Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Hai trường hợp kinh điển mâu thuẫn lợi ích đại diện

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Sự sụp đổ của Enron là do ban lãnh đạo cố tình che giấu lỗ trước các cổ đông và công chúng, thông qua các thủ thuật kế toán gian xảo.

    - Vụ lừa đảo của Bernie Madoff là một trong những vụ Ponzi nổi tiếng nhất, lợi dụng sự nghi ngờ và sợ hãi của người tiêu dùng về ngành ngân hàng.

    Xung đột lợi ích

    Thế giới kinh doanh luôn xảy ra nhiều sự việc xung đột lợi ích khi một số người, một số lãnh đạo công ty đặt lợi ích cá nhân của họ lên trên nghĩa vụ của họ đối với công ty. Đây là một vị dụ điển hình về việc xung đột đại diện, khi ban điều hành công ty (người đại diện) xung đột lợi ích vớicác cổ đông của công ty (là bên principal). 

    Trong bài viết này, Tititada sẽ giới thiệu cho bạn hai trường hợp kinh điển trên thế giới về vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ đại diện trong kinh doanh.

    Vụ bê bối Enron

    Enron, từng là một trong những công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ, có giá trị hàng tỷ đô la nhưng lại bắt đầu thua lỗ vào năm 1997. Các giám đốc của Enron có nghĩa vụ pháp lý phải bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các nhà đầu tư nhưng đã không nghiêm túc thực hiện điều đó, và còn từ chối trách nhiệm giám sát của mình, khiến công ty dấn thân vào hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

    Khi các khoản nợ bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Vì lo lắng giá cổ phiếu sẽ lao dốc, đội ngũ quản lý của Enron đã che giấu các khoản lỗ bằng cách sử dụng các cấu trúc tài chính phức tạp và tạo ra các công ty mục đích đặc biệt (SPV) để che giấu khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận của mình.

    Cho đến năm 2001, các vấn đề này bắt đầu được phơi bày, dẫn đến việc giá cổ phiếu giảm từ hơn 90 đô la xuống dưới 1 đô la hay không. Công ty cuối cùng đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 12 năm 2001. Đây là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào thời điểm đó.

    Các cáo buộc hình sự đã được đưa ra đối với một số nhân vật chủ chốt của Enron bao gồm cựu giám đốc điều hành (CEO) Kenneth Lay, giám đốc tài chính (CFO) Andrew Fastow, và Jeffrey Skilling - người được bổ nhiệm làm CEO vào tháng 2 năm 2001 nhưng đã từ chức sáu tháng sau đó.

    Nhìn chung, vụ bê bối Enron đã để lại những hậu quả sâu rộng, không chỉ đối với bản thân công ty mà còn đối với nghề kế toán, các hoạt động quản trị doanh nghiệp, và đặc biệt là niềm tin của các nhân viên làm công ăn lương và giới đầu tư.

    Bernie Madoff

    Mô hình Ponzi cũng là ví dụ nổi trội về mâu thuẫn lợi ích của người đại diện. Sự thiếu giám sát và cơ chế thưởng nóng dựa trên kết quả kinh doanh ngắn hạn đã góp phần rất lớn việc phát sinh xung đột lợi ích của người đại diện. Nhiều nhà đầu tư bị mắc bẫy vào kế hoạch Ponzi vì nghĩ rằng việc quản lý tiền của họ bên ngoài một tổ chức ngân hàng truyền thống sẽ giảm chi phí, tiết kiệm tiền, và đặc biệt có thể kiếm được lãi suất cao.

    Một số kế hoạch Ponzi chỉ đơn giản là lợi dụng sự nghi ngờ và lo sợ của người dân về ngành ngân hàng, mà các nhà đầu tư khi nhìn từ bên ngoài vào sẽ không xác định được hay hiểu là người đứng đầu kế hoạch Ponzi, đang gom tiền của mọi người và có đang hành động vì lợi ích của cá nhân họ.

    Vụ lừa đảo của Bernie Madoff có lẽ là một trong những ví dụ điển hình nhất về kế hoạch Ponzi. Madoff đã tạo ra một hoạt động kinh doanh giả mạo tinh vi và tiêu tốn của các nhà đầu tư hết gần 16.5 tỷ USD vào năm 2009. Ông hứa hẹn với các nhà đầu tư về một mức lợi nhuận cao hơn hầu hết các công ty đầu tư và ngân hàng đang chào bán tại thời điểm đó. Chúng đầy hứa hẹn đến nỗi gần như tất cả các nhà đầu tư của ông đều ngoảnh mặt làm ngơ trước những nghi ngờ về hoạt động kinh doanh mà ông tạo ra. Madoff gửi tiền của họ vào tài khoản ngân hàng, và chi trả các khoản thanh toán lãi và gốc của các nhà đầu tư cũ bằng số tiền đầu tư của các nhà đầu tư mới đến sau.

    Kế hoạch của Madoff đã bị phơi bày khi anh ta thú nhận không còn khả năng chi trả cho các nhà đầu tư. Cuối cùng, ông đã bị buộc tội hình sự và bị kết án vì hành động của mình. Ông bị kết án 150 năm tù và đã qua đời sau song sắt ở tuổi 82 vào tháng 4 năm 2021.



      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán