Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Mua lại tài sản bằng vốn vay

Mua lại tài sản bằng vốn vay (Leveraged buyout, LBO), hay mua lại dùng đòn bẩy, là việc mua lại một công ty khác bằng cách sử dụng một lượng tiền vay đáng kể (từ phát hành trái phiếu hoặc các khoản vay) để đáp ứng chi phí mua lại.

Tài sản của công ty bị mua lại thường được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, cùng với tài sản của công ty mua lại.

LBO nổi tiếng là một chiến thuật kinh doanh săn mồi và khốc liệt, đặc biệt là khi tài sản của công ty mục tiêu có thể được sử dụng làm đòn bẩy chống lại nó.

Trong một LBO, thường có tỷ lệ 90% nợ, đòn bẩy, trên 10% vốn chủ sở hữu.

Do tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao, nên các trái phiếu phát hành trong đợt mua lại thường được xếp hạng tín nhiệm đầu tư thấp, và được gọi là trái phiếu rác hay trái phiếu đầu cơ.

LBO được thực hiện vì ba lý do chính:

- Để trở một công ty đại chúng lại thành tư nhân

- Để loại bỏ một phần kinh doanh của một công ty bằng cách bán nó

- Để chuyển tài sản cá nhân, như trường hợp thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp nhỏ

Ví dụ: năm 2017, khi Nhà nước thoái 53.6% vốn tại Sabeco, tương đương 344 triệu cổ phiếu với giá 320,000đ/cổ phiếu.

Công ty Vietnam Beverage, gián tiếp sở hữu bởi Thai Beverage (Thái Lan), đã vay khoảng 5 tỷ USD từ các ngân hàng Thái Lan và Singapore, để tài trợ mua lại số vốn trên của Sabeco.

Sau 1 năm, công ty này đã chuyển nợ vay trên thành vốn chủ sở hữu tại Sabeco, trở thành cổ đông lớn, và qua đó làm cho dư nợ nước ngoài của Việt Nam cũng đồng thời giảm 5 tỷ USD.

Thương LBO này đã giúp cả hai tập đoàn Sabeco và ThaiBev tăng trưởng vượt trội, tuy chậm lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua.