Điểm nhấn chính:
- Để trẻ em kiếm những khoản tiền nhỏ thông qua công việc gia đình có thể giúp chúng xây dựng tính tự lập cần thiết cho cuộc sống sau này.
- Cho phép trẻ em quan sát các cuộc thảo luận về ngân sách có thể giúp chúng học cách chi tiêu có trách nhiệm
- Việc giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm rất quan trong. Thông qua các trò chơi bàn cờ, đầu tư thực tiễn là phương pháp dạy con hiện đại và thú vị về tài chính.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các thói quen tài chính thường bắt đầu hình thành từ lúc 7 tuổi. Vì vậy, việc giáo dục tài chính cho trẻ, hình thành những thói quen tài chính từ nhỏ thì sẽ rất dễ để hướng trẻ đến một con đường an toàn tài chính trong cuộc sống sau này. Sau đây là 7 hoạt động mà bạn có thể hướng dẫn con mình:
1. Để trẻ tự kiếm tiền tiêu vặt
Khi bạn cho phép con mình tự kiếm tiền tiêu vặt, chúng sẽ dần tự học được cách chi tiêu cẩn thận với số tiền đó hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho con em mình tiền tiêu vặt như là “trả lương” khi làm công việc nhà. Việc giáo dục tài chính cho trẻ thông qua trả lương khi làm việc nhà sẽ giúp trẻ học được cách hoạch định ngân sách cho chính bản thân, chẳng hạn như phân bổ bao nhiêu tiền để mua đồ chơi hay dành bao nhiêu để đi chơi với bạn bè.
2. Làm việc bán thời gian
Khi vào trung học, con bạn sẽ rất bận rộn với bài tập trên trường và các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là thời điểm thích hợp để cho phép chúng cọ xát với cuộc sống xã hội, nhưng vẫn dưới sự giám sát cẩn thận của bạn. Nếu chúng có hứng thú, hãy ủng hộ chúng kiếm tiền bằng các công việc bán thời gian như là giúp đỡ hàng xóm, làm đồ thủ công để bán trên mạng, hoặc làm công việc phục vụ, thu ngân, kiếm tiền dựa trên kỹ năng khi chúng lớn hơn.
3. Cho trẻ tâp đi chợ, đi chơi với một ngân sách nhất định
Bạn có thể giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm thông qua việc tập cho trẻ đi chợ, đi siêu thị và làm quen với giá cả và việc dùng tiền. Ví dụ, bạn đưa trẻ 100,000đ và yêu cầu trẻ vào tiệm bánh ngọt mua đồ ăn sáng cho cả nhà 4 người. Khi đó, trẻ sẽ phải tìm các món mình muốn ăn và đủ 4 món cho 4 người. Trong lúc chọn lựa, trẻ sẽ có ý thức về giá cả, và việc đủ tiền, thiếu tiền, và không phải lúc nào mình cũng có thể mua món mình muốn.
4. Chơi các trò chơi liên quan tới quản lý tiền
Trò chơi bàn cờ (Board game) có thể giúp trẻ làm quen với những kỹ năng như phân tích tình huống, lập chiến lược, phán đoán, và cả vai trò của tiền bạc trong mỗi chiến lược theo trò chơi. Ví dụ, bạn có thể cùng con chơi Cờ tỷ phú, thông qua giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm, dạy con cách tiêu tiền, đầu tư tài chính. Trong trò chơi này, tiền mặt là rất quan trọng các giao dịch mua bán, sở hữu tài sản, nếu bé tiêu tiền phung phí thì sẽ không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài chính, trả nợ. Từ đó, chúng sẽ nhận ra tầm quan trọng của tiền mặt và tiết kiệm.
5. Mở tài khoản ngân hàng
Heo đất là “ngân hàng” trữ tiền phổ biến nhất của trẻ em, nhưng khi con bạn lớn hơn, hãy cân nhắc việc mở cho con một tài khoản ngân hàng riêng, hoặc liên kết với tài khoản của bạn. Tiếp xúc thực tế là cách tốt để giáo dục tài chính cho trẻ với bất kỳ bài học nào. Do vậy, với một tài khoản, bạn có thể dễ dàng bắt đầu giới thiệu về ngân hàng, cách ngân hàng hoạt động cho con bạn. Khi mà chúng bắt đầu kiếm được tiền lương, hãy giúp chúng hiểu định nghĩa về giá trị thời gian của tiền và lãi suất, và tạo một khoản dự phòng cho tương lai.
6. Giới thiệu về đầu tư
Chìa khóa quan trọng để có sức khỏe tài chính ổn định trong dài hạn là biết đầu tư một cách khôn ngoan vào cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ loại tài sản nào, đồng thời tìm hiểu kỹ có những công cụ đầu tư nào và chúng hoạt động ra sao. Bạn có thể tạo tài khoản giám hộ tại các đại lý môi giới chứng khoán để giúp con mình có thể đầu tư chứng khoán trực tiếp. Việc học quản lý tài chính từ nhỏ sẽ giúp con bạn sau khi trưởng thành có thể tự mình quản lý các tài khoản đầu tư, tiết kiệm đó.
7. Có những cuộc trò chuyện thành thật về tiền bạc để giáo dục tài chính cho trẻ từ nhỏ
Hãy cởi mở và thành thật về các vấn đề tài chính trong gia đình, bao gồm cả khi khó khăn. Cha mẹ thường có một quan niệm rằng chia sẻ cách vấn đề tiêu cực với con sẽ chỉ làm chúng thêm lo lắng, đặc biệt là khi họ mất việc hay những vấn đề tài chính gia đình khác. Tuy nhiên, nếu bạn cùng con chia sẻ, điều này không những rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, mà còn là một cách giáo dục tài chính cho trẻ
và chuẩn bị một hành trang tốt để chúng có thể tự mình xử lý các vấn đề tương tự trong tương lai. Hãy trò chuyện cùng con về ngân sách chi tiêu và cắt giảm những thứ không cần thiết trong thời điểm tài chính gia đình cần được thắt chặt để con có biết cách quản lý tài chính từ nhỏ.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.