Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chính sách tiền tệ của Fed 2024 ảnh hưởng Việt Nam

Nội dung

    Điểm nhấn chính :

    - Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và những ảnh hưởng của nó đến các nước liên quan.

    - Tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm qua: cơ hội và thách thức từ chính sách tiền tệ của Fed.

    Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 

    Dưới tác động của tình hình kinh tế xã hội, điển hình là cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang hoành hành đã gây nên không ít khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu nói riêng và thị trường Mỹ nói chung. Để kìm hãm tốc độ lạm phát cao nhất trong bốn thập kỷ vừa qua, Fed đã đưa ra quyết định tăng mức lãi suất chạm mốc 5.5% từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023. Với chính sách thắt chặt tiền tệ, Fed phần nào cũng làm “hạ nhiệt” tình hình lạm phát của Mỹ trong giai đoạn khắc phục hậu quả sau COVID-19 với tốc độ tăng trưởng của 3 quý đầu năm cao hơn sản lượng tiềm năng lần lượt là 2.2% (quý I/2023); 2.1% (quý II/2023) và 4.9% (quý III/2023). Song, chính sách tăng lãi suất này cũng là con dao hai lưỡi được phản ánh qua dấu hiệu tăng trưởng chậm từ quý IV/2023 và được dự báo sẽ tăng trưởng chậm ở mức 1.4% nhưng sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2025 với con số dự báo là 1.8% và đạt mức 1.9% vào năm 2026, sau đó sẽ giữ mức tăng trưởng ổn định hằng năm trong dài hạn là 1.8%.

    Ngoài ra, mặc dù FOMC đánh giá rằng những rủi ro trong việc hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra đang dần đạt đến trạng thái cân bằng, Ủy ban thị trường mở Liên bang vẫn hết sức chú trọng đến rủi ro lạm phát với mong muốn chạm đến mức lạm phát 2%. Do đó, dự kiến phải đến năm 2025, 2026, lạm phát mới quay về mức lạm phát mục tiêu. Fed cho biết sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024 với mong muốn đưa lãi suất của họ xuống khoảng 2.9% vào năm 2026 và trong dài hạn lãi suất sẽ ở mức là 2.5%. Trước thềm cuộc họp của Hội đồng Chính sách tiền tệ, nhiều ngân hàng lớn đã dự báo là Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất từ giữa năm 2024.

    Sức ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của Fed lên các quốc gia đang phát triển

    1. Tác động đến tỷ giá hối đoái

    Dưới chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, mức lãi suất của nền kinh tế Mỹ đã chạm mốc kỷ lục lên đến 5.5% trong năm 2023 đã thu hút không ít dòng tiền đầu tư từ nước ngoài đổ sang Mỹ. Do đó, thị trường mới nổi phải hứng chịu dòng vốn chảy ra ngoài làm cho đồng tiền của thị trường này bị mất giá so với USD. Từ đó, việc tăng lãi suất từ Fed cũng gây không ít thử thách trong các quá trình ngăn chặn dòng tiền mất giá của các quốc gia ngoài Mỹ. 

    2. Tác động đến tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia khác

    Tuy nhiên, bỏ qua những tác động tiêu cực chính sách tăng lãi suất của Fed, tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia mới nổi được kích cầu đáng kể do giá cả của hàng nước ngoài trở nên “mềm” hơn trong mắt người tiêu dùng Mỹ. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể nâng cao doanh thu của mình. Đồng thời, do sức mạnh của đồng đô la Mỹ làm cho hàng Mỹ trở nên đắt đỏ đối với thị trường nước ngoài, nên nhu cầu dùng hàng nội địa của các quốc gia mới nổi cũng được cải thiện nhiều hơn.

    3. Tác động đến khả năng thanh khoản nợ quốc gia

    Các thị trường mới nổi thường bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất ở Hoa Kỳ và sự tăng giá của đồng đô la. Nợ phải trả bằng đô la Mỹ tại các ngân hàng toàn cầu đã tăng đều và giữ ở mức cao nhất trong số các loại tiền tệ quốc tế lớn, với số dư hơn 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021.

    Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi, những quốc gia thường xuyên chịu thâm hụt thương mại, bù đắp cho thâm hụt tài khoản của mình bằng cách xây dựng các khoản nợ bằng đồng đô la. Trong trường hợp lãi suất ở Mỹ tăng trong khi đồng đô la lên giá, tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia đang phát triển và Hoa Kỳ ngày càng mở rộng. Kết quả là, khoản nợ bằng đồng đô la của các quốc gia đang phát triển tăng lên và trở nên không thể quản lý được.

    Tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay

    1. Tăng trưởng GDP nhờ tình hình xuất nhập khẩu 

    Năm 2023, theo số liệu của Cục thống kê Việt Nam, chỉ số GDP của Việt Nam đạt mức 5.05%; tốc độ tăng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đạt 3.25%; tăng trưởng tín dụng đạt 13.71%. Với kết quả trên, nền kinh tế Việt Nam được xem là đã đứng vững và vượt qua khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp hiện nay và cũng dần khẳng định vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới.

    Song, tại Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá năm 2023 Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mức tăng trưởng GDP tuy đạt được như vậy nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính xuất phát từ vốn đầu tư của xã hội và năng suất lao động bình quân còn thấp. Do vậy, để đạt được tăng mục tiêu tăng trưởng đề ra năm 2024, chính phủ Việt Nam cần đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tăng cường vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, đồng thời cũng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đem lại hiệu suất lao động cao.

    2. Thị trường tín dụng và thị trường tài chính còn ảm đạm

    Thị trường bất động sản trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và trái phiếu bất động sản vẫn đang là những nút thắt trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 của Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu vay từ các doanh nghiệp cũng đang suy giảm bởi nhiều doanh nghiệp phải chịu áp lực trả nợ đáo hạn trái phiếu lớn trong khi khả năng trả nợ thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng.

    3. Tỷ giá hối đoái USD/VND đang dần được cải thiện

    Với những kết quả tích cực từ doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tỷ giá USD/VND thời điểm đầu năm 2023 được Ngân hàng Nhà nước niêm yết mua vào, bán ra là 23,450 – 24,780, thời điểm cuối năm 2023, mức tỷ giá đã có sự thay đổi là 23,400 – 25,009. Bên cạnh đó, một điểm nhấn trong năm 2023 là nguồn vốn FDI cao nhất kể từ năm 2020 đổ vào Việt Nam đã phần nào giảm áp lực lên tỷ giá khi lãi suất Mỹ tăng.

    Chính sách tiền tệ của Fed ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam  

    Mặc dù lãi suất mà Fed đang đưa ra vẫn ở mức cao, dự kiến giảm lãi suất của Fed giữa năm 2024 sẽ xoa dịu bớt áp lực lên tỷ giá của Việt Nam. Với liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Do vậy, chính sách tiền tệ của Fed trong năm 2024 tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tập trung đạt được hai mục tiêu bao gồm cố định tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ độc lập; song cũng bị hạn chế về tự do luân chuyển hàng hóa do lãi suất giảm.

    Trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, với ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

    Kết luận

    Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thêm thời gian để điều chỉnh, ban hành những chính sách phù hợp với đặc thù tình hình kinh tế riêng nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề từ đại dịch COVID kéo dài. Tuy nhiên, nó cũng gây nên nhiều thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nâng cao tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát; tận dụng những điểm mạnh trong ngoại giao, kí kết các Hiệp định, Hiệp ước quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cơ cấu lại đầu tư công, nhất là vốn vay nước ngoài để đảm bảo tính hiệu quả có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán