưa ra ý tưởng, vì vậy họ thường giao việc điều hành cho những người có kinh nghiệm hơn.

    Người khởi nghiệp có chuyên môn

    Nhà khởi nghiệp có chuyên môn (Specialist) là những người này thích phân tích và không thích rủi ro. Họ nắm vững được các kỹ năng chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể, thông qua việc học tập hoặc được đào tạo. Một nhà khởi nghiệp chuyên môn sẽ xây dựng công việc kinh doanh của họ thông qua mạng lưới xã hội và sự giới thiệu. Đôi khi doanh nghiệp họ nắm giữ sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với một nhà khởi nghiệp mở rộng.

    4 loại doanh nghiệp khởi nghiệp

    Doanh nghiệp nhỏ

    Doanh nghiệp nhỏ đề cập đến việc khởi nghiệp một doanh nghiệp có quy mô nhỏ thay vì trở thành một tập đoàn lớn hoặc bao gồm nhiều chuỗi. Một nhà hàng tại một con phố hay một cửa hàng bán lẻ hàng hóa là những ví dụ tiêu biểu về tinh thần khởi sự của doanh nghiệp nhỏ. Những người này thường đầu tư tiền riêng của họ, hoặc đi vay nếu cần, vào doanh nghiệp và thường không nhận vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài.

    Doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng vượt bậc

    Đây là những công ty bắt đầu với một ý tưởng độc đáo và có thể được xây dựng lên quy mô lớn. Nếu đạt được thành công nhờ việc sáng kiến một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo nào đó, họ sẽ tiếp tục phát triển công ty và mở rộng quy mô theo thời gian. Loại công ty này thường cần đến nhiều nhà đầu tư cùng với số vốn lớn để phát triển ý tưởng cũng như mở rộng sang nhiều thị trường.

    Doanh nghiệp lớn

    Tinh thần khởi sự của một công ty lớn đến từ việc thành lập một bộ phận kinh doanh mới trong công ty đó. Công ty hiện tại có thể có vị trí thuận lợi để mở rộng sang các lĩnh vực khác hoặc có thể có điều kiện hơn để tiếp cận với công nghệ mới. Ban lãnh đạo của các công ty này có thể kỳ vọng về một lĩnh vực mới trong tương lai, từ đó đưa ra ý tưởng đột phá để công ty thiết lập một bộ phận, công ty con có thể thử nghiệm hoạt động kinh doanh mới.

    Doanh nghiệp mang tính xã hội

    Mục tiêu của doanh nghiệp xã hội là tạo ra lợi ích cho xã hội và cộng đồng thông qua các sản phẩm và dịch vụ của họ. Các hoạt động kinh doanh của họ không bị thúc đẩy bởi lợi nhuận kỳ vọng mà là giúp đỡ cộng đồng xung quanh.



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán