Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách tìm kiếm nhà tuyển dụng trên trang LinkedIn

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - LinkedIn hiện là mạng xã hội dành cho người đi làm chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, với sự góp mặt của hơn 1 tỷ người đi làm trên toàn cầu và hơn 67 triệu công ty, doanh nghiệp.

    - Tại Việt Nam, LinkedIn vượt xa các trang tin tuyển dụng thông thường, như VietnamWorks, TopCV, CareerViet…, với gần 4 triệu lượt truy cập mỗi tuần.  

    Nền tảng mạng xã hội việc làm LinkedIn

    LinkedIn là mạng lưới dịch vụ xã hội chuyên nghiệp trên toàn cầu, với hơn 756 triệu thành viên tại hơn 200 quốc gia. Theo thống kê, đã có hơn 57 triệu công ty sử dụng nền tảng này để đăng tin tuyển dụng của họ.

    LinkedIn không chỉ là một không gian lý tưởng để người tìm việc xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp, mạng lưới và tìm kiếm cơ hội việc làm. Nó cũng đóng vai trò như một lối tắt để kết nối với các nhà tuyển dụng, những người có thể giúp bạn tạo dựng con đường sự nghiệp của mình.

    Theo thông tin từ Anphabe – đối tác của LinkedIn tại Việt Nam, trong vòng 2 năm trở lại đây, số lượng người đi làm tại Việt Nam tham gia nền tảng mạng xã hội việc làm này ngày càng tăng cao, với số lượng thành viên thành viên tăng đến 86%, vượt mốc 5 triệu người. Mặt khác, dựa trên dữ liệu thống kê từ SimilarWeb đầu năm 2024, lượng truy cập từ Việt Nam vào LinkedIn cũng vượt xa các trang tin tuyển dụng thông thường khác như VietnamWorks, TopCV, CareerViet… với gần 4 triệu lượt truy cập mỗi tuần. Trên quy mô rộng hơn, LinkedIn là mạng xã hội dành cho người đi làm chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, với sự góp mặt của hơn 1 tỷ người đi làm trên toàn cầu và hơn 67 triệu công ty, doanh nghiệp. 

    Vai trò của nhà tuyển dụng

    Nếu bạn đang săn lùng các cơ hội việc làm, trước hết bạn cần tạo dựng mối quan hệ với các nhà tuyển dụng. Nhiệm vụ chính của nhà tuyển dụng chủ yếu là tuyển dụng các vị trí cho doanh nghiệp, song họ cũng đóng vai trò là nhà tư vấn cho những người tìm việc trong quá trình này. Họ có thể trao đổi với bạn để đảm bảo bạn sẵn sàng đối mặt với nhà tuyển dụng, như cung cấp các hướng dẫn về việc phỏng vấn, đàm phán tiền lương, văn hóa doanh nghiệp và kỳ vọng tại nơi làm việc cũng như trang phục phù hợp để đi làm.

    Các loại nhà tuyển dụng

    Trước khi làm việc với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn nên hiểu ba loại nhà tuyển dụng chính sau:

    - Nhà tuyển dụng phụ thuộc doanh nghiệp: Nhà tuyển dụng này đóng vai trò là nhà tư vấn của bên thứ ba và tính phí trước cho doanh nghiệp để tìm ứng viên. Thông thường, ứng viên họ tìm kiếm là những doanh nhân cấp cao đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể.

    - Nhà tuyển dụng phụ thuộc tình huống tạm thời: Nhà tuyển dụng này có thể là một công ty cung cấp nhân lực tạm thời hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ, tiến hành tìm kiếm ứng viên nhằm đảm nhận các vị trí tạm thời. Các nhà tuyển dụng thuộc nhóm này thường cạnh tranh với các công ty khác để giới thiệu những ứng viên phù hợp cho các cơ hội việc làm, và chỉ được trả tiền nếu ứng viên của họ được tuyển dụng.

    - Nhà tuyển dụng doanh nghiệp: Nhà tuyển dụng này làm việc nội bộ trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm công bố thông tin tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên, sàng lọc hồ sơ và đưa danh sách những ứng viên phù hợp nhất để trình lên trưởng phòng tuyển dụng.  

    Tại sao nên liên hệ với nhà tuyển dụng trên LinkedIn?

    Theo Khảo sát quốc gia tuyển dụng năm 2020 của Jobvite, 72% nhà tuyển dụng có kế hoạch sử dụng LinkedIn cho kế hoạch tuyển dụng của họ. Đây cũng tiếp tục là nền tảng tuyển dụng chính được nhiều công ty lớn chú trọng đầu tư. Vì vậy, cho dù bạn có đang chủ động tìm kiếm các cơ hội việc làm hay không, việc học cách sử dụng LinkedIn hiệu quả để luôn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng có thể rất có giá trị.  

    Ai nên tiếp cận với nhà tuyển dụng?

    Nếu bạn vừa bị sa thải hoặc đang tìm kiếm một công việc có thời gian làm việc linh hoạt, tiếp cận các nhà tuyển dụng có thể mang lại lợi ích cho bạn. Họ thường sẽ nắm được thông tin về công ty nào đang tuyển dụng vị trí bạn đang tìm kiếm hoặc ít nhất là liên quan đến lĩnh vực của bạn. Ngoài ra, họ cũng có nhiều hiểu biết hơn về mức lương và phúc lợi mà công ty đưa ra, từ đó có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích hoặc cách tiến hành đàm phán.  

    Chiến lược tiếp cận nhà tuyển dụng

    Dean Kulaweera, một nhà tuyển dụng CNTT có trụ sở tại Toronto, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom với The Balance: “Người tìm việc có thể tiếp cận với các nhà tuyển dụng trên LinkedIn bằng cả chiến lược thụ động và chiến lược chủ động. Chiến lược thụ động là khi người tìm việc có hồ sơ hoàn chỉnh, chuẩn SEO và có thể xem bất kỳ lúc nào”. Kulaweera nói thêm: “Các nhà tuyển dụng bị chi phối rất nhiều bởi các từ khóa”.

    Trong khi đó, với chiến lược chủ động, người tìm việc xác định những nhà tuyển dụng trong chuyên ngành của họ, xây dựng một thông điệp rõ ràng và cố gắng tiếp cận họ. Bằng cách này, bạn có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và bắt đầu quá trình xây dựng mối quan hệ.

    Công cụ thụ động và chủ động

    Một trong những cách thụ động cần lưu ý để tiếp cận nhà tuyển dụng và tận dụng hồ sơ LinkedIn của bạn là thông qua chức năng #OpenToWork của nền tảng, bao gồm tùy chọn “Chỉ chia sẻ với nhà tuyển dụng (Share with Recruiters Only)”. Điều này thông báo cho những thành viên truy cập vào dịch vụ “Nhà tuyển dụng LinkedIn (LinkedIn Recruiter)” rằng bạn đang sẵn sàng cho những cơ hội việc làm mới. Rất dễ dàng nhận ra thành viên LinkedIn có chức năng #OpenToWork được bật vì ảnh hồ sơ của họ sẽ có một vòng tròn màu xanh.

    Từ góc độ chủ động, LinkedIn đã công bố công cụ tìm kiếm nâng cao, cho phép các thành viên khám phá mọi người, công việc, bài đăng, công ty và nhóm trong một trang kết quả tìm kiếm có tổ chức, được tổng hợp và có thể lọc.

    Sử dụng bộ lọc LinkedIn để tìm nhà tuyển dụng theo lĩnh vực cụ thể

    Khi chuẩn bị tiếp cận các nhà tuyển dụng trên LinkedIn, hãy lựa chọn một cách cẩn thận từ 5 đến 10 người trong số họ. Bạn không nên gửi các yêu cầu kết nối tới những người có thể không cung cấp bất kỳ cơ hội làm việc nào trong ngành hoặc công việc phù hợp với kỹ năng của bạn. Dưới đây là cách sử dụng bộ lọc của LinkedIn để tìm nhà tuyển dụng:

    1. Trong trang chủ, nhấp vào "Mạng của tôi" (My Network).

    2. Nhấp vào "Kết nối" (Connections) ở cột trên cùng bên trái.

    3. Nhấp vào "Tìm kiếm bằng bộ lọc" (Search with filters), sau đó chọn hộp "Tất cả bộ lọc" (All filters) (được đánh dấu màu xanh lam ở trên cùng bên phải).

    4. Trong hộp thoại nhỏ xuất hiện trên màn hình, chọn kết nối thứ 1, thứ 2 và thứ 3.

    5. Cuộn xuống phần "Ngành" (Industry) (một số phần bên dưới trong hộp bật lên) và nhấp vào ngành bạn quan tâm. Bạn cũng có thể thêm các ngành khác nếu muốn, miễn là ngành bạn đang tìm kiếm để nền tảng dễ dàng kết nối bạn hơn đến với các nhà tuyển dụng trong đúng lĩnh vực bạn chọn.

    6. Cuộn xuống phần “Từ khóa” (Keywords) ở cuối hộp. Trong "Chức danh" (Title), hãy nhập “Recruiter”, “Headhunter”, “Talent Acquisition” hoặc “Hiring Manager”

    7. Nhấp vào “Hiển thị kết quả” (Show Results).

    Trong kết quả tìm kiếm của bạn, hãy nhấp vào nút "Kết nối" (Connect) của từng nhà tuyển dụng mà bạn muốn liên hệ. Sau đó, chọn tùy chọn “Thêm ghi chú” (Add a note) trong cửa sổ bật lên và gửi cho họ một tin nhắn. Ngoài các kết nối hàng đầu của bạn, những kết quả tìm kiếm này sẽ cung cấp tên của những người mà bạn có thể quen biết, từ đó bạn có thể liên lạc với họ để tìm kiếm các gợi ý công việc tương tự.  

    Cách nhắn tin cho nhà tuyển dụng trên LinkedIn

    Nhà tuyển dụng Kulaweera cho rằng, ông nhận được tin nhắn hàng ngày trên LinkedIn, nhưng hầu hết đều ngắn gọn và mơ hồ. Ông nói: “Là nhà tuyển dụng, chúng tôi nhận được tin nhắn mỗi ngày, nhưng tin nhắn của bạn phải theo chuẩn giống với email chứ không phải giống tin nhắn WhatsApp hay Facebook Messenger”.

    Khi soạn tin nhắn, hãy chắc chắn rằng bạn gửi gắm chủ ý trong đó. Bạn đang kết nối chỉ để xây dựng một mối quan hệ? Hay bạn đang liên hệ vì bạn biết rõ họ đang có một vị trí cần tuyển và bạn sẽ phù hợp với vị trí đó?

    Mẫu tin nhắn gửi đến nhà tuyển dụng

    Jennifer Tardy là một trong những người đạt được huy hiệu “LinkedIn’s Top Voices of 2020” và là nhà đào tạo nhân sự. Trong email gửi tới The Balance, cô đã đưa ra quan điểm của mình về tin nhắn sẽ thu hút các nhà tuyển dụng và giúp đảm bảo họ sẽ cân nhắc nó lần thứ hai. Bên cạnh việc giới thiệu ngắn gọn về bản thân, Tardy cho biết bạn nên thêm nội dung sau vào tất cả tin nhắn trực tiếp gửi tới nhà tuyển dụng:

    - Gần đây, em đã nộp đơn vào [TÊN VỊ TRÍ] theo số ứng tuyển [THÊM SỐ] (nếu có). (Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy bạn hơn trong hệ thống theo dõi ứng viên của họ).

    - Em đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn cho vị trí [TÊN VỊ TRÍ] bao gồm [TÊN CÁC BẰNG CẤP CHỌN LỌC NHẤT].

    - Theo tìm hiểu của em, em tin rằng đây có thể là vị trí mà bên công ty đang cố gắng tìm kiếm. Nếu được, có thể cho em kết nối với anh/chị để tìm hiểu rõ hơn về công việc được không? (Điều này giúp cuộc trò chuyện tiếp tục diễn ra, giúp bạn nhanh chóng kết nối trực tiếp với nhà tuyển dụng cũng như thể hiện được thành ý của bạn đối với công việc đang tìm kiếm này).

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan