Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bài học từ Ngân hàng Thung lũng Silicon – Phần 1

Nội dung

    - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng tập trung chủ yếu vào một ngành duy nhất là tài trợ vốn mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe tại khu vực duy nhất là Bắc California.

    - Sự bùng nổ trên cả hai mặt ngành và khu vực, đã làm cho hoạt động kinh doanh của SVB tăng trưởng rất nhanh.

    - Trong những năm gần đây, các công ty khởi nghiệp luôn là nơi thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư và phần lớn số tiền này được gửi vào SVB. Điều này đã khiến cho lượng tiền chảy vào SVB tăng gấp ba lần, từ 62 tỷ USD vào cuối năm 2019 lên 189 tỷ USD vào cuối năm 2021.

    - Cũng vì lý do này, đa số khách hàng của SVB có quá nhiều tiền nên hầu như không ai có nhu cầu vay. Do đó, tổng số tiền gửi vào SVB đã bùng nổ trong khi không ai có nhu cầu đi vay để bù đắp. Mặt khác, một số ngân hàng khác cũng nhận được dòng tiền gửi tương tự và cũng vì thế mà nhu cầu đi vay tiền gần như bằng không.

    - Thay vì gửi tiền mặt trong ngân hàng truyền thống, SVB đã đầu tư 91 tỷ đô la vào trái phiếu kho bạc và chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp của cơ quan chính phủ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2021. Điều này đã giúp SVB thu được từ các khoản đầu tư giá trị gần bằng một nửa tổng tài sản của ngân hàng này, trong khi con số này chỉ khoảng ¼ tại các ngân hàng.

    - Có lẽ để tối đa hóa lợi suất và thu nhập của ngân hàng trong môi trường lợi nhuận thấp, SVB đã mua chứng khoán có kỳ hạn dài. Đây là những chứng khoán “giữ đến ngày đáo hạn” (HTM), nghĩa là chúng sẽ được hạch toán theo giá gốc chứ không phải giá thị trường trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng vì ngân hàng không có ý định bán chúng.

    - Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu tăng mạnh lãi suất vào năm ngoái làm cho thị trường trái phiếu sụp đổ (giá trái phiếu biến động ngược chiều với lợi suất), và tất nhiên, trái phiếu có kỳ hạn càng dài thì giá trị của chúng càng giảm. Trong một khoảng thời gian ngắn, giá trị thị trường của trái phiếu mà SVB nắm giữ đã mất 21 tỷ USD giá trị.

    - Tin tức về các khoản lỗ của ngân hàng khiến người gửi tiền lo sợ và bắt đầu rút tiền của họ. Để đáp ứng nhu cầu rút vốn, SVB đã phải bán trái phiếu của mình. Thay vì là các trái phiếu “giữ đến ngày đáo hạn” như trước đó, giờ đây, các trái phiếu này đã được xếp vào nhóm “chứng khoán sẵn sàng để bán” (AFS). Điều này có nghĩa là, giá trị trái phiếu được ghi nhận giảm trên báo cáo tài chính của SVB và việc bán trái phiếu trên thị trường sẽ gây ra các khoản lỗ trên báo cáo.

    - Việc các khoản lỗ được ghi nhận đã làm lan truyền của những tin đồn tiêu cực trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm và càng dẫn đến việc rút tiền nhiều hơn. Trong khi Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) chỉ đảm bảo tiền gửi ngân hàng với số dư lên tới 250,000 USD thì có đến 94% số tiền tại SVB vượt quá giá trị này. Điều này có nghĩa một phần lớn số tiền được cất giữ tại đây không được bảo hiểm. Ngoài ra, khách hàng của SVB có mối liên kết mật thiết với nhau càng làm tăng mức độ nghiêm trọng của hiệu ứng domino.

    Tất cả những điều trên đã khiến SVB dễ dàng bị rút tiền nếu rơi vào điều kiện thị trường bất lợi – và họ đã phải đối diện với điều tồi tệ này. Tuy nhiên, nhiều yếu tố kể trên là rủi ro phi hệ thống hay là các vấn đề của riêng SVB. Vì vậy, sự thất bại của SVB sẽ không là nguyên nhân cho các vấn đề đang lan rộng trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.

    So sánh các chỉ số của SVB với các ngân hàng khác?

    Bên cạnh một số điểm phân biệt SVB với các ngân hàng khác, điều quan trọng là bạn cần xem xét các yếu tố SVB tương đồng với các ngân hàng khác:

    Sự mất cân đối giữa tài sản/nợ

    Sự bất cân đối về tài chính rất nguy hiểm và các ngân hàng được xây dựng trên cơ sở đó. Tiền gửi là nguồn tiền chính của ngân hàng, trong khi một số khoản tiền gửi có kỳ hạn dài hơn thì hầu hết có thể được rút vào bất kỳ lúc nào mà không thông báo trước. Mặt khác, cho vay thể hiện mục đích sử dụng vốn chính của ngân hàng và hầu hết các khoản vay đều có thời hạn từ một năm (tín dụng thương mại) đến 10-30 năm (thế chấp). Vì vậy, khi người gửi tiền đòi lại tiền của họ bất cứ thời điểm nào, ngân hàng có thể không giữ đủ tiền mặt để trả cho tất cả người gửi tiền của họ, tài sản chính của họ không thể thanh toán hết trong một khoảng thời gian ngắn, và họ có thể mất nhiều thời gian để bán các khoản vay – đặc biệt nếu họ muốn mức giá gần bằng mệnh giá. Duy trì khả năng thanh toán đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải nhận thức được rủi ro của các tài sản mà họ đang nắm giữ so với những tài sản khác. Nhưng tính thanh khoản sẽ là một vấn đề phát sinh khi ngân hàng không có đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền của họ cùng một lúc. Kiểm soát được những vấn đề này là một nhiệm vụ quan trọng, vì hoạt động của ngân hàng là vay ngắn hạn (từ những người gửi tiền) và cho vay dài hạn.

    Đòn bẩy cao

    Lợi nhuận trên tài sản của các ngân hàng thường thấp. Họ trả cho người gửi tiền (hoặc Fed) một mức lãi suất thấp để vay số tiền để dùng cho các hoạt động của mình, và họ cho vay hoặc đầu tư số tiền đó với lãi suất cao hơn một chút, nhờ đó kiếm được lợi nhuận khiêm tốn từ khoản chênh lệch. Nhưng họ thực sự khuếch đại khoản lợi nhuận này bằng cách sử dụng đòn bẩy lớn, nghĩa là họ có thể thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh dựa trên số vốn chủ sở hữu ít ỏi, nhờ đó nhận được lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn so với lợi nhuận trên tài sản. Tuy nhiên, việc có tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cao đồng nghĩa với việc một sự giảm nhẹ trong giá của tài sản có thể xóa sạch toàn bộ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Có thể nói, sự kết hợp giữa tỷ lệ đòn bẩy cao và sự mất cân đối giữa tài sản và nợ - trong bất kỳ lĩnh vực nào – cũng được xem là nguyên nhân nghiêm trọng nhất làm cho các ngân hàng có khả năng sụp đổ.

    Dựa vào niềm tin

    Người gửi tiền gửi tiền vào ngân hàng vì họ hướng đến sự an toàn và tính thanh khoản, đổi lại, họ chấp nhận một mức lãi suất thấp, nên niềm tin của khách hàng vào khả năng ngân hàng đáp ứng các khoản rút tiền của mình theo đó là một điều vô cùng quan trọng. Người gửi tiền có thể nhận được thanh khoản, sự bảo đảm an toàn và lãi suất thấp từ bất kỳ ngân hàng nào – nghĩa là, dịch vụ của các ngân hàng về cơ bản không có nhiều khác biệt. Do đó, hầu hết người gửi tiền hoàn toàn sẵn sàng chọn một ngân hàng khác vì lý do nhỏ nhất, và không có điều gì có thể bù đắp được nếu sự an toàn của ngân hàng họ đang gửi tiền bị nghi ngờ.

    Chỉ tồn tại ở mức trung bình là một khái niệm vô ích; bạn phải có khả năng tồn tại mọi lúc, kể cả là trong những thời điểm tồi tệ nhất. Vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn đe dọa nghiêm trọng đến khả năng này. Đòn bẩy cao là một lý do khác giải thích tại sao, ngay cả những người mạo hiểm và giàu kinh nghiệm đôi khi cũng gặp thất bại từ những rủi ro thông thường. Và đối với các tổ chức tài chính, sự mất niềm tin ở các khách hàng là mối đe doạ cũng không kém phần quan trọng.

    Điểm mấu chốt là các ngân hàng, về cơ bản, cũng là những nhà đầu tư thu nhập cố định dùng đòn bẩy cao. Bất kỳ khoản vay hoặc trái phiếu dài hạn với lãi suất cố định nào mà họ sở hữu (thường không chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng tài sản) đều có thể bị giảm giá trị kinh tế trong môi trường lãi suất tăng. Dù ban đầu các ngân hàng không cần phải ghi nhận sự sụt giảm giá đối với tài sản mà họ “nắm giữ đến ngày đáo hạn”, nhưng khi buộc phải bán những tài sản đó để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất ngờ, bất kỳ ngân hàng nào cũng phải ghi nhận sự sụt giảm đó trên báo cáo tài chính của mình.

    Theo cách này, việc duy trì lòng tin của người gửi tiền là một yếu tố vô cùng cần thiết trong hoạt động của ngân hàng, và điều đó có nghĩa là tài sản, nợ phải trả, thanh khoản và vốn phải được quản lý một cách chặt chẽ. Đối với trường hợp của SVB, vốn chủ sở hữu của nó đã bị xóa sạch khi lãi suất tăng làm giảm giá trị của một phần lớn tài sản.

    Liệu sự sụp đổ của SVB có phải là một điều không thể tránh khỏi?

    Các yếu tố liên quan đến sự sụp đổ của SVB sẽ được tóm tắt dưới đây:

    - Nếu ngân hàng cho vay nhiều hơn so với quy mô cơ sở tiền gửi của mình thì ngân hàng đã không phải mua nhiều trái phiếu có khả năng biến động như vậy.

    - Nếu trái phiếu mà ngân hàng mua không có kỳ hạn dài thì nó đã không bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm giá.

    - Nếu Fed không tăng lãi suất nhiều như nó đã làm, trái phiếu sẽ không mất giá nhiều như vậy.

    - Nếu những người gửi tiền không đồng loạt rút tiền, thì ngân hàng đã không phải bán trái phiếu và đối mặt với những khoản lỗ khổng lồ.

    Quy mô đầu tư, thời gian đáo hạn trái phiếu của SVB và mức độ tăng lãi suất của Fed khiến SVB gặp rủi ro và đối mặt với tốc độ rút tiền nhanh chóng của người gửi tiền, khiến vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát.

    Khi xem xét sự sụp đổ của SVB, việc quyết định mua trái phiếu hẳn được xem là một sai lầm nghiêm trọng và có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của ngân hàng. Theo các báo cáo công bố, ban lãnh đạo SVB đã “đặt cược” rằng lãi suất sẽ giữ nguyên hoặc giảm. Việc mua trái phiếu được thực hiện vào năm 2020 và 2021, khi lợi suất trái phiếu kho bạc 30 năm dao động trong khoảng 0.99% đến 2.45%. Liệu có ai sẽ chắc chắn rằng lãi suất thấp nhiều khả năng sẽ được giữ ổn định hoặc giảm, hơn là tăng như thực tế. Một điều lẽ ra phải được nhìn nhận là không có lý do chính đáng nào cho việc nắm giữ trái phiếu có kỳ hạn dài hạn với lợi suất thấp, bởi điều này vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm sụt giảm nghiêm trọng giá trị khoản đầu tư ban đầu.

    Tóm tắt:

    - Việc Silicon Valley đối mặt với các vấn đề của riêng ngân hàng trong điều kiện thị trường bất lợi đã khiến SVB dễ dàng đối mặt với tình trạng rút một lượng tiền lớn – và họ đã phải trả một cái giá rất đắt.

    - Từ sự kiện xảy ra với SVB đã đặt ra yêu cầu cần thiết thiết lập các quy định quản lý chặt chẽ hơn hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng “too big to fail”.

    - Sự việc của SVB đã giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định trong tương lai.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán