Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vai trò của khởi nghiệp trong nền kinh tế

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Các công ty khởi nghiệp có thể hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình bằng cách tạo một công ty mới, một sản phẩm mới.  

    - Các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra việc làm và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.

    Khái niệm về nhà khởi nghiệp

    Nhà sáng lập của một công ty khởi nghiệp tạo ra một doanh nghiệp mới, chịu toàn bộ những rủi ro của doanh nghiệp và cũng là người nhận được các thành quả khi doanh nghiệp phát triển tốt. Quá trình thành lập một doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp.

    Các nhà sáng lập cộng ty khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong một nền kinh tế. Họ tận dụng các kỹ năng và sáng kiến cần thiết để dự đoán nhu cầu của nền kinh tế trong tương lai, từ đó đưa những ý tưởng mới vào thị trường. Tinh thần khởi sự đã chứng minh cho những thành công đạt được, từ việc chấp nhận rủi ro khi thành lập công ty cho đến việc nhận được khoản lợi nhuận mong muốn và cơ hội phát triển.

    Tinh thần khởi nghiệp trong nền kinh tế

    Đóng góp chính

    Theo các nhà kinh tế học, một nhà khởi nghiệp đóng vai trò như một người điều phối trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Họ tận dụng, vận hành và phân bổ các nguồn lực, bao gồm dòng vốn, để đạt được các cơ hội đem lại lợi nhuận tiềm năng.

    Trong một thị trường có nhiều sự không chắc chắn, chính các nhà khởi nghiệp là những người tiên phong, điều hướng mọi người trong những sự bất định. Trong phạm vi chủ nghĩa tư bản, các doanh nhân khai phá thị trường một cách hiệu quả, đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

    Thúc đẩy nền kinh tế chung

    Nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp có tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội theo nhiều cách.

    Các nhà khởi nghiệp bắt đầu bằng cách tạo ra các doanh nghiệp mới. Từ đó, tạo ra nhu cầu tiêu dùng, đầu tư hay kinh doanh mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Ví dụ, khi hàng loạt các công ty công nghệ bắt đầu xuất hiện vào những năm 90, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan, như nhà cung cấp dịch vụ tổng đài và thiết bị phần cứng, cũng bắt đầu phát triển theo để đáp ứng nhu cầu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ.

    Khởi nghiệp cũng đóng góp một phần vào tổng thu nhập quốc dân. Các doanh nghiệp hiện tại có thể bị giới hạn trong phạm vi hoạt động của họ và khó có sự bứt phá trong lợi nhuận. Ngược lại, các mô hình khởi nghiệp mang lại các sản phẩm hoặc công nghệ mới, nhờ đó hình thành một thị trường mới và góp phần tạo ra của cải cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp tạo việc làm và nâng mức thu nhập trung bình của người lao động, qua đó đóng góp vào ngân sách quốc gia, cho phép chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cộng đồng.

    Khởi nghiệp cũng góp phần giúp thay đổi xã hội. Bởi họ thường có những sáng kiến phá vỡ các mô hình truyền thống – phát minh ra các sản phẩm độc đáo, cải tiến giúp giảm sự phụ thuộc vào những thứ hiện có, đôi khi là lỗi thời. Ví dụ, điện thoại thông minh và các ứng dụng mà chúng mang lại đã cách mạng hóa hoàn toàn cách chúng ta làm việc và giải trí.

    Một số thách thức nổi bật

    Nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng của các hoạt động khởi nghiệp quá đà có thể cản trở phát triển kinh tế. Bởi nếu tinh thần khởi nghiệp không được quản lý phù hợp, có thể dẫn đến việc thị trường vận hành thiếu công bằng và gây ra hiện tượng tham nhũng.

    Đặc biệt là sự xuất hiện của quá nhiều nhà khởi nghiệp, doanh nhân có thể tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Theo kinh tế kỹ thuật, những nhà khởi nghiệp làm gián đoạn quá trình hướng tới trạng thái cân bằng ổn định của nền kinh tế chung.

    Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

    Nhìn chung, tinh thần khởi nghiệp là một động lực quan trọng của sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và kinh doanh là một phần lớn trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của nhiều địa phương và quốc gia.

    Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một tâm điểm sáng trong lĩnh vực khởi nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2021, tổng số vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt đã đạt con số kỷ lục hơn 1.4 tỷ đô la. Tuy nhiên, vào năm 2022, con số này đã giảm xuống còn 634 triệu đô la, chủ yếu do ảnh hưởng phức tạp từ đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn xếp thứ ba trong số các thương vụ và thứ tư về quy mô vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Đông Nam Á trong năm 2022.

    Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đã tích cực hỗ trợ lĩnh vực này, điển hình như phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025". Theo đó, đến năm 2025:

    - Hỗ trợ phát triển 2,000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

    - Hỗ trợ phát triển 600 doang nghiệp đổi mới sáng tạo;

    - 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2,000 tỷ đồng.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán