Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Thanh khoản thị trường và những tác động của nó

Nội dung

    Điểm nhấn chính:  

    - Thanh khoản thị trường đề cập đến khả năng các giao dịch được thực hiện và sự ổn định của giá cả trong một thị trường nhất định. 

    - Rủi ro thanh khoản thị trường là rui ro không có nhiều giao dịch, người mua đối với một loại tài sản, dẫn đến giảm giá thị trường của tài sản này. 

    - Nhà đầu tư cần đánh giá rủi ro thanh khoản thị trường trước khi mua một loại tài sản  

    Thanh khoản thị trường là gì? 

    Thanh khoản thị trường (Market lquidity) đề cập đến khả năng các giao dịch mua bán một loại tài sản  như bất động sản, chứng khoán hoặc các loại tài sản khácđược thực hiện một cách dễ dàng và với giá cả của tài sản có sự ổn định.  

    Các thị trường có tính thanh khoản cao sẽ có hoạt động giao dịch thường xuyên và chênh lệch giá mua-bán (bid-ask spread) sẽ hẹp hơn; điều này cho phép giao dịch được hiệu quả hơn. Trong khi thị trường kém thanh khoản sẽ có ít người tham gia hơn và có mức chênh lệch giá mua bán rộng hơn, khiến việc giao dịch trở nên khó khăn.  Nhà đầu tư cần hiểu và đánh gia rui ro thanh khoản thị trường trước khi quyết định  mua một loại tài sản.

    Rủi ro thanh khoản thị trường là gì? 

    Rủi ro thanh khoản thị trường là một phần của rủi ro thị trường, cụ thể là nếu một tài sản không có khả năng được bán ra một cách dễ dàng thì giá thị trường của nó sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, thường theo chiều hướng giảm. 

    Rủi ro này phụ thuộc vào sự cân bằng giữa cung và cầu của một tài sản cụ thể trên thị trường. Nếu cả cung và cầu đều dồi dào, tài sản đó sẽ được mua hoặc bán mà không gây ra biến động đáng kể đến giá. Tuy nhiên, nếu thiếu người tham gia giao dịch hoặc nếu số người tham gia mua hoặc bán tăng đột ngột, thanh khoản của tài sản đó có thể cạn kiệt, khiến việc thực hiện giao dịch ở mức giá mong muốn trở nên khó khăn hơn. 

    Các yếu tố chính khác góp phần vào rủi ro thanh khoản thị trường bao gồm: 

    - Loại tài sản: Các tài sản khác nhau, như cổ phiếu, tiền tệ hoặc trái phiếu, có mức thanh khoản khác nhau. Nếu thanh khoản của một tài sản cụ thể có biến động mạnh, nó có thể gây rủi ro lan rộng đến cả một thị trường chung. 

    - Điều kiện thị trường: Trong thời kỳ bất ổn hoặc khủng hoảng kinh tế, các nhà giao dịch có thể trở nên thận trọng hơn, dẫn đến giảm hoạt động giao dịch và khiến thanh khoản sụt giảm. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế ổn định, thanh khoản có thể cao hơn. 

    - Hiệu ứng domino: Một sự kiện quan trọng có thể gây ra phản ứng dây chuyền làm gián đoạn hoạt động bình thường của thị trường, dẫn đến giảm thanh khoản. 

    - Hiệu ứng gợn sóng (Ripple effect): Một sự kiện xảy ra gây tác động gián tiếp lây lan đến các thành phần khác tưởng chừng như không có liên quan gì đến sự kiện đó. Ví dụ, nếu một thị trường/tài sản  lớn gặp vấn đề về thanh khoản, nó có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư tìm kiếm thanh khoản ở các thị trường/ tài sản khác.   

    Tại sao nhà đầu tư nên đánh giá rủi ro thanh khoản thị trường? 

    Rủi ro thanh khoản thị trường có thể có tác động lớn đối với các nhà đầu tư. 

    - Rủi ro giao dịch: Các nhà đầu tư có thể không thể mua hoặc bán tài sản ở một mức giá mong muốn, điều này dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư. 

    - Tác động giá: Giao dịch một lượng lớn tài sản kém thanh khoản có thể gây tác động đáng kể lên giá thị trường của chúng, dẫn đến khả năng giá bị đẩy lên quá cao hoặc xuống quá thấp. 

    - Biến động: Chỉ cần một vài các giao dịch lớn cũng có thể đủ để tác động đến giá, do vậy mà thị trường kém thanh khoản thường có những biến động thất thường. 

    - Quản tri rủi ro thị trường: Các rủi ro trên tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới cách quản lý rủi ro của các nhà đầu tư, đặ biệt là các tổ chức đầu tư và nhà quản lý quỹ với các danh mục đầu tư lớn. 

    Để quản trị rủi ro thị trường, các nhà đầu tư và nhà giao dịch nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tích thị trường kỹ lưỡng và xem xét các tác động tiềm ẩn của thay đổi thanh khoản đối với chiến lược đầu tư của họ.     


    Đo lường rủi ro thanh khoản thị trường 

    Các chỉ số và thước đo được sử dụng để đánh giá rủi ro thanh khoản thị trường có thể bao gồm: 

    1. Chênh lệch giá mua-bán

    Chênh lệch giá  mua-bán là chênh lệch giữa mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả (giá mua) và mức giá thấp nhất mà người bán chấp nhận (giá bán)  mua chứng khoán. Mức chênh lệch giá mua-bán hẹp hơn thường cho thấy tính thanh khoản cao hơn. Ngược lại, mức chênh lệch rộng hơn cho thấy tính thanh khoản thấp hơn, vì sẽ khó khăn hơn để tìm các bên sẵn sàng giao dịch theo giá thị trường hiện hành. 

    2. Khối lượng và vòng quay khối lượng

    Khối lượng giao dịch là tổng số lượng cổ phiếu, hoặc chứng khoán, được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi vòng quay khối lượng là tỷ lệ tổng khối lượng giao dịch trên tổng số cổ phiếu, hoặc chứng khoán, đang lưu hành trên thị trường. Khối lượng giao dịch và vòng quay khối lượng cao là dấu hiệu của tính thanh khoản cao, vì khối lượng giao dịch cao hơn cho thấy mức độ hoạt động trên thị trường của cổ phiếu đó lớn hơn, và ngược lại. Các nhà đầu tư thường sử dụng khối lượng giao dịch để xác nhận sự tồn tại hoặc tiếp tục của một xu hướng (tăng/giảm), hoặc một xu hướng đảo ngược. 

    3. Độ sâu thị trường

    Độ sâu thị trường đề cập đến số lượng lệnh giao dịch ở các mức giá, hoặc điểm số, khác nhau. Một thị trường được cho là sâu (deep) là khi nó có một số lượng các lệnh mua và bán ở các mức giá khác nhau đáng kể, cho thấy thanh khoản dồi dào. Ngược lại, một thị trường nông hơn sẽ có ít lệnh giao dịch hơn và có khả năng dễ bị sốc thanh khoản bởi một vài giao dịch lớn. Các nhà giao dịch thường nhìn vào sổ lệnh để đánh giá độ sâu thị trường và dự đoán biến động giá tiềm năng.   

    Ví dụ về rủi ro thanh khoản thị trường – Sillicon Valey Bank 

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Mỹ, đã cho các ngân hàng nước họ vay tổng cộng 164.8 tỷ USD sau sự sụp đổ của SVB, nhằm tránh khỏi khủng hoảng thanh khoản lan rộng trong lĩnh vực tài chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ví dụ SVB trong bài Tính thanh khoản của tài sản.   

    Cổ phiếu SVB Financial lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại ngân hàng tháo chạy

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của SVB ngày 9/3 đã sụt giảm tới 153% (từ 268 USD xuống 106 USD/cổ phiếu), mức giảm đáng kể nhất trong hơn 3 thập kỷ, khiến SVB mất 9.58 tỷ USD vốn hóa thị trường. 

    Sự sụt giảm của SVB cùng với tâm lý lo lắng của giới đầu tư đối với ngành ngân hàng đã kích hoạt hiệu ứng domino. Theo đó, 18 ngân hàng tạo nên chỉ số ngân hàng S&P 500 đã sụt giảm mạnh và bốc hơi 80 tỷ USD giá trị thanh khoản, hay vốn hóa, trong một ngày. 

    Cổ phiếu ngân hàng trên toàn thế giới cũng bị ảnh hưởng. Thị trường châu Âu mở cửa thấp hơn vào ngày 10/03, do cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng bị bán tháo, giảm mạnh 4.2% ngay sau khi thị trường mở phiên.  

    Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ, mà cả các thị trường khác cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thị trường. Vấn đề này được tạo ra bởi sự mất cân bằng giữa nhu cầu giao dịch mua và bán, trong đó vị thế của người bán lớn hơn nhiều so với cầu mua trên thị trường và do hiệu ứng domino trong ngành ngân hàng khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều mất giá.  

    Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng này cũng dẫn đến việc thiếu tín dụng ngắn hạn và tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng. Việc vay từ các tổ chứ tài chính trở nên khó khăn hơn đồng nghĩa với việc khối lượng giao dịch có xu hướng giảm do nhu cầu đầu tư giảm. Đây là một dạng rủi ro thị trường làm suy yếu nền kinh tế và tăng khả năng suy thoái và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. 

    Rui ro thanh khoản là một trong những rui ro chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và dòng tiền. Nhà đầu tư cần quản trị rui ro thị trường bằng cách đánh giá rủi ro thanh khoản thị trường một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành mua một loại tài sản. Việc đánh giá rủi ro thanh khoản thị trường bao gồm việc phân tích thanh khoản trong cả những tính xuồng xấu nhất, bao gồm khủng hoảng kinh tế, để có thể có quyết định chính xác. 


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán