Điểm nhấn chính:
- Bên cạnh tập trung vào các kỹ năng ngành tài chính như tính toán định lượng, mô hình tài chính và dòng tiền, các kỹ năng mềm là điều không thể thiếu nếu muốn thành công trong lĩnh vực tài chính.
- Bộ kỹ năng mềm mà một chuyên gia tài chính cần bao gồm kỹ năng giao tiếp và quan hệ, kỹ năng bán hàng, kỹ năng sử dụng công nghệ.
Bạn có biết rằng ngoài kỹ năng toán học và kỹ năng phân tích tài chính, các quản lý cấp cao trong lĩnh vực tài chính đều cho rằng, "kiến thức về kế toán,kỹ năng phân tích tài chính chỉ là nền tảng không phải là tất cả", con đường trở thành chuyên viên tài chính giỏi đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng cần thiết cho các công việc thực tế mà bạn đảm nhận. Sau đây là các kỹ năng phi tài chính không thể thiếu mà bạn cần phải rèn luyện ngay từ bây giờ.
1. Kỹ năng giao tiếp
Các chuyên gia tài chính không thể chỉ giỏi xử lý các con số – họ phải có khả năng truyền đạt kiến thức của mình bằng các kỹ năng nói, viết và trình bày tốt.
Beverly D. Flaxington, tác giả của 7 Bước để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả dành cho cố vấn tài chính, nói rằng khi bạn trình bày trước hội đồng quản trị, nhà đầu tư hoặc khách hàng tiềm năng, bạn cần phải biết cách truyền đạt thông tin phức tạp theo cách mọi người có thể dễ dàng hiểu được.
2. Kỹ năng xây dựng và quản lý mối quan hệ
Kỹ năng xây dựng và quản lý mối quan hệ trong và ngoài công việc là điều rất cần thiết. Việc này bao gồm hiểu các loại tính cách con người khác nhau, lắng nghe, giải quyết xung đột, đào tạo nhân viên và tư vấn cho khách hàng. Một số nhà lập kế hoạch tài chính nổi tiếng cho rằng, thành công trong lĩnh vực tài chính đến từ 15% kiến thức chuyên môn và 85% yếu tố tâm lý.
Ví dụ, các khách hàng đến gặp một nhà hoạch định tài chính vì họ gặp vấn đề về tiền bạc. Họ chi tiêu quá nhiều, họ không tiết kiệm được gì. Do đó, những gì khách hàng cần là một cố vấn không thiên vị, không đánh giá tiêu cực hay trách móc, mà có thể hiểu nhu cầu của họ và giúp họ đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt hơn.
Quản lý các mối quan hệ là một kỹ năng sống quan trọng, cho dù bạn đang làm việc với cấp dưới, đồng nghiệp, sếp hay những người bên ngoài công ty của bạn. Khi mọi người tin tưởng bạn, thích bạn và cảm thấy rằng bạn tôn trọng họ, họ sẽ muốn giúp bạn thành công, cho dù đó là bằng cách đánh giá cao bạn, thăng chức cho bạn hay đăng ký làm khách hàng của bạn.
3. Kỹ năng tiếp thị và bán hàng
Trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là nhóm bán các sản phẩm tài chính đầu tư, các chuyên gia tài chính thường được đánh giá cao ở khả năng tiếp thị và bán hàng. Họ sở hữu kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng lập chiến lược mà có thể tiếp cận tới bất kì nhóm khách hàng mục tiêu nào cho từng loại sản phẩm. Nhờ các kỹ năng này mà họ mới có thể giúp công ty tăng doanh số cũng như giúp người tiêu dùng hiểu hơn về các sản phẩm tân tiến sẵn có hiện nay.
Ngoài ra, việc tiếp thị bản thân bạn với khách hàng, đối tác cũng rất quan trọng. Bạn không nên chỉ truyền đạt mức độ hiểu biết của mình, mà còn phải cả mức độ quan tâm của bạn đối với họ. Bởi vì tài sản quý giá nhất của khách hàng và mối quan tâm hàng ngày lớn nhất của họ không phải là của cải tiền bạc mà là gia đình của họ. Khách hàng muốn biết rằng bạn có thể giúp họ quản lý tiền bạc để cung cấp tốt nhất cho các nhu cầu lâu dài của gia đình họ.
4. Kỹ năng quản lý dự án
Bất kỳ nhiệm vụ nào mất hơn vài phút để thực hiện thì về cơ bản đều là một dự án – một dự án mà bạn cần phải quản lý hiệu quả để đạt hiệu suất. Bạn sẽ cần sắp xếp thời gian hợp lý và hiệu quả, quản lý ngân sách, đáp ứng thời hạn và thu thập những gì bạn cần từ người khác kịp thời để hoàn thành dự án một cách thành công.
Cả trong và sau bất kỳ dự án nào, hãy luôn sắp xếp cẩn thân và chú ý đến từng chi tiết.
Các chuyên gia tài chính cho biết, đối với bất kỳ dự án phân tích nào, thường sẽ có người đặt câu hỏi về thông tin đầu vào và các giả định. Nếu bạn không thể cung cấp thông tin dự phòng kịp thời, ngay cả khi nó chính xác 100%, mọi người sẽ hoài nghi về tính chính xác của kết quả cuối cùng. Sự cẩu thả là điều không thể chấp nhận được trong tài chính.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bạn sẽ luôn gặp phải các vấn đề trong bất kỳ công việc nào hãy chọn cách giải quyết thay vì gục ngã trước áp lực là điều cần thiết.
Để tiến lên phía trước, bạn nên nhìn xa trông rộng hơn ngoài trách nhiệm của riêng bản thân mình. Việc giúp đồng nghiệp của bạn giải quyết các vấn đề của họ thay vì chỉ báo cáo chúng với quản lý cấp trên, bạn sẽ được coi là một thành viên của nhóm. Cách này có thể khiến mọi người bị thu hút về phía bạn và tiềm năng của bạn, qua đó sẽ giúp sự nghiệp của bạn phát triển hơn.
6. Kỹ năng công nghệ
Bất kể bạn làm việc ở đâu, nếu không có sự hiểu biết về công nghệ sẽ khó có thể bắt kịp với công việc. Ngành tài chính đang dần được số hóa toàn diện, ứng dụng nhiều loại công nghệ tân tiến, cũng như tích cực phát triển các sản phẩm Fintech. Ngoài ra, các chuyên viên tài chính hiện nay lập báo cáo tài chính và phân tích dựa trên các phần mềm hỗ trợ như Excel, hay chuyên nghiệp hơn là Python. Bạn cũng nên làm quen với các công cụ phần mềm tiếp thị và truyền thông. Đồng thời cần nghiên cứu cách sử dụng và vận hành phần mềm để quản trị dữ liệu tài chính và truyền tải thông tin cần thiết đến nhân viên và khách hàng một cách hiệu quả hơn.
7. Sự bền bỉ và đạo đức
Niềm đam mê với công việc và sức chịu đựng để làm việc trong nhiều giờ và vượt lên trên cả những gì được mong đợi cũng như những gì đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm, tất cả đều rất quan trọng để thành công trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, bạn không nên quá cạnh tranh hay hiếu chiến đến mức đưa ra những quyết định gây ảnh hưởng không tốt người khác.
Việc tuân thủ một bộ tiêu chuẩn đạo đức là bắt buộc đối với bất kỳ tổ chức hay chuyên gia tài chính được chứng nhận nào.
Ngoài các kỹ năng ngành tài chính như kỹ năng phân tích tài chính thì các kỹ năng "mềm", kỹ năng phi tài chính rất quan trong. nếu như kỹ năng ngành tài chính là "cần" thì kỹ năng mêm mới là đủ để quyết định sư thành công.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.