Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách tiết kiệm tiền sinh hoạt

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Cách tiết kiệm tiền sinh hoạt giúp bạn duy trì ổn định tài chính, giảm bớt áp lực tài chính hàng ngày và đạt được các mục tiêu đề ra.

    - Lập ngân sách chi tiêu gia đình hợp lý là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay.  

    Vì sao cần phải tiết kiệm tiền sinh hoạt?

    Tiết kiệm tiền sinh hoạt giúp bạn duy trì ổn định tài chính, giảm bớt áp lực tài chính hàng ngày và đảm bảo bạn có khả năng chi trả các chi phí cơ bản như chi phí nhà ở, thực phẩm, đi lại, và hóa đơn hàng tháng.

    Đây cũng là cách hiệu quả để bạn đạt được các mục tiêu tài chính một cách hiệu quả như mua nhà, mua ô tô, phát triển kinh doanh…v.v Bên cạnh đó, việc tích lũy một quỹ tiết kiệm có thể giúp bạn giảm rủi ro tài chính trong tương lai bằng cách chuẩn bị các quỹ khẩn cấp để phục vụ cho những khoản chi phí phát sinh bất ngờ trong tương lai.  

    Cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm

    1. Lập ngân sách chi tiêu gia đình hợp lý

    Lập ngân sách chi tiêu giúp bạn kiểm soát được các khoản thu chi để chủ động hơn trong việc quản lý dòng tiền của gia đình. Để lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc sau:

    Trước hết, hãy bắt đầu bằng các xác định rõ khả năng tài chính của gia đình thông qua việc ghi lại tất cả các nguồn thu nhập hàng tháng của gia đình, bao gồm lương, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ bất động sản, hoặc các khoản thu nhập khác. Tiếp theo đó, liệt kê các chi phí cố định hàng tháng cũng như các chi phí biến động như thực phẩm, giải trí, y tế, quần áo,...có thể thay đổi hàng tháng.

    Bên cạnh đó, hãy xem xét và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết hoặc quá xa xỉ để sử dụng khoản tiền đó vào mục tiêu tài chính khác phù hợp hơn. Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc 50/20/30 chia nhỏ số tiền phục vụ cho các chi tiêu trong cuộc sống giúp tiết kiệm hiệu quả và ổn định hơn. Trong đó nhu cầu thiết yếu chiếm 50%, chi tiêu cá nhân chiếm 30%, còn lại dành cho các nhu cầu khác như tiết kiệm hay đầu tư.

    2. Đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng

    Sau khi xây dựng kế hoạch chi tiêu, bạn vẫn cần đánh giá tình hình tài chính gia đình vào cuối tháng. Nếu các khoản chi vượt quá dự kiến hoặc bằng tổng thu nhập gia đình thì bạn nên cân chỉnh lại hoạt động chi tiêu cho tháng sau. Qua đó, tình hình tài chính của gia đình luôn ở mức cân bằng mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.

    3. Xây dựng và duy trì thói quen tiết kiệm

    Biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và tạo thói quen tiết kiệm giúp tích lũy một khoản tiền, đem đến sự an tâm và ổn định về tài chính trước các tình huống không mong đợi chẳng hạn như mất việc làm hay các chi phí y tế đột ngột,...v.v Nếu không muốn gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp, bạn có thể chọn các ứng dụng tài chính công nghệ có cung cấp tính năng gửi tiết kiệm như ZaloPay, ViettelPay, hay ứng dụng đầu tư Tititada... Định kỳ mỗi tháng, bạn có thể gửi vào một khoản tiền dư sau khi đã loại trừ các chi phí sinh hoạt hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm và duy trì hành động đó mỗi tháng, bạn sẽ hình thành thói quen tiết kiệm.

    4. Lên danh sách và so sánh giá sản phẩm trước khi mua

    Tạo các danh sách sản phẩm trước khi mua sắm giúp bạn hạn chế phát sinh chi tiêu không cần thiết. Khi so sánh giá cả, bạn sẽ tìm được nơi bán sản phẩm với giá rẻ hay đang có các chương trình giảm giá hay khuyến mãi giúp bạn tận dụng các ưu đãi đó, tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

    Tuy nhiên, chương trình khuyến mãi cũng chính là con dao hai lưỡi khi đánh thẳng vào tâm lý ưa rẻ của người tiêu dùng. Vì vậy, để trở thành một người tiêu dùng khôn ngoan, bạn cần phải cân nhắc liệu những món đồ đó có thực sự cần thiết cho gia đình hay không. Dù mua phải một món đồ rẻ nhưng nếu không dùng đến thì cũng có thể coi đó là một sự lãng phí.

    5. Theo dõi biến động từ thẻ tín dụng

    Thẻ tín dụng sẽ là một giải pháp tài chính tối ưu cho gia đình.Tuy nhiên, nếu bạn không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, việc lạm dụng thẻ tín dụng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, điển hình là chi trả mức lãi suất trả chậm cũng như phí phạt khá lớn. Do đó, bạn nên quản lý chặt chẽ mức chi tiêu qua thẻ tín dụng, chỉ nên chi tiêu khoảng 30% hạn mức thẻ tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ mỗi kỳ.

    6. Tiết kiệm năng lượng sử dụng

    Ngày nay, các hóa đơn tiền điện luôn giữ ở mức trong các hộ gia đình vì nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, bật máy lạnh liên tục trong mùa hè. Vì vậy, tiết kiệm năng lượng là một cách tiết kiệm tiền sinh hoạt hiệu quả cho gia đình và có thực hiện từ những việc đơn giản. Cụ thể là:

    - Tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng; sử dụng quạt thay vì điều hòa nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng.

    - Chọn các thiết bị điện tử và gia dụng có nhãn năng lượng cao (Energy Star) vì chúng sử dụng ít năng lượng hơn so với các thiết bị thông thường.

    - Sử dụng đèn LED thay vì đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang compact (CFL), vì đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn và có tuổi thọ cao hơn.

    Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc các hệ thống năng lượng tái tạo khác để sử dụng nguồn năng lượng xanh, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm một khoản tiền kha khá cho gia đình bạn.

    7. Tìm cách tăng thu nhập

    Bên cạnh những giải pháp trên, bạn có thể dùng số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư vào các tài sản tài chính cũng giúp tăng khả năng thu nhập cho gia đình bạn. Hiện nay có khá nhiều các phương pháp đầu tư khác nhau mà bạn có thể lựa chọn như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Tuy nhiên, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, vì vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ các ưu và nhược điểm của phương pháp đầu tư để tránh rơi vào tình trạng lỗ vốn.

    8. Dạy trẻ cùng tiết kiệm

    Dạy trẻ tiết kiệm là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ hình thành thói quen tài chính tốt và phát triển sự nhận thức về giá trị của tiền bạc. Bạn có thể dạy con học cách tiết kiệm tiền sinh hoạt thông qua các việc hằng ngày như: Tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng hay hạn chế làm hư hỏng/vẽ bậy lên các vật dụng trong nhà để tiết kiệm chi phí thay mới và sửa chữa… Bên cạnh đó, trẻ con thường học theo hành vi của người lớn, vì vậy hãy làm gương bằng cách thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. Hãy chia sẻ với trẻ cách bạn lập kế hoạch chi tiêu và cùng với trẻ thảo luận về các quyết định tài chính, giúp trẻ mở rộng tư duy độc lập về tài chính.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán