Điểm nhấn chính:
- Thị trường chứng khoán là một chỉ báo kinh tế tương lai nền kinh tế và nó có thể dự báo những tác động sắp tới có thể gây ảnh hưởng tới bạn, kể cả khi bạn không đầu tư.
- Thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư đánh bạn lạm phát và giúp công ty huy động vốn cho việc mở rộng.
- Mặc dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng thị trường chứng khoán không phải là đại diện cho một nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán là một chỉ báo kinh tế tuyệt vời cho một nền kinh tế. Nó phản ánh tất cả các công ty niêm yết đang hoạt động tốt hay không tốt như thế nào. Nếu các nhà đầu tư tự tin với thị trường, họ có thể chọn mua cổ phiếu, quỹ tương hỗ, hoặc quyền chọn cổ phiếu. Một số chuyên gia tin rằng diễn biến hiện tại của thị trường có thể thể hiện những gì mà các nhà đầu tư nghĩ rằng nền kinh tế sẽ hoạt động trong khoảng sáu tháng tới.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Điều gì làm cho thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn?
Thị trường tài chính có thể rất phức tạp, nhưng nó cũng là nền tảng của sự tăng trưởng trên nhiều phương diện của một quốc gia. Với ba chức năng chính là huy động vốn, niêm yết và hoạt động mua bán, đầu tư, thị trường chứng khoán là một nơi đến hấp dẫn cho tất cả các đối tượng tìm kiếm sự tăng trưởng vốn ngắn lẫn dài hạn, từ các nhà đầu tư cá nhân cho tới tổ chức, doanh nghiệp lớn, và cả Chính phủ, Nhà nước.
Ngoài ra, lý do chính khác khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn là do thiếu các sự lựa chọn đầu tư thay thế khả thi. Cổ phiếu hiện nay vẫn được xem là kênh kiếm tiền hấp dẫn. Mặc dù, trái phiếu đã từng là sự thay thế chính cho cổ phiếu trong nhiều thời đại. Tuy nhiên, chi phí thực của trái phiếu đã giảm mạnh do tác động từ đại dịch mấy năm trở lại đây.
Đồng thời, cổ phiếu cũng có thể bù đắp cho các tác động từ lạm phát, bởi vì một số công ty đại chúng trên thị trường đại diện cho các lĩnh vực khai khoáng, hàng hóa và công nghiệp, thường gánh trách nhiệm tăng giá trong bối cảnh lạm phát cao. Bởi vì các công ty này cung cấp và đáp ứng các nhu cầu không thay đổi, về tài nguyên, nguyên liệu và các sản phẩm công nghiệp cho nền kinh tế khi đang cố gắng phục hồi sau đại dịch. Do vậy, nhà đầu tư có thể tránh được lạm phát bằng cách mua những cổ phiếu này.
3 cách mà thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến nền kinh tế
Thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến nền kinh tế theo ba cách đặc biệt như sau:
Cho phép các nhà đầu tư nhỏ đầu tư vào nền kinh tế
Cổ phiếu cho phép nhà đầu tư cá nhân sở hữu một phần của một công ty niêm yết thành đạt. Nếu không có thị trường chứng khoán, thì chỉ có các nhà đầu tư cổ phần tư nhân lớn và các tổ chức tài chính mới có thể kiếm lợi từ nền kinh tế thị trường tự do này.
Giúp các nhà đầu tư tích lũy đánh bại lạm phát
Đầu tư vào thị trường chứng khoán theo hướng tích lũy, tiết kiệm sẽ giúp các nhà đầu tư đánh bại lạm phát theo thời gian. Quy tắc chung là giá cổ phiếu tăng trung bình 7% một năm sau khi tính đến lạm phát. Điều đó là đủ để bù đắp cho hầu hết các nhà đầu tư đối với trở ngại ở những rủi ro khác khi sở hữu cổ phiếu thay vì trái phiếu, hoặc là tiền gửi ở ngân hàng.
Giúp các doanh nghiệp huy động vốn cho việc tăng trưởng
Các doanh nghiệp đang phát triển, thành công thường sẽ cần vốn để tài trợ cho việc tăng trưởng và thị trường chứng khoán là một nguồn cấp vốn quan trọng. Để huy động tiền theo cách này, chủ sở hữu phải bán một phần công ty, và để làm như vậy, họ cần phải "đưa công ty lên sàn chứng khoán” thông qua việc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) cổ phiếu của công ty.
Cổ phiếu là công cụ cung cấp vốn cho các công ty niêm yết, giúp phát triển đủ lớn để đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua quy mô kinh tế (economies of scale).
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Giá cổ phiếu thường tăng trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh doanh. Vì diễn biến của thị trường chứng khoán dựa vào sự tự tin và tin tưởng của các nhà đầu tư, một sự sụp đổ có thể tàn phá đà tăng trưởng kinh tế. Giá cổ phiếu thấp hơn đồng nghĩa với việc tài sản ròng giảm đối với các doanh nghiệp, quỹ hưu trí và các nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, các công ty sẽ không thể nhận được nhiều vốn hơn cho các hoạt động mở rộng.
Nếu giá cổ phiếu giảm trong thời gian kéo dài, các doanh nghiệp mới sẽ không thể có vốn để phát triển. Các công ty đã đầu tư tiền mặt vào cổ phiếu sẽ không đủ trả lương cho nhân viên hoặc tài trợ cho các kế hoạch lương hưu. Những người lao động lớn tuổi có thể thấy rằng họ không có đủ tiền để nghỉ hưu vì các khoản đầu tư tích lũy của họ bị giảm đáng kể.
Khi giá trị quỹ hưu trí hay độ giàu có giảm, nó sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng xấu đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia vì tiêu dùng cá nhân và đầu tư kinh doanh là một số thành phần chính của GDP. Qua đó, sẽ kiềm hãm đà tăng trưởng của một nền kinh tế, hoặc thậm chí khiến đi thụt lùi.
Thị trường chứng khoán sụp đổ ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào?
Thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ làm giảm mức tiêu dùng của một quốc gia. Khi giá cổ phiếu sụp đổ, các nhà đầu tư thường sẽ không đầu tư nhiều, điều này có thể khiến các công ty huy động được ít vốn hơn để chi cho lao động, hàng hóa và dịch vụ. Các tác động lan rộng khắp nền kinh tế, gây áp lực giảm mức tiêu dùng.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế
Mặc dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng cần lưu ý rằng, thị trường chứng khoán không đại diện cho một nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được điều khiển bởi cảm xúc lẫn lý trí của các nhà đầu tư. Họ có thể thể hiện sự hoa lệ phi lý, thường xảy ra trong thời kỳ bong bóng tài sản và thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ kinh doanh. Họ trở nên lạc quan thái quá mặc dù không có dữ liệu thực nào hỗ trợ. Đỉnh cao luôn xảy ra ngay trước khi sự sụp đổ dần lộ diện.
Thị trường chứng khoán và nền kinh tế khác nhau ở những yếu tố chính sau đây:
1. Khoảng thời gian. Lưu ý rằng các thước đo của nền kinh tế thể hiện những thứ đã xảy ra trong quá khứ và có thể dẫn đến hiện tại. Trong khi đó, thị trường chứng khoán được cho là một công cụ tài chính hướng tới tương lai, có nghĩa là một số nhà đầu tư tin rằng nó có thể lường trước các điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.
2. Quy mô. Tính tới ngày 30/6/2022, quy mô thị trường chứng khoán đạt 313.8 tỷ USD, tương đương 93% GDP (năm 2021). Hoặc ví dụ, quy mô của chỉ số S&P500, Mỹ, lớn gấp 2 lần quy mô cả nền kinh tế Mỹ. Lưu ý rằng quy mô của cả hai sẽ hiếm khi giống nhau, do nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô khác nhau, đồng thời thị trường chứng khoán biến động liên tục nên quy mô của nó thường có những thay đổi đáng kể chỉ trong thời gian ngắn.
3. Tăng trưởng và lợi nhuận. Cần nhớ rằng tăng trưởng GDP không nhất thiết phải tương ứng với mức tăng trưởng lợi nhuận thị trường chứng khoán. Có năm thị trường chứng khoán đi lên khi GDP tăng trưởng âm, và có năm thị trường chứng khoán đi xuống trong khi GDP tăng trưởng dương.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.