Đông Nam Á dẫn đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử
26/04/23
Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ hai liên tiếp, và là một trong ba quốc gia Đông Nam Á đứng đầu danh sách chấp nhận tiền điện tử năm 2022. “Việt Nam cho thấy sức mua và việc áp dụng được điều chỉnh theo dân số đối với các công cụ tiền điện tử tập trung, DeFi (tài chính phi tập trung) và P2P (ngang hàng), cực kỳ cao”, báo cáo cho biết.
Vào cuối năm 2020, đại diện của Huobi Global tại Việt Nam cho biết rằng có khoảng 10 triệu người dùng tại Việt Nam đang tham gia vào thị trường tiền điện tử. Và theo “Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022”, con số đó đã tăng lên 16.6 triệu nhà đầu tư sở hữu tiền điện tử, với 31% nắm giữ bitcoin, đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan.
Việt Nam có hơn 200 dự án Blockchain đang hoạt động
Theo “Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022”, Việt Nam có hơn 200 dự án blockchain đang hoạt động. Các dự án blockchain này chủ yếu tập trung vào tài chính phi tập trung (DeFi), token không thể thay thế (NFT), Web 3, cơ sở hạ tầng mạng lưới, ví điện tử, GameFi (sự kết hợp giữa trò chơi điện tử và tài chính phi tập trung) và các dự án khác.
Trong số 200 dự án này, game và vũ trụ ảo (metaverse) chiếm 28.8%, DeFi: 26.0%, NFT: 12.4%, cơ sở hạ tầng: 11.3% và Web3: 5.1%.
Một số dự án nổi bật gồm Axie Infinity, Kyber Network, Coin98, Rikkei Finance, Spores, Titan Hunters, TomoChain, SotaTek, v.v. Theo báo cáo, Việt Nam có 10/200 công ty có vốn hóa trên 100 triệu USD với sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
Tính đến cuối năm 2022, Axie có vốn hóa thị trường mã hóa là 790 triệu đô la, là quy mô lớn nhất trong thị trường điện tử của cả nước. Các dự án khác trong danh sách là Kyber Network: 87 triệu USD và Coin98 với 36.4 triệu USD. 3 dự án này từng đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD, khi mà thị trường crypto bùng nổ mạnh vào năm 2021. Ngoài ra, cũng theo báo cáo, có 7 trong số 200 công ty blockchain hàng đầu thế giới được thành lập bởi người Việt Nam.
Tiền điện tử tiếp tục phát triển ở Việt Nam
Lĩnh vực tiền điện tử tại Việt Nam đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế hoạt động của các nhà đầu tư với loại tài sản này.
Vào năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Trung ương Việt Nam, tuyên bố rằng họ không chấp nhận tài sản tiền điện tử là tiền tệ cũng như phương tiện thanh toán hợp pháp trong nước. Đồng thời, cơ quan quản lý đã cấm các tổ chức và công dân trong nước đầu tư, nắm giữ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền điện tử.
Theo dự báo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2.5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.
Chất xúc tác trong thị trường crypto: Gaming
Theo khảo sát (2022) của công ty dịch vụ tài chính Finder cho thấy, khoảng 25% người Philippines và 23% người Việt Nam đang tham gia vào các trò chơi “chơi để kiếm tiền thật”. Điển hình như là, nhà phát triển trò chơi trực tuyến bom tấn một thời, Axie Infinity, có trụ sở tại Việt Nam và thành công rực rỡ của trò chơi này trong nửa đầu năm 2022 đã truyền cảm hứng cho nhiều công ty khởi nghiệp trò chơi tiền điện tử cố gắng đến Việt Nam và tìm kiếm sự thành công tương tự.
Axie Infinity, một trò chơi thú cưng kỹ thuật số nơi người chơi nuôi, trao đổi và chiến đấu với các sinh vật ảo bằng cách sử dụng NFT để làm tài sản giao dịch trong trò chơi. Nó đã trở nên cực kỳ phổ biến vào đầu năm 2022, đặc biệt là ở Philippines, người chơi thậm chí có thể kiếm tiền nhiều hơn trong trò chơi này so với mức lương trung bình của đất nước. Theo CoinDesk, thậm chí có những người chơi đã sử dụng tiền lãi từ trò chơi để trả học phí cho con cái và thậm chí mua bất động sản.
Mức độ phổ biến của Axie Infinity bắt đầu giảm vào tháng 3/2022, khi các hacker Triều Tiên tấn công vào công nghệ được Axie sử dụng để giúp trò chơi hoạt động nhanh hơn và lấy đi 625 triệu USD tài sản. Mặc dù sau đó chính phủ Hoa Kỳ đã vào cuộc và giúp thu hồi được 30 triệu USD. Và đến tháng 9/2022, số lượng người chơi giảm chỉ còn gần khoảng 1/3 so với hồi đầu năm.
Hầu hết các công ty phát triển trò chơi tiền điện tử hàng đầu trong bảng xếp hạng năm 2022 đều nằm ở khu vực Trung và Nam Á và Châu Đại Dương (CSAO). Chainalysis cho biết trò chơi dựa trên NFT rất phổ biến và là yếu tố mạnh mẽ thu hút người dùng mới sử dụng tiền điện tử trong khu vực. “Các trang web liên quan đến NFT chiếm phần lớn lưu lượng truy cập web liên quan đến lĩnh vực DeFi ở hầu hết mọi quốc gia trong CSAO.”
Nhìn chung, CSAO đang trở thành “một trung tâm cho sự đổi mới trong lĩnh vực giải trí dựa trên blockchain”. Khu vực này là trụ sở của rất nhiều nhà phát triển Web3 Polygon, nhà phát triển trò chơi Immutable X, Stepn và Sky Mavis, người tạo ra Axie Infinity.
Cầu nối cho dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới
Kiều hối (chuyển tiền xuyên biên giới) là một động cơ khác thu hút người dùng đến với tiền điện tử. Ở Việt Nam và Philippines, cả hai đều có một bộ phận khá lớn dân số làm việc tại nước ngoài, và kiều hối là nguồn thu nhập thiết yếu. Theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối chiếm 5% và 9.6% GDP lần lượt của Việt Nam và Philippines. Các dịch vụ gửi tiền quốc tế truyền thống như Western Union có phí chuyển tiền khá cao, do vậy mà các đồng tiền ảo ổn định (stablecoin) được xem là một giải pháp thay thế mang tính khả thi. Cụ thể, người dùng có thể mua bất kỳ stablecoin nào trên ứng dụng giao dịch DeFi của họ và chuyển chúng cho một người dùng khác, ở bất kỳ nơi đâu, và chỉ cần trả một phí giao dịch nhỏ mà không cần tính đến phí chuyển đổi tiền tệ hay các phí khác.
Tóm tắt
- Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng người sử dụng tiền điện tử đông đảo với hơn 16.6 người tính đến cuối năm 2022.
- Việt Nam có 10 công ty trong số 200 công ty trong thị trường mã hóa có vốn hóa trên 100 triệu USD với sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
- Với sự bùng nổ của công nghệ tài chính hiện nay, giao dịch tiền điện tử dự kiến sẽ là triển vọng lớn mạnh trong tương lai ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.