Điểm nhấn chính
- Thuế quan 46% từ ông Trump là một Black Swan đối với Việt Nam, do xảy ra bất ngờ và gây tổn hại nghiêm trọng đến xuất khẩu, FDI và nền kinh tế vĩ mô.
- Nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn kịch bản, quản trị rủi ro và giữ tâm lý vững để ứng phó với biến động, đồng thời tận dụng cơ hội dài hạn sau khủng hoảng.
Khái niệm về sự kiện Black Swan
"Black Swan" (Thiên nga đen) là một thuật ngữ được Nassim Nicholas Taleb, một nhà nguyên cứu rủi ro và tác giả cuốn sách "The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable" (2007) giới thiệu. Thuật ngữ này dùng để chỉ những sự kiện hiếm gặp, ít có khả năng dự đoán trước, nhưng khi xảy ra lại gây ra những tác động to lớn và dài hạn đối với kinh tế, chính trị hoặc xã hội.
Ba đặc điểm chính của sự kiện Black Swan bao gồm:
- Rất khó đoán trước, hầu như bất ngờ.
- Gây tác động nghiêm trọng đến hệ thống hoặc quá trình.
- Sau khi xảy ra, con người có xu hướng tìm cách hồi tưởng hoặc hợp lý hoá vấn đề.
Ví dụ về các sự kiện Black Swan điển hình
- Cuộc khủng hoảng tài chính 2008: Bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ, sự kiện này đã làm sụp đổ nhiều ngân hàng lớn, gây sụp giá chứng khoán toàn cầu.
- Đại dịch COVID-19 (2020): Sự bùng phát bất ngờ của virus covid-19 đã đóng băng nhiều nền kinh tế, làm đảo lộn thị trường chứng khoán và thay đổi văn hoá lao động toàn cầu.
- Chiến tranh Nga - Ukraine (2022): Cuộc xung đột này đã làm giá dầu, khí đốt và lương thực tăng vọt, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện Ông Donald Trump áp dụng thuế quan 46% đối với Việt Nam có phải là sự kiện Black Swan?
Vào đầu năm 2025, ông Donald Trump, trong chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng, đã đề xuất chính sách thuế quan đối ứng nhằm vào các đối tác có thặng dư thương mại lớn với Mỹ Việt Nam.
Mới đây vào ngày 2/4/2025, ông Donald Trump đã thông báo mức thuế 46% đối với Việt Nam. Đối với Việt Nam, đây có thể được xem là sự kiện Black Swan do:
- Chính phủ Việt Nam và người dân nói chung không lường trước được mức thuế 46% mà Mỹ đã công bố. Thay vào đó, mọi người dự đoán mức thuế dao động từ 10-25%. Bằng chứng là ngay trong phiên giao dịch ngày 3 tháng 4, VN-Index đã giảm 87.99 điểm so với tham chiếu, tương ứng giảm 6.68%. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng cử Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến Mỹ ngày 6/4/2025.
- Tác động nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam: Nếu chính sách thuế quan được thực thi vào ngày 9/4/2025 mà không có thời gian để đàm phán thêm sẽ gây hậu quả nặng nề đối với kinh tế Việt Nam. Việc áp thuế cao đột ngột đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: điện tử, dệt may, gỗ, thủy sản… khiến doanh nghiệp mất đơn hàng, có thể dẫn đến đóng cửa hoặc phá sản, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Ảnh hưởng kể trên còn lan rộng đến các ngành nghề khác có liên quan.
Ảnh hưởng cụ thể đến doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Các doanh nghiệp FDI chiếm 71.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và phần lớn hoạt động như các “nhà máy gia công” phục vụ xuất khẩu sang Mỹ.
Những tập đoàn như Samsung, Foxconn, Luxshare, LG, đang sản xuất điện tử, thiết bị số tại Việt Nam để xuất sang Mỹ sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng nếu sản phẩm bị đánh thuế 46%. Theo báo cáo tài chính giai đoạn 9 tháng 2024, 4 nhà máy chính tại Việt Nam của Samsung đóng góp 28% doanh thu cho tập đoàn mẹ.
FDI có thể tái cơ cấu chuỗi cung ứng, thông qua giảm quy mô đầu tư mới tại Việt Nam hoặc thiết lập nhà máy mới ở quốc gia khác. Trường hợp tệ nhất, các doanh nghiệp FDI sẽ chuyển nhà máy sang nước khác nếu chi phí xuất khẩu sang Mỹ bị đội lên quá cao. Mặc dù vậy, việc này không diễn ra nhanh chóng một sớm một chiều.
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (nội địa)
Dệt may, da giày, đồ gỗ, thuỷ sản, điện tử tiêu dùng, nhựa – bao bì là những nhóm ngành chịu tác động trực tiếp vì Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này.
Ví dụ:
- Ngành dệt may: Vinatex (VGT), TNG, Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM).
- Thủy sản: Vĩnh Hoàn (VHC), Minh Phú (MPC) Năm 2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với 2023. Trong đó Vĩnh Hoàn tiếp tục dẫn đầu thị phần xuất khẩu vào Mỹ với tỷ trọng 46%.
- Vật liệu, bao bì: Nhựa Đông Á (DAG), Bóng đền Phích nước Rạng Đông (RAL), Nhựa Bình Minh (BMP). Những doanh nghiệp này sẽ mất lợi thế cạnh tranh giá và đứng trước nguy cơ bị hủy đơn hàng, chuyển hướng sang các thị trường thay thế (EU, Đông Bắc Á), nhưng không dễ trong ngắn hạn.
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhẹ
- Doanh nghiệp thuần nội địa: Như bán lẻ (MWG, FRT, PNJ), ngân hàng (VCB, BID, TCB), logistics nội địa, tiêu dùng nhanh (Vinamilk, Masan Consumer)... vì không phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Mỹ.
- Doanh nghiệp xuất khẩu ít sang Mỹ hoặc theo chuỗi giá trị khu vực khác: Như xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật, EU (nếu không bị liên đới).
- Doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ số, phần mềm: Như FPT Software, vì phần mềm có khả năng chuyển đổi hợp đồng linh hoạt hơn và ít chịu thuế hàng hóa.
Tác động chung đến nền kinh tế Việt Nam
- Suy giảm xuất khẩu: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 khoảng 119.5 tỷ USD tương đương khoảng 29.5% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tương đương 25% GDP 2024. Do đó, việc áp thuế 46% sẽ kéo giảm mạnh tăng trưởng xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến GDP.
- Mất việc làm và gián đoạn sản xuất: Các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày, điện tử gia công có thể phải cắt giảm quy mô, ảnh hưởng đến hàng triệu lao động từ đó ảnh hưởng lên sức mua của nền kinh tế.
- Tâm lý đầu tư nước ngoài: Dòng vốn FDI mới sẽ do dự hoặc tái định hướng sang các quốc gia chịu ảnh hưởng ít hơn từ chính sách thuế quan của Mỹ, như Mexico, Indonesia, Ấn Độ.
- Áp lực tỷ giá và cán cân vĩ mô: Xuất khẩu sụt giảm kéo theo nguồn cung USD thấp đi, có thể khiến tỷ giá chịu áp lực tăng, lạm phát có nguy cơ leo thang nếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn.
- Thúc đẩy tái cơ cấu thị trường: Đây cũng có thể là cơ hội buộc doanh nghiệp Việt đa dạng hóa thị trường (EU, ASEAN, Trung Đông), đầu tư sâu hơn vào chuỗi giá trị thay vì chỉ gia công.
Chính sách thuế quan 46% của ông Trump – nếu được thực thi nhanh và thiếu đối thoại – hoàn toàn có thể xem là một sự kiện Black Swan đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và dòng vốn FDI.
Khi thị trường xảy ra “Black Swan”, nhà đầu tư cần làm gì?
Sự kiện “Black Swan” thường kéo theo những đợt giảm giá nhanh, mạnh, và khó lường trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư cần chuẩn bị từ trước các kịch bản thay vì chờ đến khi sự kiện đã xảy ra.
- Quản trị rủi ro nghiêm ngặt: Hãy cài đặt mức cắt lỗ (stop loss), đa dạng hóa danh mục đầu tư và tránh dồn tiền vào một ngành duy nhất.
- Giữ tiền mặt hoặc tài sản an toàn: Trong biến động cao, nên duy trì tỷ trọng tiền mặt cao hơn bình thường hoặc chuyển một phần danh mục sang trái phiếu, vàng, USD...
- Tâm lý vững và dài hạn: Sự kiện Black Swan là bất ngờ nhưng tác động thường mang tính tạm thời. Do đó mở ra cơ hội giá tốt cho những nhà đầu tư dài hạn và vững tâm.
- Theo dõi chính sách và tin tức chính thức: Trong thời điểm nhiểu tin đồn, nhà đầu tư cần bám sát các tuyên bố đề chính thức từ chính phủ, các cơ quan tài chính, hoặc các nhà phân tích có uy tín.
- Học cách lưu chuyển và chờ cơ hội: Khi thị trường rối loạn, hãy linh hoạt với danh mục và luôn chuẩn bị nguồn lực để tận dụng cơ hội khi sóng qua đi.
Kết luận
Sự kiện Black Swan là một phần khó tránh trong thế giới đầy bất định như
hiện nay. Việc nhận diện nguy cơ, chuẩn bị trước kịch bản xấu và giữ vững tâm
lý trong đầu tư chính là chìa khóa để vượt qua biến động và tối ưu hóa danh mục
trong dài hạn. Riêng đối với Việt Nam, việc theo dõi chính sách thuế quan từ Mỹ
trong năm 2025 sẽ là yếu tố then chốt để giữ hiệu suất đầu tư.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
"Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam
14/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?
09/04/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động
29/01/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25
Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?
20/01/25
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
"Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam
14/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?
09/04/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
29/12/24
Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?
19/12/24