Điểm nhấn chính:
- Để có thể sử dụng tiền cho nhiều mục tiêu khác nhau, điều quan trọng là bạn cần phải phân bổ tiền của mình một cách khôn ngoan.
- Kế hoạch tài chính nghỉ hưu: nguyên tắc 50/50 là một trong những phương pháp đơn giản để tích lũy cho nghỉ hưu mà vẫn đáp ứng các mục tiêu khác.
Kế hoạch tài chính nghỉ hưu
Cân bằng tích lũy cho hưu trí và các mục tiêu tài chính khác có lẽ là một bài toán khó về tài chính mà những người trẻ tuổi phải đối mặt. Tuy đa phần các lời khuyên về tài chính cá nhân thường khuyên rằng bạn nên tích lũy càng nhiều càng tốt cho việc hưu trí của mình. Nhưng đối với các bạn trẻ, nhất là GenZ, họ thường ưu tiên hơn cho các mục tiêu quan trọng khác như mua nhà, kết hôn, những chuyến du lịch dài ngày hay bắt đầu ý tưởng kinh doanh mới...
Tuy nhiên đối với việc chuẩn bị cho hưu trí, thời gian gần như là yếu tố quan trọng nhất, chỉ cần 50,000đ cũng sẽ tạo sự khác biết trong kế hoạch tài chính nghỉ hưu của bạn.
Khi mới bắt đầu đi làm, bạn có thể sẽ chưa có ý định để dành tiền cho mục đích nghỉ hưu bởi lẽ bạn vẫn còn nhiều thời gian và có thể đang phải chi trả cho các nhu cầu khác thiết yếu hoặc cấp bách hơn. Tuy nhiên, chuẩn bị và tích lũy cho mục đích về hưu an nhàn thường là mục tiêu có thời hạn dài nhất của mỗi cá nhân để hướng tới tự do tài chính, an nhàn khi về hưu. Bạn đừng nên trì hoãn việc thực hiện mục tiêu này quá lâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn với những bước cơ bản về việc cân bằng khoản tích lũy giữa mục tiêu hưu trí và các mục tiêu tài chính khác.
Nên lưu ý rằng, trước khi bắt đầu tích lũy cho bất kỳ một mục tiêu nào, dù là quỹ hưu trí hay mua nhà, bạn cũng nên bắt đầu với việc xây dựng một quỹ khẩn cấp đủ mạnh và an toàn. Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi biết rằng nếu điều gì đó thực sự khủng khiếp xảy ra, chẳng hạn như mất việc, bệnh tật hoặc thiên tai ập đến, bạn vẫn có thể vượt qua một cách vững vàng và không làm ảnh hưởng đến tiến độ của các mục tiêu khác.
Phương pháp tiếp cận đơn giản: 50/50
Đây là một quy tắc có thể giúp bạn cân bằng khoản tích lũy hưu trí và các mục tiêu khác. Hãy lấy tổng số tiền bạn có thể tích lũy được mỗi tháng rồi phân bổ một nửa cho quỹ hưu trí và một nửa cho các mục tiêu khác cho đến khi bạn hoàn thành khoản tích lũy hưu trí hàng năm của mình, và nếu còn dư,hãy tiếp tục dành thêm vào cho các mục tiêu khác.
Một số người sẽ muốn tích lũy nhiều hơn hưu trí để tận dụng các lợi ích về thuế, trong khi những người khác sẽ tích lũy cho các sự kiện đang hoặc sắp diễn ra trong cuộc sống của họ. Tỷ lệ 50/50 có thể mang lại cơ hội tốt nhất để tích lũy cho mục đích nghỉ hưu mà vẫn có thể theo đuổi và cân bằng được các khoản tích lũy khác. Trong bảng dưới đây, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa cách chia 50/50 so với cách tích lũy 20% cho một mục tiêu và 80% cho mục tiêu khác:
Số tiền bạn thực sự có thể tích lũy cho mỗi mục tiêu phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
- Thu nhập của bạn hàng tháng
- Tỷ lệ tích lũy của bạn
Tỷ lệ tích lũy là phần trăm tổng thu nhập mà bạn có thể để dành được được. Nổ lực gia tăng tỷ lệ này nên là việc cần được ưu tiên. Từ bảng trên có thể thấy, nếu ai đó kiếm được 250 triệu đồng và tích lũy 25% thu nhập của mình hàng năm thì sẽ tích lũy được nhiều hơn (62.5 triệu) so với người kiếm được gấp đôi nhưng chỉ tích lũy được 10% (50 triệu).
Trên đây là ba kịch bản và tỷ lệ tích lũy được đề xuất cho các mục tiêu tích lũy cho hưu trí và mục tiêu khác. Tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau nên số tiền bạn phân bổ cho các mục tiêu ngoài hưu trí sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mục đích tích lũy và thời gian bạn muốn đạt được điều đó. Nếu bạn dự định sẽ kết hôn trong năm tới và cần 200 triệu đồng cho đám cưới của mình, bạn có thể phải tạm thời tăng tỷ trọng khoản tích lũy ngoài hưu trí. Tương tự, nếu bạn đang tích lũy cho mục tiêu nào khác trong tương lai mà không quá gấp rút về mặt thời gian, thì hiện tại bạn có thể tích lũy cho nó ít hơn và phân bổ khoản dư tích lũy nhiều hơn vào quỹ hưu trí.
Người mới bắt đầu: 10%
Nếu bạn mới kiếm được một mức lương khởi điểm và đang có các khoản vay ngắn và trung hạn, thì việc tích lũy cho hưu trí vào lúc này có thể là không hợp lý. Với ngân sách eo hẹp, trước tiên hãy quyết định xem bạn có thể tích lũy bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập. Giả sử bạn có đủ khả năng tích lũy 10% thì bạn nên có kế hoạch để dành 5% vào quỹ hưu trí và 5% cho các mục tiêu khác như trả nợ, xây dựng quỹ khẩn cấp…
Ví dụ: nếu bạn kiếm được 500 triệu đồng một năm thì khoản tích lũy tổng cộng là 50 triệu, như vậy, 25 triệu sẽ dành cho quỹ hưu trí và 25 triệu còn lại sẽ cho các mục tiêu khác, ưu tiên trả nợ.
Khi thu nhập của bạn tăng lên (hoặc bạn cắt giảm các chi phí khác), hãy tập trung vào việc gia tăng tỷ lệ tích lũy tổng thể và dành thêm khoản dư tích lũy cho các mục tiêu ngoài hưu trí của bạn, nếu có.
Giai đoạn thu nhập tăng trưởng: 15 đến 20%
Tài chính cá nhân của bạn được cải thiện đáng kể là khi bạn có mức thu nhập cao hơn và đã thiết lập cho mình một quỹ khẩn cấp, dự phòng khoảng 6 tháng chi phí sinh hoạt. Đồng thời, bạn không còn dư nợ thẻ tín dụng mà thay vào đó, bạn có thể đảm bảo thanh toán thẻ đúng hạn, đủ khả năng trang trải cho những thứ lớn hơn như đám cưới của mình hay mua một chiếc ô tô mới… Lúc này, bạn nên cố gắng duy trì tỷ lệ tích lũy của mình trong khoảng từ 10 — 20%. Nếu bạn kiếm được 1 tỷ một năm, hãy đặt mục tiêu tích lũy ít nhất 250 triệu cho nghỉ hưu và 250 triệu cho các mục tiêu khác.
Giai đoạn thu nhập cao, ổn định: 20 đến 25% (hoặc hơn)
Nếu bạn có khả năng tích lũy 20 — 25% thu nhập của mình thì có lẽ, bạn đã đủ khả năng trả hết nợ. Hoặc có thể, bạn đang có thu nhập ổn định và biết cách kiểm soát chi tiêu của mình, lúc này bạn có thể không còn quá lo lắng về tiền bạc và còn dư một khoản kha khá để tích lũy. Nói cách khác, bạn cảm thấy thoải mái với tỷ lệ tích lũy từ 20-25%, và bạn cũng nên tích lũy nhiều hơn mức đó nếu nó không quá ảnh hưởng đến mức độ sống và nhu cầu chi tiêu của bạn.
Nếu bạn không có mục tiêu tài chính cụ thể?
Bạn có thể hài lòng với nơi đang sống, có một khoản tiền cho các trường hợp khẩn cấp và chưa có kế hoạch chi tiêu một khoản tiền lớn trong tương lai gần. Có thể lúc này, bạn nghĩ mình chỉ cần chuyển tất cả tiền tích lũy của mình vào hưu trí hay tài khoản ở một quỹ hưu trí tự nguyện.
Lời khuyên là không nên.
Mặc dù việc khai thác các lợi ích về thuế cũng như lợi tức của các quỹ hay bảo hiểm hưu trí tự nguyện được xem là một phương án thông minh. Song, bạn cần phải hiểu rằng, một khi tiền của bạn nằm trong tài khoản hưu trí thì đồng nghĩa với việc nó bị mất tính thanh khoản. Trong một số trường hợp, việc rút tiền từ tài khoản hưu trí trước khi về hưu, hoặc trước thời hạn, có thể sẽ bị đánh thuế 5-10% như một loại phí phạt.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp mọi người rút tiền hoặc vay tiền từ khoản tích lũy hưu trí của họ để mua nhà, chuẩn bị cho kỳ nghỉ đi du lịch hoặc bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ về khoản tích lũy của mình, bạn có thể phân bổ nguồn tiền một cách hiệu quả cho các mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến khoản tích lũy hưu trí.
Để hiện thực hóa kế hoạch tích lũy cho việc nghỉ hưu của mình, nhiều nhà cố vấn tài chính luôn khuyên rằng bạn nên bắt đầu tích lũy cho mục đích hưu trí càng sớm càng tốt, và lý tưởng nhất là với chiến lược phân bổ khoảng 10-15% thu nhập của mình, với tỷ trọng 50/50, cho quỹ hưu trí và các mục tiêu khác.
Tại sao bạn CẦN có kế hoạch tài chính nghỉ hưu?
Nếu bạn còn trẻ và muốn tổ chức một đám cưới hoành tráng hay chi trả cho một khoản trả trước một ngôi nhà mơ ước trong vài năm tới, bạn sẽ có thể muốn trì hoãn việc tích lũy hưu trí của mình cho đến khi đạt được những mục tiêu trên. Nhưng đừng làm như vậy.
Tích lũy một khoản tiền nhỏ cho quỹ hưu trí, thậm chí 2%-5% tiền lương của bạn, hay đơn giản hơn 50,000đ mỗi ngày vẫn được xem là điều cần thiết vì nó sẽ đem lại lợi ích lớn về lãi kép trên số tiền tích góp được trong 30 hoặc 40 năm. Ngoài ra, một lý do quan trọng khác để bắt đầu một quỹ hưu trí đó là nó sẽ giúp bạn tập thói quen đầu tư. Sự tự do tài chính, nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính, không đến với bất kỳ một ai trong một sớm một chiều, mà nó được hình thành theo thời gian cộng với tính kỷ luật tài chính cá nhân của mỗi người.
Hầu như không ai thích tích lũy cho hưu trí cả, bởi nó được xem là một mục tiêu quá xa vời và thật khó khăn khi phải để dành một khoản tiền trong khi bạn còn nhiều mục tiêu gần khác cần sử dụng khoản tiền đó.
Nhưng hãy nghĩ xem, rất có thể bạn sẽ có một kỳ nghỉ hưu dài 20 năm sau này và trợ cấp hưu trí, hay lương hưu, mà bạn nhận được từ Bảo hiểm xã hội chỉ đóng góp được một phần rất nhỏ so với nhu cầu tài chính của bạn trong khoảng thời gian đó. Do vậy, muốn nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính, hãy bắt đầu tích lũy từ bây giờ, dù ít hay nhiều, hãy cố gắng dành ra một ít cho quỹ hưu trí của bạn.
- #Cân bằng tích lũy giữa hưu trí và các mục tiêu khác
- #kế hoạch tài chính nghỉ hưu
- #nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Làm sao để nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính?
10/05/24
Chính sách nghỉ hưu mới nhất năm 2024
08/05/24
Đầu tư sớm để độc lập tài chính nghỉ hưu sớm
04/03/24
Chuẩn bị hưu trí phải làm gì?
29/02/24
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
05/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Toàn cảnh tình hình quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam
19/10/24