Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Lý thuyết Dow và ứng dụng trên TTCK

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Lý thuyết Dow là một phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến, nhằm xác định xu hướng của thị trường, kiến thức cơ bản chứng khoán. 

    - Không phải lúc nào lý thuyết Dow cũng chính xác vì không xét đến các yếu tố như kinh tế vĩ mô, bối cảnh ngành, v.v.  

    Kiến thức cơ bản chứng khoán - Lý thuyết Dow là gì?

    Lý thuyết Dow là một phương pháp phân tích kỹ thuật nhằm giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng tăng giảm của thị trường, của giá từng cổ phiếu, qua đó hỗ trợ nhà đầu tư xác định thời điểm mua/bán, và điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.

    Theo lý thuyết Dow, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá khi một trong những chỉ số trung bình của nó đang tăng trên mức cao được ghi nhận trước đó, và ngược lại. Nói cách khác, nếu thị trường đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống, nó sẽ tiếp tục xu hướng đó.  

    Lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết Dow

    Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles Henry Dow, ông là một nhà báo người Mỹ. Ông phát minh ra Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và phát triển một loạt nguyên tắc để hiểu và phân tích hành vi thị trường mà sau này được gọi là lý thuyết Dow, nền tảng cho phân tích kỹ thuật.

    Theo Dow, thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cậy của nền kinh tế tổng thể. Do đó, bằng cách phân tích thị trường tổng thể, nhà đầu tư có thể xác định các xu hướng quan trọng của thị trường cũng như hướng đi của từng cổ phiếu.

    Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

    Lý thuyết Dow là một tập hợp 6 nguyên lý được dùng để xác định xu hướng biến động của thị trường. Đây là kiến thức cơ bản chứng khoán mà nhà đâu tư mới tham gia thị trường cần nắm.

    Nguyên lý 1: Giá cả phản ánh mọi hành động của thị trường

    “Thị trường chứng khoán là thước đo của nền kinh tế” là nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết Dow. Theo đó, lý thuyết Dow tuân thủ “giả thuyết thị trường hiệu quả”, tức là thị trường sẽ phản ánh mọi thông tin sẵn có về một công ty/ngành trong giá cổ phiếu của công ty thuộc ngành đó.

    Đó là tất cả những yếu tố tác động lên cung và cầu của cổ phiếu (hay bất kỳ loại tài sản nào), như thông tin mới, thị phần thị trường, tâm lý của nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng, v.v., chúng sẽ ngay lập tức được phản ánh vào giá cổ phiếu.

    Nguyên lý 2: Thị trường có 3 xu hướng

    Thị trường luôn có 3 xu hướng là: xu hướng chính, xu hướng phụ, xu hướng nhỏ.

    Xu hướng chính là những chuyển động chính trên thị trường chứng khoán, và nó có thể kéo dài một năm hoặc hơn. Theo đó, xu hướng chính sẽ cho biết đây là thị trường tăng giá (đi lên) hay giảm giá (đi xuống).

    Xu hướng phụ là những chuyển động làm gián đoạn hướng đi của xu hướng chính, có thể di chuyển theo chiều hướng ngược lại của xu hướng chính. Ví dụ, trong một thị trường tăng giá, bạn có thể thấy các xu hướng giảm phụ đan xen trong đó, có thể kéo dài vài tuần, trước khi thị trường quay trở lại đà tăng chính.

    Xu hướng nhỏ là những chuyển động kéo dài trong thời gian ngắn hơn, thường là vài ngày đến dưới 3 tuần. Các xu hướng này về cơ bản là làm nhiễu thị trường.

    Ví dụ đối với chỉ số VNIndex. Bạn có thể thấy xu hướng chính của chỉ số là xu hướng tăng, từ năm 2004 đến nay. Trong xu hướng chính là tăng này, chỉ số đen xen các xu hướng phụ giảm (được đánh dấu bởi mũi tên màu xanh) chuyển động ngược chiều với xu hướng chính. Đồng thời chỉ số cũng bao gồm các xu hướng phụ (được đánh dấu bởi mũi tên màu đỏ) có nhịp điều chỉnh trong thời gian ngắn hơn.

    Nguyên lý 3: Dù thị trường trong xu hướng chính nào, xu hướng đó đều gồm 3 giai đoạn

    Kiến thức cơ bản chứng khoán đó là trong xu hướng chính gồm có xu hướng tăng và xu hướng giảm.


    Đối với thị trường xu hướng tăng (bull market), 3 giai đoạn bao gồm:

    - Giai đoạn tích lũy: Giá cổ phiếu ở mức thấp (tăng nhẹ) nên lúc này gần như không có bất cứ rủi ro nào về giá. Các nhà đầu tư bắt đầu mua tích lũy khi cảm thấy thị trường có xu hướng tăng giá.

    - Giai đoạn bùng nổ: Giá cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh khi càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn.  

    - Giai đoạn quá độ: Giá cổ phiếu trong giai đoạn này gần như đã đạt mức cao nhất (điểm quá mua) khiến cho đà tăng của cổ phiếu bắt đầu chững lại. Lúc này, những người mua “biết điểm dừng” và có kinh nghiệm sẽ bán cổ phiếu để thu lợi nhuận.

    Đối với thị trường xu hướng giảm (bear market), 3 giai đoạn bao gồm:

    - Giai đoạn phân phối: Tin tức về sự sụt giảm bắt đầu được lan khắp cộng đồng đầu tư thông qua nhiều kênh khác nhau, khiến cho giá cổ phiếu có sự điều chỉnh nhẹ.

    - Giai đoạn hoảng loạn: Áp lực bán lan rộng cùng tâm lý hoang mang khiến càng nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh số lượng cổ phiếu bán ra, thậm chí là bán tháo.

    - Giai đoạn tuyệt vọng: Thị trường gần như giảm xuống điểm “quá bán” khiến cho giá cổ phiếu không còn giảm như trước nữa.  Và thị trường tiếp tục vòng lặp mở ra giai đoạn tích lũy mới và lặp lại xu hướng tương tự.

    Nguyên lý 4: Các xu hướng được xác định bởi khối lượng giao dịch

    Theo lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch tỷ lệ thuận với xu hướng của thị trường. Theo đó, dựa vào khối lượng giao dịch, nhà đầu tư sẽ xác định được độ mạnh yếu của xu hướng.

    Nếu giá tăng thì khối lượng giao dịch tăng theo và ngược lại. Dựa vào khối lượng giao dịch, nhà đầu tư sẽ xác định được độ mạnh yếu của xu hướng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối lượng giao dịch có thể tỷ lệ nghịch với xu hướng chính. Điều này cho thấy sự yếu kém của xu hướng và trong thời gian sắp tới, thị trường có thể đảo chiều.

    Ví dụ, trong một thị trường tăng giá, khối lượng mua tăng sẽ giúp giá tiếp tục xu hướng tăng. Trong thị trường giá giảm, khối lượng bán tăng sẽ khiến giá cổ phiếu tiếp tục giảm. Trong khi đó, khi khối lượng giao dịch chậm lại trong xu hướng tăng giá, có thể khiến thị trường đảo chiếu. Nguyên lý nào có thể được tóm tắt theo bảng sau:

    Nguyên lý 5: Các chỉ số phải xác định lẫn nhau

    Theo lý thuyết Dow, để xác định một xu hướng của thị trường chứng khoán, cần thiết các chỉ số trung bình phải xác định lẫn nhau. Nói cách khác, những dấu hiệu dịch chuyển trên đồ thị của chỉ số này phải tương ứng với những dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của một chỉ số khác.

    Dow đã sử dụng 2 chỉ số trung bình là chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Khi đó, phải đảm bảo cả 2 chỉ số này xác nhận lẫn nhau thì mới khẳng định xu hướng được xác lập.

    Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư có thể vận dụng chỉ số VN-30 để đối chiếu và dự đoán xu hướng tăng giá của thị trường chung, phản ánh trên chỉ số VNIndex. Bởi vì các cổ phiếu trong chỉ số VN30 chiếm đến 60% giao dịch trên thị trường và 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Do đó, xu hướng của VN-30 thường khớp với xu hướng của của thị trường chung. Điều này được minh chứng qua hình sau.

    Hình trên thể hiện diễn biến giá của chỉ số VN30 và VNIndex trong giai đoạn từ đầu năm 2022 đến tháng 11/2023.  Theo hình trên, ta thấy được xu hướng biến động của chỉ số VN-30 (đường màu xanh) gần như trùng khớp với chỉ số VNIndex (đường màu cam).

    Ngoài ra, việc xem xét tương quan tăng trưởng giữa các nhóm ngành cũng giúp bạn xác định được xu hướng giá cổ phiếu bạn đang theo dõi. Ví dụ, nhà đầu tư học đầu tư chứng khoán bài bản có thể xem xét và ra quyết định đầu tư vào các cổ phiếu ngành thép sau khi xác nhận xu hương tăng giá của các cổ phiếu ngành xây dựng.

    Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều

    Theo lý thuyết Dow, một xu hướng sẽ vẫn duy trì cho đến khi có các dấu hiệu cho thấy chúng sẽ đảo chiều. Tuy nhiên sự đảo chiều trong xu hướng chính có thể bị nhầm lẫn với xu hướng phụ, điều này là do cả hai biến động giá này đều di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính.

    Theo đó, lý thuyết Dow cho rằng, bạn phải coi thị trường tiếp tục giảm giá ngay cả khi nó xuất hiện xu hướng tăng phụ, cho đến khi các xu thế đảo chiều được xác nhận rõ ràng. Do vậy, khi phân tích thị trường, nhà đầu tư cần kiên nhẫn, phân tích nhiều yếu tố khác nhau đồng thời phải tỉnh táo để nhận biết các dấu hiệu đảo chiều.  


    Hạn chế của lý thuyết Dow

    Mặc dù Lý thuyết Dow là một công cụ hữu ích để phân tích xu hướng thị trường nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Nhà đầu tư học đầu tư chứng khoán bài bản cần biết có nhiều yếu tố khác như các sự kiện chính trị, kinh tế, v.v. cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi thị trường.

    Hơn nữa, lý thuyết này chủ yếu tập trung vào xu hướng thị trường. Nó không tính đến các yếu tố quan trọng khác như tình hình tài chính của công ty, các chỉ số kinh tế vĩ mô, xu hướng của ngành. Vì vậy, lý thuyết Dow có thể không cung cấp một bức tranh toàn diện về thị trường.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán