Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Blockchain có thể can thiệp vào ngành nào tiếp theo?

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Blockchain ngày càng trở nên phổ biến và dần can thiệp vào nhiều ngành khác nhau của thị trường. 

    - Một số ngành, lĩnh vực nổi bật như kế toán, sức khỏe, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, tài chính,.v.v   

    Tìm hiểu cùng Tititada! 

    Ngay cả khi các loại tiền kỹ thuật số không còn được quan tâm rộng rãi, trở nên bất hợp pháp hoặc chịu sự quản lý chặt chẽ, blockchain vẫn có nhiều khả năng tồn tại lâu dài và bền vững.  

    Đó là bởi vì nó có tính ứng dụng và linh hoạt cao, có khả năng can thiệp hơn vào hầu hết mọi ngành và lĩnh vực của thị trường. Nghĩa là nó có thể ảnh hưởng, theo cách hỗ trợ hoặc thay thế, các bộ phận kế toán, quản trị doanh nghiệp và nhân sự của mọi công ty. Theo đó, có thể tác động sâu sắc đến các lĩnh vực như ngân hàng, điện toán đám mây, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và bất động sản.  

    Ứng dụng công nghệ blockchain lan rộng khắp các ngành 

    Có một số cách mà tất cả các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ blockchain, bất kể họ thuộc ngành nào, chẳng hạn như: 

    Kế toán 

    Blockchain có thể mang lại lợi ích cho kế toán bằng cách tự động hóa việc thu thập và tổ chức dữ liệu cũng như nhiều công việc kế toán thông thường như quản lý bảng lương. Blockchain có khả năng làm giảm các trường hợp lỗi và hành vi gian lận của con người. 

    Quản trị doanh nghiệp  

    Blockchain có thể tăng tính minh bạch cách thức quản lý một tổ chức thông qua các hợp đồng thông minh — thỏa thuận điện tử được thực hiện tự động dựa trên các điều kiện định trước. Blockchain cũng có thể cho phép cổ đông bỏ phiếu thông qua proxy (một tổ chức được ủy quyền hợp pháp) và hợp tác trong việc đưa ra các đề xuất cho công ty.  

    Nhân lực 

    Quản lý nguồn nhân lực có thể trở nên hiệu quả hơn bằng cách ứng dụng công nghệ blockchain. Trong đó, hợp đồng thông minh có thể giúp thực hiện các công việc như tiến hành kiểm tra lý lịch và xác minh lịch sử việc làm của ứng viên nhanh hơn.   

     Tiềm năng của blockchain trong lĩnh vực tư nhân

    Blockchain có thể có những tác động cụ thể và sâu sắc đến một số ngành và lĩnh vực thị trường cụ thể. Ví dụ: 

    Điện toán đám mây 

    Blockchain có thể giúp phân cấp điện toán đám mây, giúp việc sử dụng tài nguyên máy tính và lưu trữ dữ liệu của công nghệ điện toán đám mây hiệu quả hơn. Phân cấp lưu trữ dữ liệu cũng có thể giúp cho hệ thống mạng dựa trên đám mây được an toàn hơn. 

    Quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) 

    Các trình duyệt web dựa trên blockchain có thể thay đổi cách thức hoạt động của quảng cáo trực tuyến. Công nghệ blockchain có thể cho phép các công ty đưa quảng cáo trực tiếp tới người dùng internet, và người tiêu dùng sẽ nhận được các quảng cáo có chọn lọc và nhắm đến đúng sở thích của họ một cách tốt hơn. 

    Nghệ thuật 

    Blockchain với sổ cái phân tán có thể theo dõi lịch sử, xuất xứ và tài liệu lưu trữ liên quan cho các tác phẩm nghệ thuật được sưu tầm. Các tác phẩm nghệ thuật được các token không thể thay thế (NFT) — cũng sử dụng công nghệ blockchain — biểu thị quyền sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số. 

    Thực phẩm và đồ uống (F&B) 

    Công nghệ blockchain đảm nhận một vai trò khá tốt giúp cho chuỗi cung ứng thực phẩm và đồ uống an toàn và hiệu quả hơn. Chuỗi cung ứng thực phẩm trên blockchain được minh bạch hơn, cho phép bạn có thể truy tìm nguồn gốc, xuất xứ của chúng nhanh hơn. Các chứng nhận như thực phẩm hữu cơ cũng có thể được xác minh dễ dàng và blockchain giúp mang lại những đánh giá toàn diện hơn trong chuỗi cung ứng. 

    Bảo hiểm và Sức khỏe 

    Hệ thống bệnh viện và mạng lưới chăm sóc sức khỏe khác có thể sử dụng công nghệ blockchain để chia sẻ dữ liệu, bao gồm hồ sơ bệnh nhân, đánh giá mức độ hiệu quả và đảm bảo an toàn hơn. Blockchain được cấp phép có thể chia sẻ hồ sơ một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Blockchain cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả và thanh toán bảo hiểm xuyên biên giới. 

    Dược phẩm 

    Công nghệ blockchain có khả năng tăng tốc độ quá trình khám phá thuốc của ngành dược phẩm, vốn được biết đến là mất nhiều thời gian và tốn kém, bằng cách cho phép tăng tương tác nhiều hơn và tốt hơn giữa các nhà nghiên cứu. Nhờ blockchain, quá trình phát triển thuốc này có thể trở nên an toàn hơn cũng như tăng tính minh bạch của quy trình. 

    Bất động sản 

    Áp dụng công nghệ blockchain vào các giao dịch bất động sản có thể giúp việc chuyển nhượng tài sản hiệu quả hơn. Công nghệ blockchain có thể hỗ trợ khả năng ghi chép và theo dõi các giao dịch bất động sản, từ đó giúp đảm bảo tính chính xác của các giao dịch. 

    Bán lẻ 

    Các thị trường phi tập trung có thể cho phép người mua và người bán kết nối trực tiếp với nhau, điều này có thể giúp giảm giá sản phẩm bằng cách loại bỏ khoản chênh lệch giá do các nhà bán lẻ áp đặt.   Người bán có thể hạn chế các khoản phí và rảo cản bởi mô hình nhà bán lẻ truyền thống. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng công nghệ blockchain để tăng cường các chương trình khuyến mãi và khách hàng thân thiết.   

    Can thiệp vào các lĩnh vực công 

    Ứng dụng công nghệ blockchain đang mở rộng mạnh mẽ sang khu vực công, trở thành một phần trong xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào cải cách hành chính. Nhiều cơ quan chính phủ hiện vẫn gặp phải tình trạng quan liêu, thiếu minh bạch và kém hiệu quả—những vấn đề mà tiềm năng của blockchain có thể giúp giải quyết một cách đáng kể. Nhờ đặc tính sổ cái phân tán, minh bạch và không thể sửa đổi, blockchain có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời hạn chế tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực công. 

    Một ví dụ nổi bật là lĩnh vực bầu cử. Nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng công nghệ blockchain vào quy trình bỏ phiếu có thể giúp cải thiện tính công bằng, tăng độ tin cậy và bảo mật. Toàn bộ quá trình từ đăng ký cử tri, xác thực danh tính đến kiểm phiếu đều có thể được ghi nhận minh bạch trên nền tảng blockchain, giúp giảm thiểu gian lận và tăng tính trách nhiệm trong từng bước.  

    Tuy vậy, không phải không có những cảnh báo. Một báo cáo năm 2020 của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chỉ ra những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến bảo mật trong việc triển khai hệ thống bỏ phiếu dựa trên blockchain, cho thấy rằng tiềm năng của blockchain vẫn cần được đánh giá cẩn trọng khi áp dụng vào các hệ thống dân chủ trọng yếu như bầu cử.   

    Ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính

    Tiềm năng của blockchain đang mở rộng vượt ra ngoài lĩnh vực thanh toán, vốn được biết đến rộng rãi thông qua các loại tiền điện tử như Bitcoin. Không chỉ dừng lại ở vai trò một công cụ giao dịch, ứng dụng công nghệ blockchain đang dần len sâu vào nhiều phân ngành khác của hệ thống tài chính toàn cầu, tạo ra xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối mang tính đột phá. 

    Một số doanh nghiệp đã khai thác blockchain để xây dựng thị trường dự đoán phi tập trung, tập trung vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Nhờ khả năng lưu trữ và xác minh dữ liệu minh bạch, blockchain còn được kỳ vọng hỗ trợ việc tổ chức và xử lý dữ liệu cho các mô hình dự báo—từ giao thông cho tới thời tiết. 

    Dưới đây là một số lĩnh vực tài chính tiêu biểu mà tiềm năng của blockchain được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới: 

    Ngân hàng 

    Trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ blockchain giúp người dùng ở các quốc gia đang phát triển hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tài chính tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng cơ bản. Không chỉ vậy, blockchain kết hợp cùng tiền kỹ thuật số còn mở ra khả năng chuyển tiền xuyên biên giới gần như tức thì, với chi phí thấp và độ trễ giao dịch không đáng kể. 

    Mặc dù các tổ chức tài chính truyền thống—đặc biệt tại Mỹ—ban đầu tỏ ra dè dặt trước công nghệ này, họ hiện đang dần nhận ra tiềm năng của blockchain trong việc tối ưu hóa hoạt động vận hành và mở rộng tiếp cận người dùng. 

    Huy động vốn  

    Xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối cũng đang tác động mạnh mẽ đến mô hình huy động vốn. Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) đã trở thành một kênh phổ biến để các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia tài trợ cho dự án khởi nghiệp, sản phẩm sáng tạo hoặc các hoạt động vì cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn các nền tảng gọi vốn hiện nay vẫn hoạt động như bên trung gian, thu phí dịch vụ và kiểm soát quy trình. 

    Blockchain có thể thay đổi hoàn toàn cách huy động vốn hoạt động, bằng cách loại bỏ vai trò trung gian, tạo ra sự kết nối trực tiếp giữa chủ dự án và người góp vốn. Nhờ vào tính minh bạch và bảo mật cao, blockchain mang lại niềm tin cho các bên tham gia, đồng thời đơn giản hóa quá trình xác thực, phân phối vốn và theo dõi tiến độ sử dụng vốn.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán