Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chiến dịch CSR trong phát triển bền vững

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - CSR đề cập đến nỗ lực và trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu hoặc tránh các tác động có hại, đồng thời tối đa hóa tác động tích cực và hữu ích lâu dài đối với xã hội. 

    - Doanh nghiệp cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của mình, đồng thời tạo ra phong trào tích cực để mọi người có trách nhiệm vì một đất nước phát triển thịnh vượng, bền vững.   

    Tính bền vững bắt nguồn từ kinh tế tài nguyên thiên nhiên, nhưng cụm từ này đã được phổ biến rộng rãi và biết đến hơn trong kinh tế ám chỉ việc phát triển phải đi cùng với bền vững và bình đẳng xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hay CSR, thường đề cập đến cam kết của công ty trong việc thực hiện tính bền vững quản lý tốt môi trường và bối cảnh xã hội nơi công ty hoạt động.  

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về khái niệm chiến dịch CSR, những điều cần lưu ý khi thực hiện cũng như thành công vang dội của doanh nghiệp khi theo đuổi chiến dịch này như một triết lý kinh doanh.   

    Chiến dịch CSR là gì? 

    CSR viết tắt cho Corporate Social Responsibility, có thể dịch là “Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”. Thuật ngữ này đề cập đến những chính sách và chiến lược được doanh nghiệp thực hiện nhằm tiếp cận các vấn đề của cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng tích cực tới doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Cụ thể, các chiến dịch CSR sẽ đem lại giá trị bền vững trong quá trình phát triển của công ty và thực hiện nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội. Mục đích sau cùng của chiến lược này vẫn là mục tiêu tăng trưởng, nhận diện thương hiệu và phát triển hoạt động kinh doanh dài hạn. Phạm vi hoạt động của các chiến dịch này thường được ủng hộ mở rộng chứ không chỉ gói gọn trong “từ thiện” hay “tình nguyện”. 

    Trách nhiệm môi trường liên quan đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh doanh đối với môi trường. Các công ty nên thực hiện các biện pháp bền vững để giảm lượng khí thải carbon, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy cân bằng sinh thái. Điều này bao gồm áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, triển khai các hệ thống quản lý chất thải, thúc đẩy tái chế và tiêu dùng có trách nhiệm, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.   

    Trách nhiệm đạo đức và nhân quyền nhấn mạnh đến việc đối xử công bằng với tất cả các cá nhân và tôn trọng nhân quyền trong các hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Các công ty nên duy trì thông lệ kinh doanh có đạo đức, thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập, đồng thời đảm bảo việc bảo vệ nhân quyền, quyền lao động và phúc lợi của người lao động trong suốt quá trình hoạt động của họ. 

    Trách nhiệm từ thiện liên quan đến việc tích cực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động từ thiện và các sáng kiến phát triển cộng đồng. Các công ty nên tham gia vào các hoạt động từ thiện đáp ứng nhu cầu xã hội và có tác động tích cực đến cộng đồng địa phương. 

    Trách nhiệm kinh tế đề cập đến cam kết của công ty trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế của xã hội. Các doanh nghiệp nên đặt mục tiêu tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo cơ hội việc làm và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng nơi họ hoạt động.   

    Mức độ ảnh hưởng của chiến dịch CSR tới doanh nghiệp 

    Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn có được khách hàng lâu dài đều phải hiểu rằng khách hàng trung thành với những thương hiệu có chung niềm tin và giá trị của công ty phù hợp với họ. Bằng cách thực hiện các chiến dịch CSR, doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi thế cạnh tranh của mình và nâng cao nhận thức về thương hiệu theo cấp số nhân. Các chiến dịch CSR là cơ hội để các tổ chức thể hiện giá trị doanh nghiệp của mình và tiếp cận những khách hàng có chung lý tưởng.  

    Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng được thông tin nhiều hơn trong môi trường số hóa ngày nay thì họ hiểu rằng họ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thế giới này và do đó, việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ với các doanh nghiệp có chiến dịch CSR mang lại cho họ cảm giác thân thuộc. Doanh nghiệp càng có trách nhiệm với xã hội thì càng nhận được nhiều sự ủng hộ từ khách hàng. 

    Ngoài ra, cách một công ty lựa chọn đối xử với nhân viên của mình cũng đóng một vai trò quan trọng trong thành công chung của công ty. Nếu nhân viên cảm thấy không được đánh giá cao và tin rằng họ chỉ đơn giản là phương tiện để người sử dụng lao động kiếm tiền, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc của họ. Mặt khác, những nhân viên cảm thấy rằng công việc họ làm là quan trọng và họ là tài sản quý giá đối với người chủ sẽ tự nhiên cảm thấy có động lực hơn để cố gắng hết sức để giúp thương hiệu thành công. Cung cấp cho nhân viên cơ hội tình nguyện trong cộng đồng trong giờ làm việc thông thường là cơ hội tuyệt vời để trưởng thành và phát triển cá nhân bởi khi nhân viên hoạt động tích cực trong cộng đồng, họ đang đóng vai trò là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp.  

    Cuối cùng, mỗi doanh nghiệp đều có vị trí trên những khu vực nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, nhờ đó làm tăng doanh thu.   

    Doanh nghiệp cần chú ý gì khi thực hiện chiến dịch? 

    Thoạt nhìn nhiều doanh nghiệp cho rằng các hoạt động CSR thường mang tính phô trương, tốn kém nhưng trên thực tế đây là kêu gọi hỗ trợ để xã hội cùng chung tay vì hoạt động cộng đồng. Hoạt động CSR nên được đón nhận và nhân rộng. Việc thực hiện CSR không nhất thiết cần nguồn ngân sách dồi dào, nhiều khi chỉ cần nguồn lực khiêm tốn cũng có thể tạo ra những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. 

    Các doanh nghiệp thường lầm tưởng chiến dịch CSR là làm từ thiện cho người nghèo, những người kém may mắn trong cuộc sống. Về lý thuyết, nhìn nhận này không sai, nhưng làm từ thiện chỉ là một phần rất nhỏ, trong khi đó CSR là chiến lược chủ động và hướng đến nhiều đối tượng với nhiều chủ đề khác nhau nhằm mục đích đem lại sự cải thiện, phát triển trong môi trường xung quanh của mọi người. 

    Không chỉ có những tập đoàn lớn mới có khả năng thực hiện chiến dịch CSR. Mỗi doanh nghiệp, mỗi cá thể trong đó đều được khuyến khích thể hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường sống của họ. CSR nên là một phần trọng yếu trong chiến lược phát triển bền vững, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp, cho cộng đồng và xã hội, bắt đầu từ những hành động cụ thể của từng cá nhân ngay từ hôm nay. 

    Không thể không nhắc đến vai trò truyền thông, bởi nó quan trọng không kém trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện CSR. Thông qua báo, đài và các phương tiện truyền thông xã hội, các chương trình CSR thực sự cần được lan tỏa và nhiều người cùng chung tay hành động vì cộng đồng.   

    Tôn Hoa Sen đồng hành cùng chương trình “Vượt lên chính mình” 

    Với sự nỗ lực và quyết tâm trong việc mang hạnh phúc sẻ chia cùng cộng đồng, Tập đoàn Hoa Sen nhiều năm liền đồng hành cùng chương trình "Vượt lên chính mình" với tư cách nhà tài trợ chính, tiếp sức cho hành trình nhân đạo và lan tỏa tình yêu thương. Chương trình được phối hợp thực hiện và để lại nhiều xúc động trong lòng khán giả cả nước bởi nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện đa dạng và thiết thực. Từ đó, hình ảnh của Tập đoàn được phát triển mạnh mẽ, thân thiện và ấn tượng đến với cộng đồng. 

    Cùng với truyền thống và triết lý kinh doanh hướng đến cộng đồng với mong muốn giúp đỡ những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Tập đoàn đã hỗ trợ chương trình tổ chức các hoạt động, trò chơi với mục đích xóa nợ, cấp vốn làm ăn cho các đối tượng khó khăn và có nhu cầu trên khắp đất nước.  "Vượt lên chính mình" đã và đang trở thành biểu tượng niềm tin trong cuộc sống của hàng ngàn con người đang vật lộn với những khó khăn hàng ngày. Được chọn tham gia chương trình có thể nói là cơ hội đổi đời của những gia cảnh nghèo khó, của những con người lầm lũi mưu sinh qua ngày. 

    Không chỉ được biết đến với vị trí người tiên phong trong lĩnh vực tôn thép ở Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen còn nổi tiếng với thương hiệu gần gũi và gắn kết với cộng đồng. Ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, doanh nghiệp luôn chú trọng thực hiện các hoạt động xã hội thiết thực, tiếp tục lấy triết lý kinh doanh ''Trung thực - Cộng đồng - Phát triển" làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt, dẫn đường cho mọi hoạt động của Tập đoàn Hoa Sen ngay từ những ngày đầu thành lập. 

    Trong nỗ lực dài hạn hơn vì cộng đồng, hành trình phụng sự xã hội của Tập đoàn Hoa Sen là một hành trình bền bỉ theo thời gian. Lựa chọn đồng hành xuyên suốt cùng các chương trình thiện nguyện, Tập đoàn Hoa Sen đã, đang và vẫn sẽ nỗ lực từng ngày để đóng góp cho xã hội, thể hiện trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán