Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là một hệ thống kinh tế và chính trị trong đó các phương tiện sản xuất và các doanh nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu và quản lý tư nhân để tạo ra lợi nhuận. Chủ nghĩa này phụ thuộc vào quyền sở hữu tư nhân, tạo ra động lực khuyến khích đầu tư và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Để các cá nhân hoặc doanh nghiệp triển khai vốn của mình một cách tự tin, phải tồn tại một hệ thống bảo vệ quyền hợp pháp của họ. Một xã hội tư bản dựa vào việc sử dụng hợp đồng, xử lý công bằng để tạo điều kiện thuận lợi và thực thi các quyền sở hữu tư nhân này.

Chủ nghĩa này đem lại một số lợi ích như sau 

- Phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn: Lao động và sản xuất tuân theo lượng cầu của thị trường.  

- Cạnh tranh dẫn đến giá cả thấp hơn: Các nhà tư bản đang cạnh tranh với nhau và do đó sẽ tìm cách tăng lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí lao động và nguyên vật liệu. Dẫn đến giá cả bán ra cũng sẽ thấp hơn, có lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. 

- Tiền lương và mức sống chung tăng lên: Tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản tăng lên nhờ sự hình thành các công đoàn. Ngày càng có nhiều hàng hóa tốt hơn được nhiều người dân tiếp cận với giá rẻ hơn, nâng cao mức sống theo những cách mà trước đây không thể tưởng tượng được.  

- Thúc đẩy đổi mới và phát minh: Trong chủ nghĩa tư bản, bất bình đẳng là động lực khuyến khích đổi mới, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng mang lại một số bất lợi  Tạo ra xung đột giai cấp cố hữu giữa vốn và lao động:

- Trong khi các nhà tư bản được hưởng tiềm năng lợi nhuận cao thì người lao động có thể bị bóc lột sức lao động của mình với mức lương luôn bị giữ ở mức thấp hơn giá trị thực của công việc đang được thực hiện.  

- Tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội rất lớn: Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, cũng như bất bình đẳng xã hội.

- Có thể khuyến khích tham nhũng và chủ nghĩa tư bản thân hữu nhằm theo đuổi lợi nhuận: Chủ nghĩa tư bản có thể khuyến khích tham nhũng phát sinh từ chủ nghĩa thiên vị và mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nhân và nhà nước.  

- Tạo ra những tác động tiêu cực như ô nhiễm: Chủ nghĩa tư bản thường dẫn đến một loạt các tác động ngoại vi tiêu cực, chẳng hạn như ô nhiễm không khí và tiếng ồn, và những chi phí này do xã hội chi trả chứ không phải người tạo ra hiệu ứng đó.