Điểm nhấn chính:
- Cố vấn tài chính là những người có kiến thức và am hiểu sâu sắc về thị trường tài chính và đầu tư chứng khoán.
- Chọn cố vấn tài chính không đồng nghĩa với việc phó mặc tài sản của mình cho người khác.
- Nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố trước khi chọn ra cố vấn tài chính phù hợp với cá nhân mình để quản trị rủi ro trong chứng khoán.
Cố vấn tài chính là ai?
Trên lý thuyết, cố vấn tài chính là người hỗ trợ và tư vấn cho những khách hàng có nhu cầu với các kế hoạch tài chính cụ thể. Ngoài ra, các cố vấn tài chính còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, đầu tư, tiết kiệm, giáo dục… của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các mục tiêu tài chính trong cuộc sống.
Vì vậy, cố vấn tài chính là những người có am hiểu về các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, các chiến lực đầu tư và tiết kiệm, sau đó sử dụng kiến thức và chuyên môn để xây dựng các kế hoạch tài chính được cá nhân hóa nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của khách hàng, đặc biệt là trong quản trị rủi ro trong chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán có rủi ro không?
Năm 2023 là năm chứng kiến những biến động và chịu áp lực lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam do chịu ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán quốc tế. Điển hình là, thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa 6 tháng đầu năm chứng kiến nhiều phiên giao dịch trầm lắng, thanh khoản sụt giảm mạnh so với năm ngoái. Nhà đầu tư F0 thiếu thông tin, kinh nghiệm khi đâu tư có khả năng mất tiền, thua lỗ.
Trong khi đó, cố vấn tài chính lại là người có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính, họ có khả năng phân tích tình hình tài chính, mức độ chịu đựng rủi ro và những mong muốn đầu tư khác của từng khách hàng để đưa ra bảng phân phối tài sản đầu tư một cách hợp lý nhất, đem lại lợi nhuận đầu tư cao nhất cho khách hàng của mình. Vì vậy, ngày nay, vai trò của cố vấn tài chính trong việc quản trị rủi ro trong chứng khoán được đề cao hơn bao giờ hết.
Tài sản đạt mức bao nhiêu thì mới nên cân nhắc thuê một cố vấn tài chính?
Ở Việt Nam, hiện cố vấn tài chính chưa phát triển, thường đa số các cố vấn sẽ chỉ tư vấn cho những khách hàng có giá trị tài sản ròng cá nhân cao, với mức đầu tư tối thiểu thông thường là 2 tỷ đồng cho mức thấp nhất và có thể lên tới 20 – 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng là ngành cố vấn tài chính và quản lý tài sản, gia sản sẽ càng ngày cang phát triển và sau nay, bạn có thể tìm thấy cố vấn tài chính ngay cả khi bạn có tài sản 100 triệu đồng.
Chi phí thuê cố vấn tài chính có đắt không?
Cố vấn tài chính dựa trên phí trung bình theo giờ và có thể rất đắt đỏ, thậm chí lên đến hàng triệu đồng một giờ. Các cố vấn dựa trên hoa hồng sẽ nhận được phần trăm trên tổng số giao dịch mà bạn thực hiện. Các cố vấn cung cấp các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư có thể tính phí 0.5% - 2% trên tổng giá trị tài sản được quản lý.
Các lưu ý khi lựa chọn cố vấn tài chính
Song, chọn cố vấn tài chính không đồng nghĩa với việc phó mặc tài sản của mình cho người khác. Vì thế, bạn nên cân nhắc các yếu tố khi lựa chọn cố vấn tài chính cho mình.
- Phù hợp với quan điểm sống: Nếu một cố vấn tài chính có chung quan điểm sống với khách hàng thì khi đưa ra các khuyến nghị sẽ thỏa mãn với mong muốn của khách hàng tốt hơn.
- Đặt ra những mục tiêu cụ thể: Qua đó, cố vấn tài chính có thể hiểu và xây dựng lộ trình đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
- Có kiến thức cơ bản về các loại tài sản đầu tư: Trước khi chọn cố vấn tài chính, bạn nên có những kiến thức cơ bản về các loại hình đầu tư, từ đó cũng có thể hiểu được mình đang “đặt cược” vào điều gì và nên kỳ vọng như thế nào.
- Tham khảo các trang Web uy tín: Hiện nay, có đa dạng các website về tài chính mà bạn có thể tham khảo, nổi bật trong đó là Cộng đồng Cố vấn Tài chính (VWA). VWA là tổ chức được thành lập nhằm đưa các cố vấn tài chính đến gần với các nhà đầu tư hơn, gồm một nhóm khoảng 150,000 thành viên trong đó có 9 thành viên thuộc Hội đồng Chuyên môn. Qua đó, bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi đưa ra quyết định đầu tư, với phương pháp này, bạn có thể giảm được kha khá chi phí so với việc thuê một nhà lập kế hoạch tài chính riêng.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.