Điểm nhấn chính
- Tâm lý bầy đàn (Herding) có thể được định nghĩa là hiện tượng các cá nhân quyết định theo đám đông thay vì dựa vào ý kiến riêng của bản thân.
- Ai cũng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn.
- Kinh nghiệm và tính kỷ luật, cũng như việc phân tích tâm lý thị trường có thể giúp bạn tránh khỏi tâm lý bầy đàn.
Herding hay còn gọi là “Tâm lý bầy đàn”. Đây là một cụm từ khá phổ biến khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình bởi không chỉ dựa phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật mà do tâm lý hành vi ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tài chính của họ.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về tâm lý bầy đàn, một trong những tâm lý hành vi phổ biến mà ai cũng dễ dàng mặc phải khi mới gia nhập thị trường. Những kinh nghiệm trải nghiệm thực tế, , phân tích tâm lý thị trường có thể giúp bạn một cái nhìn cụ thể và nắm bắt được hiệu ứng tâm lý bầy đàn để thành công trên thị trường chứng khoán.
Tâm lý bầy đàn được hiểu như thế nào?
Tâm lý bầy đàn (Herding) có thể được định nghĩa là hiện tượng các cá nhân quyết định đi theo người khác và bắt chước các hành vi của nhóm thay vì quyết định một cách độc lập dựa trên chính kiến riêng của bản thân bởi vì họ nghĩ rằng đám đông có nhiều thông tin chính xác hơn và đám đông luôn luôn đúng.
Trong tài chính, các nhà đầu tư có xu hướng mua hoặc bán tài sản đơn giản vì những người khác đang làm như vậy, hơn là vì bất kỳ phân tích cơ bản doanh nghiệp hoặc phân tích thị trường chứng khoán một cách cụ thể. Hành vi bầy đàn có thể được nhìn thấy ở nhiều thị trường tài chính, bao gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa.
Từ dóc độ phân tích tâm lý thị trường, hành vi bầy đàn thường bị chi phối bởi những cảm xúc như sợ hãi, tham lam và hoảng loạn, đồng thời có thể trở nên trầm trọng hơn do sự sẵn có của thông tin ở thời điểm nhất định và sự khuếch đại của phương tiện truyền thông xã hội.
Ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn lên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có thể di chuyển nhanh chóng trong hai hướng tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình là cung và cầu của người mua và người bán. Khi các nhà đầu tư có hành vi mua hoặc bán quá nhiều sẽ tạo ra sự bất ổn trong thị trường tài chính và tệ hơn nữa sẽ có thể dẫn đến sụp đổ thị trường. Cụ thể, khi mọi người đổ xô đầu tư vì sợ bỏ lỡ cơ hội hoặc vì họ đã nghe được điều gì đó tích cực nhưng chưa có đủ thời gian thực hiện thẩm định, và lo sợ giá có thể tăng vọt nhanh chóng và mất cơ hội mua. Sự hưng phấn bất hợp lý này có thể dẫn đến bong bóng đầu tư, giá tăng không ổn định và tiếp tục phồng lên cho đến khi giá tài sản đạt đến mức vượt quá mức hợp lý về cơ bản và kinh tế.
Chi phí của tài sản tăng thêm phụ thuộc hoàn toàn vào việc các nhà đầu tư tiếp tục mua vào ở mức giá cao nhất cho đến khi họ không còn sẵn sàng mua ở mức giá đó nữa, bong bóng bắt đầu vỡ. Ngược lại, khi thị trường có xu hướng giảm và nhà đầu tư vì sợ hãi mà đồng loạt cùng nhau bán tháo chứng khoán một cách ồ ạt khiến giá giảm đột ngột quá mức cần thiết, thấp hơn giá trị cơ bản. Hệ quả dẫn đến việc các nhà đầu tư bị mất tiền, mất niềm tin, hạn chế đầu tư hay rời bỏ thị trường của mình.
Nguyên nhân dẫn đến tâm lý bầy đàn
1. Lòng tham không đáy
Phân tích tâm lý thị trường cho thấy bản chất của tâm lý đám đông, tâm lý bầy đàn bắt nguồn từ lòng tham không đáy của những người tham gia vào thị trường. Cụ thể, khi giá thị trường chứng khoán có xu hướng tăng lên, thúc đẩy các nhà đầu tư quyết định chi trả ở thời điểm hiện tại và mong muốn được hưởng lợi trong tương lai. Tâm lý tích cực của người mua sẽ tạo ra nhu cầu ảo, đẩy giá cổ phiếu lên cao. Ngay cả khi họ biết cổ phiếu hiện tại có giá trị cao hơn giá trị thực tế của nó, nhiều người vẫn tiếp tục mua nó với hy vọng người khác sẽ mua lại với giá thậm chí còn cao hơn nữa. Nhưng trên thực tế, điều này lại không mang lợi nhuận cho nhà đầu tư thay vào đó là những khoản thua lỗ.
2. Nguồn thông tin sẵn có
Cá nhân nhà đầu tư dựa vào thông tin có sẵn thay vì tự tìm kiếm, xem xét tất cả dữ liệu liên quan. Điều này có thể dẫn đến hành vi bầy đàn, vì họ có thể đưa ra quyết định dựa trên tin tức gần đây hoặc hành động của người khác thay vì tiến hành phân tích thông tin, phân tích thị trường chứng khoán một cách kỹ lưỡng. Bởi thị trường sẽ đổi mới theo ngày, yêu cầu các nhà đầu tư phải cập nhật nguồn thông tin mới thay vì dựa vào những thông tin “quá hạn sử dụng” có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của mình.
3. Tin cậy những “bậc tiền bối”
Khi nhà đầu tư dựa vào quyết định hoặc ý kiến của những bậc tiền bối đi trước thay vì thông tin của chính họ vì cho rằng những nhà đầu tư tiền bối đó có nhiều thông tin hơn và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Họ bỏ qua những phân tích thị trường chứng khoán, đánh giá doanh nghiệp, đánh giá nhu cầu của cá nhân, tầm nhìn về tình trạng thị trường hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến biến động của giá sản phẩm.
Những ý kiến của bậc tiền bối có thể sẽ hữu ích với những nhà đầu tư mới vì họ thật sự chưa có đủ kiến thức đâu tư cơ bản và cần học hỏi, tuy nhiên không phải những người thành công đi trước sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm.
Có phải chỉ “Amateurs” mới bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn?
Tất cả chúng ta đều có cá tính riêng và chịu trách nhiệm về hành vi, hành động của chính mình bằng cách đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Nhưng điều tự nhiên là con người muốn cảm thấy họ là một phần của cộng đồng có chung chuẩn mực văn hóa và kinh tế xã hội. Vì vậy việc chạy theo đám đông là một phần bản chất của con người. Không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể bị lôi kéo vào tâm lý bầy đàn, cho dù thông qua việc mua khi thị trường đang ở đỉnh cao hay nhảy khỏi khi thị trường bán tháo.
Ví dụ tâm lý bầy đàn trên thị trường
Bong bóng Dotcom vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 là một ví dụ điển hình về tác động của tâm lý bầy đàn trong sự phát triển và bùng nổ sau đó của ngành. Từ góc độ phân tích tâm lý thị trường, sự hưng phấn phi lý đối với cổ phiếu Dotcom được thúc đẩy bởi giá cả thấp, nguồn vốn rẻ, và sự tự tin thái quá của các nhà đầu tư dẫn đến đầu cơ quá mức. Đối với họ lúc bấy giờ, việc các công ty không tạo ra doanh thu và thậm chí không có lợi nhuận đều không thành vấn đề. Bản năng bầy đàn của các nhà đầu tư khiến họ nóng lòng theo đuổi các đợt IPO tiếp theo trong khi hoàn toàn bỏ qua các nguyên tắc phân tích cơ bản, truyền thống của đầu tư. Sau đó, khi thị trường đạt tới đỉnh, vốn của họ dần cạn kiệt, dẫn đến bong bóng đầu tư vỡ và tình trạng thua lỗ nặng nề đã xảy ra
Một góc nhìn khác về tâm lý bầy đàn
Hiển nhiên, nhiều người đã mặc định tâm lý bầy đàn là một điều gì đó thực sự khủng khiếp và có ảnh hưởng xấu, cần phải loại trừ nó càng nhanh càng tốt. Do đó, thách thức đặt ra là làm thế nào để phá vỡ tâm lý bầy đàn trong đầu tư. Câu trả lời chắc chắn không có giải pháp nào phù hợp.
Các nhà đầu tư sẽ tự sửa đổi tâm lý hành vi của mình để đáp ứng với điều kiện thị trường và họ sẽ học hỏi từ những chiến thắng cũng như sai lầm của chính mình trong quá khứ. Bởi tâm lý bầy đàn tồn tại một cách khách quan trên mọi thị trường chứ không riêng gì thị trường tài chính.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.