Điểm nhấn chính:
- Năng lực cốt lõi giúp cho một doanh nghiệp hoặc một cá nhân nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Việc xác định và khai thác năng lực cốt lõi rất quan trọng đối với một doanh nghiệp để có thể duy trì tính cạnh tranh.
Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi là các nguồn lực và khả năng có thể thể hiện lên các lợi thế chiến lược của một doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp.
Theo lý thuyết, các doanh nghiệp phải xác định, phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi của mình thì mới có thể đạt được thành công trên thương trường đầy khắc nghiệt. Điều này đã được chứng minh trong thực tế phát triển của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành công đều có chung một đặc điểm đó là họ đều xác định được họ là ai, họ làm tốt điều gì và tại sao họ lại làm được điều đó.
Các năng lực cốt lõi phân biệt một doanh nghiệp khác nhau tùy theo ngành. Một bệnh viện hoặc phòng khám có thể tập trung vào sự xuất sắc trong các chuyên khoa cụ thể, trong khi nhà sản xuất có thể xác định kiểm soát chất lượng vượt trội. Nhìn chung, các năng lực cốt lõi cần phải đáp ứng ba điều kiện sau:
- Cung cấp giá trị hoặc lợi ích vượt trội cho người tiêu dùng.
- Khó có thể sao chép hoặc bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh.
- Phải mang tính khác biệt, hoặc hiếm có.
Năng lực cốt lõi trong kinh doanh
Không nhất thiết phải trở nên xuất sắc trong mọi khía cạnh, các doanh nghiệp thường chọn một (vài) năng lực cốt lõi phổ biến dưới đây để làm trọng tâm trong việc phát triển kinh doanh của họ.
- Chất lượng sản phẩm: Sức mạnh cốt lõi này đồng nghĩa với việc công ty tạo ra những sản phẩm bền nhất, có thể sử dụng lâu dài và đáng tin cậy nhất. Do đó hãy tập trung đầu tư vào các biện pháp kiểm soát chất lượng, đào tạo công nhân thành thạo kỹ thuật và nguyên liệu thô chất lượng cao.
- Công nghệ tiên tiến: Công ty có thể đầu tư một lượng vốn lớn vào nghiên cứu và phát triển, nắm giữ nhiều bằng sáng chế và thuê các chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng, từ đó, trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực của mình.
- Dịch vụ khách hàng: Năng lực cốt lõi này đem lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất trong (và sau) quá trình mua hàng của họ. Công ty có thể đầu tư vào việc đào tạo nhân viên về dịch vụ khách hàng, lên các quy trình cụ thể để quản lý các trường hợp ngoại lệ hoặc vấn đề khi chúng phát sinh.
- Sức mua: Năng lực cốt lõi này thúc đẩy nền kinh tế theo quy mô của công ty. Công ty này có thể đầu tư vào sáp nhập hoặc mua lại và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp để có được giá cả hoặc dịch vụ ưu đãi nhất.
- Văn hóa công ty: Năng lực cốt lõi này thúc đẩy bầu không khí nội bộ của doanh nghiệp. Công ty đặt mục tiêu thu hút những tài năng tốt nhất bằng cách tập trung vào việc công nhận, phát triển nhân viên hoặc tổ chức các sự kiện vui vẻ, hòa đồng.
- Sản xuất hoặc giao hàng: Công ty có thể đầu tư vào các hệ thống phần mềm được kết nối cũng như các quy trình sản xuất và mối quan hệ phân phối.
- Nhà cung cấp với chi phí thấp: Công ty có thể đầu tư vào các quy trình hiệu quả nhất để giảm chi phí lao động hoặc nguyên liệu đầu vào, từ đó có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất so với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường.
- Mức độ linh hoạt cao: Năng lực cốt lõi này cho phép công ty xoay chuyển nhanh chóng để đáp ứng các cơ hội hoặc thách thức kinh doanh. Công ty có thể đầu tư vào đào tạo chéo giữa các nhân viên ở các bộ phận khác nhau hoặc các giải pháp phần mềm linh hoạt.
Ưu điểm và nhược điểm của năng lực cốt lõi
Ưu điểm
1. Năng lực cốt lõi rất khó bắt chước. Thường phải mất một khoảng thời gian dài (hoặc số vốn lớn) để phát triển năng lực cốt lõi, nên khi một công ty đã đạt được năng lực cốt lõi, nó thường rất khó bị bắt chước lại bởi bên khác.
2. Năng lực cốt lõi cũng có thể được chuyển đổi giữa các ngành nghề hoặc các dòng sản phẩm. Ví dụ, với nền tảng công nghệ tiên tiến, Apple đã mở rộng sang các dòng sản phẩm mới, như iPad, Apple TV,..., các lĩnh vực khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau.
3. Năng lực cốt lõi nâng cao khả năng tiếp thị của sản phẩm một cách tự nhiên. Năng lực cốt lõi của Vietjet Air trong việc cung cấp các chuyến bay giá rẻ nhất không chỉ là thế mạnh của hãng, mà còn là khẩu hiệu của công ty.
Nhược điểm
1. Công ty có thể bị ràng buộc với năng lực cốt lõi đã lỗi thời. Việc tạo ra một năng lực cốt lõi khó như thế nào thì việc thay đổi nó cũng khó không kém. Điều này có thể vô tình khiến hình ảnh thương hiệu của công ty bị chùn bước và dễ gây nhầm lẫn.
2. Năng lực cốt lõi đương nhiên cũng hạn chế tính linh hoạt của một công ty. Nếu ngay từ đầu công ty đã cung cấp một mức giá thấp, công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tung ra các dòng sản phẩm cao cấp, đắt tiền hơn vì chúng không liên kết với công ty một cách thích hợp.
3. Có thể dẫn đến việc công ty tập trung quá nhiều vào năng lực cốt lõi thay vì một chiến lược gắn kết duy nhất. Mục tiêu cuối cùng của một công ty không phải là sở hữu năng lực cốt lõi mà là tạo ra doanh thu thông qua việc bán sản phẩm. Do đó, các công ty có thể tiêu tốn một lượng lớn thời gian hoặc tiền bạc mà không có một chiến lược tổng thể hợp lý.
Tại sao năng lực cốt lõi lại quan trọng
Năng lực cốt lõi cho phép một công ty hiểu rõ hơn về cách phân bổ nguồn lực của mình. Ví dụ, công ty có thể cân nhắc thuê ngoài một số nghiệp vụ nhất định nếu chúng không có tầm ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển thế mạnh của công ty. Điều này sẽ giúp định hướng việc thuê nhân sự và đào tạo họ một cách cụ thể và chuyên môn hóa hơn.
Năng lực cốt lõi cũng giảm rủi ro thị trường của công ty. Bằng cách trở nên khác biệt hoặc thành thạo trong các lĩnh vực cụ thể, một công ty có thể dựa vào các lĩnh vực này để duy trì tính nhất quán và độ tin cậy trong hoạt động. Ví dụ, các công ty có nền văn hóa nội bộ mạnh mẽ thì nhân viên sẽ ít có khả năng rời bỏ công ty, giảm chi phí đào tạo, môi trường làm việc hòa đồng…
Khi các công ty xác định được những gì họ giỏi nhất, khách hàng thường có thể nhận ra và liên kết công ty với năng lực cốt lõi đó. Do đó, năng lực cốt lõi giúp công ty phát triển hình ảnh thương hiệu hoặc sự hiện diện trên thị trường mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, năng lực cốt lõi có thể giúp tạo mối quan hệ bền chặt hơn giữa công ty với nhân viên hoặc khách hàng của công ty. Cả nhân viên và khách hàng có thể liên kết với một công ty tốt hơn, biết sức mạnh hoặc bản sắc của nó; trong ví dụ trên, nhân viên có thể tự hào vì đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất, trong khi khách hàng hài lòng khi biết họ sở hữu những giải pháp sáng tạo nhất.
Làm thế nào để một công ty phát triển năng lực cốt lõi?
Một công ty nên đánh giá nội bộ những gì nó làm tốt nhất và cũng nên đánh giá cách đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sau đó, một công ty nên đánh giá thị trường mà họ cảm thấy có cơ hội tốt nhất để trở thành người dẫn đầu ngành. Mặc dù những lĩnh vực này hiện có thể không phải là thế mạnh của công ty, nhưng nó có thể thực hiện đầu tư vốn và thay đổi quy trình để phát triển năng lực cốt lõi theo thời gian.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Sáng tạo nội dung cần thiết cho doanh nghiệp của bạn
18/01/25
Phát triển bền vững trong Thị trường sữa Việt Nam
03/09/24
Vinamilk - Phát triển bền vững, tăng giá trị dài hạn
28/08/24
Hành trình của Starbucks từ Seattle đến Việt Nam
24/08/24
Giữ chân nhân tài và tại sao điều đó quan trọng?
25/06/24
Antitakeover - Biện pháp chống thâu tóm thù địch
15/02/24
Đạt doanh thu mục tiêu nhờ mô hình nhượng quyền
12/02/24
Chiến dịch CSR trong phát triển bền vững
03/02/24
Báo cáo phân tích lần đầu MWG
06/03/25
Báo cáo phân tích lần đầu VCI
28/02/25
Báo cáo phân tích lần đầu NLG
18/02/25
Xe điện - Xu hướng tất yếu và hành trình tăng trưởng
22/01/25
Sáng tạo nội dung cần thiết cho doanh nghiệp của bạn
18/01/25
Xu hướng ngành dược phẩm Việt Nam 2025-2030
16/01/25
Báo cáo phân tích lần đầu SSI
09/01/25
Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu
08/01/25