Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Hiệu ứng mỏ neo liệu có tác động xấu đến đầu tư?

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Các nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng mỏ neo và đưa ra những quyết định không chính xác. 

    - Thông tin ban đầu có thể có giá trị và được chứng minh là đúng, nhưng nó cần được xác nhận lại theo thời gian.

    Tìm hiểu cùng Tititada! 

    Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định tài chính của mình bằng các phương pháp truyền thống như đánh giá, phân tích cơ bản và kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, hành vi của họ còn dựa trên thành kiến và xu hướng tâm lý con người.  

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về Anchoring - Hiệu ứng mỏ neo, tác nhân khiến cá nhân bị neo chặt quá mức vào những tín hiệu có sẵn thay vì dựa vào ý kiến hoặc chuyên môn của chính họ.

    Hiệu ứng mỏ neo là gì?

    Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring) xảy ra khi mọi người tin tưởng quá nhiều vào thông tin có sẵn hoặc thông tin đầu tiên họ tìm thấy khi đưa ra quyết định. Hiệu ứng này còn ảnh hưởng trực tiếp tới các nhận thức của nhà đầu tư vì họ sẽ dựa trên các thông tin được cung cấp ban đầu để đưa ra quyết định cho dù đó là những thông tin bất hợp lí và trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của một mỏ neo có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cũng như dẫn đến những hậu quả lớn về sau.

    Hiệu ứng mỏ neo ảnh hưởng đến quyết định tài chính như thế nào?

    Hiệu ứng mỏ neo ảnh hưởng đến quyết định tài chính của bạn theo nhiều cách. Phổ biến nhất mà bạn sẽ nhận thấy, bao gồm:

    Chi tiêu – Mọi người thường chi tiêu dựa theo nhu cầu và ngân sách cá nhân. Vì vậy, việc giảm giá từ mức giá rất cao khiến họ cảm thấy như đang tiết kiệm tiền, mặc dù họ vẫn đang chi tiêu. Trong một số trường hợp, giảm giá có thể khiến mọi người chi nhiều tiền hơn chứ không phải ít hơn vì họ nghĩ đây là một món đồ có lời. Điển hình là nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy một chiếc áo phông có giá một triệu - sau đó nhìn thấy chiếc thứ hai có giá năm trăm nghìn - thì bạn có xu hướng coi chiếc áo thứ hai là rẻ. Trong khi đó, nếu bạn chỉ nhìn thấy chiếc áo thứ hai có giá năm trăm nghìn, bạn có thể sẽ không coi nó là rẻ

    Đầu tư - Khi được yêu cầu đánh giá giá hợp lý của một cổ phiếu, hầu hết mọi người sẽ lấy giá hiện tại và thực hiện những điều chỉnh nhỏ lên hoặc xuống. Ngoài ra, nhiều người không sẵn lòng bán cổ phiếu của mình nếu giá thấp hơn giá họ mua, ngay cả khi đó là một quyết định đúng đắn. Điều này được gây ra bởi cả tâm lý sợ thua lỗ và giá ban đầu đóng vai trò như một mỏ neo. Cụ thể một cổ phiếu đã đạt mức cao nhất trong ba tháng trước do đợt tăng giá trên thị trường chứng khoán nói chung. Hiện nay, cổ phiếu đang giao dịch thấp hơn 30% so với mức giá cao này do một số yếu tố nội tại của công ty. Nếu một nhà đầu tư vẫn giữ cổ phiếu với kỳ vọng rằng nó sẽ quay trở lại mức cao mà nó đã đạt được ba tháng trước, họ đang rơi vào tình huống bị neo giữ vào một sự kiện có sẵn thay vì cố gắng phân tích rằng trong tương lai cổ phiếu đó sẽ tăng hay giảm. Cổ phiếu có thể không bao giờ quay trở lại mức đó vì một khía cạnh tiêu cực cơ bản trong công ty và nhà đầu tư sẽ phải gắng chịu hậu quả do nhận thức lệch của mình.

    Lập ngân sách - Nhiều công cụ lập ngân sách đi kèm với giới hạn chi tiêu mặc định (ví dụ: xăng, tiền thuê nhà, v.v.). Bằng cách phục vụ như một mỏ neo, số tiền mặc định này ảnh hưởng đến những giới hạn mà mọi người sẽ đặt ra cho mình. Họ điều chỉnh từng giới hạn lên hoặc xuống so với số tiền mặc định, thay vì đặt giới hạn chính xác hơn để phản ánh thói quen chi tiêu thực sự của mình.

    Đập tan hiệu ứng mỏ neo

    “Window shopping”: Nói một cách đơn giản, đây là hình thức mà khách hàng thường dùng để so sánh giá cả, chất lượng sản phẩm thay vì ngay lập tức chi trả cho một món hàng nào đó. Đặt ra phạm vi giá trị, tiêu chí cũng như logic của riêng mình có thể hạn chế bạn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng mỏ neo. Ví dụ: nếu bạn đang xem xét đầu tư vào bất động sản, bạn có thể xác định ngân sách và sở thích của mình, sau đó dựa trên nhu cầu và nghiên cứu, so sánh các ưu đãi bạn nhận được với phạm vi của riêng bạn. Điều này cũng có thể giúp bạn đàm phán tốt hơn và tránh bị trả quá nhiều tiền. Đừng bỏ qua các nguyên tắc đầu tư cơ bản như phân bổ tài sản và đa dạng hóa rủi ro vì nó luôn hữu ích khi đánh giá các khoản đầu tư.

    Điều khiển cảm xúc: Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Trước hết là việc hiểu rõ bản thân mình. Giả sử bạn đang nghĩ đến việc đầu tư vào một chiếc ô tô và bạn nhìn thấy một chiếc ô tô của một nhãn hàng nổi tiếng với mức giá rất cao. Suy nghĩ ban đầu của bạn có thể là "Tôi muốn cái này!" Tuy nhiên, nếu bạn quản lí được cảm xúc nhất thời của mình, bạn sẽ nhận ra đây là một phản ứng quá mức và lùi lại một bước để thu thập thêm thông tin cũng như xem xét các lựa chọn khác.

    “Thời gian không còn là vàng bạc”: Câu nói này có thể sẽ trái lại với lẽ tự nhiên, bởi trong một số trường hợp cần thêm thời gian để đưa ra quyết định đúng đắn hơn là sự gấp gáp và chóng vánh. Thay vào đó, bộ não của bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm thông tin chính xác, giúp bạn biết cách đánh giá nghiêm túc dữ liệu ban đầu và tìm ra những lỗ hổng trong kết luận đầu tiên.

    Hiệu ứng mỏ neo có thật sự ảnh hưởng xấu?

    Ấn tượng đầu tiên không phải lúc nào cũng đúng nhưng nó khá quá trọng và đôi khi còn rất chính xác. Vì vậy, việc neo giữ ý kiến của bản thân ​​không phải lúc nào cũng dẫn bạn đi sai đường. Trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt là về thị trường chứng khoán hay dữ liệu kinh tế, bất kể lớn hay nhỏ, mọi thứ đều có sự đổi thay. Vậy nên điều quan trọng là phải đề phòng việc hành động chỉ dựa trên ấn tượng đầu tiên. Thông tin ban đầu tạo nên điểm neo trong não bạn có thể có giá trị và được chứng minh là đúng, nhưng nó cần được thử thách và xác nhận theo thời gian từ chính sự phân tích sáng suốt của bạn.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán