Điểm nhấn chính
- Hệ số NIM là thước đo cho sự chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của một ngân hàng, được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm.
- Nhà đầu tư cũng có thể đánh giá được “tình trạng sức khỏe” của ngân hàng thông qua hệ số NIM và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
NIM là gì trong ngân hàng?
Hệ số NIM, hay còn gọi là biên lợi nhuận ròng, là thước đo cho sự chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí lãi phải trả của một ngân hàng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Nói tóm lại, biên lợi nhuận ròng là một chỉ báo về khả năng sinh lời và tăng trưởng của ngân hàng. Nó cho biết ngân hàng kiếm được bao nhiêu tiền lãi từ các khoản vay so với số tiền họ phải trả cho lãi tiền gửi của khách hàng. Theo hệ số này, ban quản trị cũng có thể biết được hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động và cho vay, từ đó điều chỉnh dòng tiền ra vào một cách hợp lý hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể đánh giá “tình trạng sức khỏe” của ngân hàng và đưa ra các quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào phù hợp với mong muốn lợi nhuận cũng như rủi ro của mình.
1. Công thức tính hệ số NIM
- NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lời bình quân x 100%
Trong đó:
– Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi phí lãi và chi phí tương tự
– Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước + Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
2. Hệ số NIM hiệu quả
Biên lợi nhuận ròng cao hơn thường được coi là một điều tốt vì nó cho thấy ngân hàng đang sử dụng các khoản đầu tư của mình một cách hiệu quả bằng việc tăng thu nhập từ hoạt động cho vay và đi vay. Đây là dấu hiệu của một cổ phiếu ngân hàng có triển vọng trong tương lai và đáng để xem xét đầu tư. Vì vậy, việc giảm lãi suất tiền gửi, tăng lãi suất cho vay hợp lý hoặc đầu tư vào tài sản có lợi suất cao hơn đều là những cách tiềm năng để cải thiện biên lợi nhuận ròng của ngân hàng. Theo nguyên tắc chung, NIM từ 3% trở lên được coi là tốt cho các ngân hàng.
Yếu tố ảnh hưởng đến hệ số NIM
1. Nhu cầu của thị trường
Lượng cung và cầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng của một ngân hàng. Nếu nhu cầu về tiết kiệm lớn hơn so với các khoản vay, biên lợi nhuận ròng sẽ giảm vì ngân hàng phải trả nhiều lãi hơn số tiền họ nhận được. Ngược lại, nếu nhu cầu vay vốn cao hơn so với nhu cầu tiết kiệm, biên lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ tăng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể sử dụng chức năng chuyển đổi kỳ hạn để kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa các khoản vay mượn ngắn hạn và dài hạn.
2. Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung ương (NHTW)
Chính sách tiền tệ do NHTW đặt ra ảnh hưởng lớn đến biên lợi nhuận ròng của các ngân hàng vì những sắc lệnh này đóng vai trò then chốt trong việc điều chỉnh nhu cầu tiết kiệm và tín dụng. Khi lãi suất thấp, người tiêu dùng có xu hướng vay tiền nhiều hơn và giảm nhu cầu gửi tiết kiệm của mình. Theo thời gian, điều này thường dẫn đến biên lợi nhuận ròng cao hơn. Ngược lại, nếu lãi suất tăng, các khoản vay trở nên đắt đỏ hơn, khiến nhu cầu tiết kiệm trở thành một lựa chọn hấp dẫn và an toàn, do đó làm giảm biên lãi ròng.
3. Xu hướng cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay cho khách hàng cá nhân với các mục đích khác nhau có giá trị không lớn thậm chí còn rất nhỏ, từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng, và rất hiếm trường hợp khách hàng vay tiêu dùng với giá trị lên đến vài chục tỷ đồng của doanh nghiệp với mục đích kinh doanh. Thông thường các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn nên hệ số NIM cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc quản lý vấn đề cho vay tiêu dùng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn do quy mô khoản vay nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay lại lớn, dẫn đến việc kiểm soát tình hình thu nhập và khả năng tài chính của từng khách hàng đối với tất cả các khoản vay không phải là điều dễ dàng. Hình thức cho vay tiêu dùng ngày nay cũng khá tiềm năng nhưng rủi ro nợ xấu là điều không tránh khỏi. Cụ thể là JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cho biết các khoản nợ thẻ xấu đã tăng 82% so với một năm trước đó lên mức đáng kinh ngạc là 922 triệu USD. Số ngày quá hạn đối với các khoản vay này có thể là một tổn thất khá lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.
Hệ số NIM tại Việt Nam
Nguồn: Vietnam Banking Report 2023:Q3
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0.5 - 2%/năm. Tuy nhiên, do thời điểm từ cuối năm 2022 đến quý I/2023, các ngân hàng liên tục huy động vốn với lãi suất cao, có thời điểm trên 11%/năm, dẫn đến nửa đầu năm 2023 vẫn chưa tiêu thụ hết nguồn vốn huy động đó, trong khi NHNN yêu cầu tiết giảm chi phí hoạt động, các thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh. Việc triển khai điều chỉnh giảm lãi suất không theo kịp đà tăng của lãi suất huy động đã gây áp lực lên hệ số NIM, khiến hệ số tuột dốc mạnh. Tuy nhiên, theo báo cáo Vietnam Banking Report 2023 của Học viện Ngân hàng, hệ số NIM giảm do lãi suất cho vay thấp hơn tốc độ tăng của chi phí huy động và điều này phù hợp với khuyến nghị của NHNN.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Luật hoá nghị quyết 42 – Tăng tốc xử lý nợ xấu
11/07/25
Báo cáo ngành Chứng khoán
12/06/25
Báo cáo phân tích lần đầu VPB
15/05/25
Thị trường bancassurance tại Việt Nam
21/04/25
Tình hình ngành cảng biển Việt Nam
21/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu HPG
15/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu PC1
03/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu MWG
06/03/25
Luật hoá nghị quyết 42 – Tăng tốc xử lý nợ xấu
11/07/25
Hoán đổi nợ thành cổ phần và trường hợp tại Việt Nam
02/07/25
Tất tần tật về Trung Nam Group
25/06/25
Báo cáo ngành Chứng khoán
12/06/25
Backlog & Hiệu quả vận hành
26/05/25
Báo cáo phân tích lần đầu VPB
15/05/25
Chia tách doanh nghiệp: Phá vỡ để phát triển mạnh mẽ hơn
27/04/25
Thị trường bancassurance tại Việt Nam
21/04/25