Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách Fintech tác động đến ngành quản lý gia sản

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Fintech đã tạo một bước ngoặt cho ngành tài chính, bao gồm cả ngành quản lý gia sản.

    - Sự phát triển Fintech thúc đẩy khả năng thích ứng và phát triển của các nhà tư vấn tài chính.

    Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta có thể nhận thấy cách mà fintech tác động đến ngành ngành quản lý gia sản hay quản lý tài sản tổng thể (wealth management) và sự phát triển của các dịch vụ tư vấn tài chính.

    Nhà tự nhiên học Charles Darwin từng nói rằng, “không phải loài mạnh nhất, không phải loài thông minh nhất mà là loài dễ thích nghi nhất với sự thay đổi sẽ sống sót.” Theo đó, những người mạnh mẽ và khôn ngoan có thể giành chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh ngắn hạn, song trong dài hạn, những người không thể thích nghi với sự thay đổi sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi.

    Bài viết này sẽ xem xét tác động mà fintech đem lại cho ngành quản lý gia sản và cách để các nhà tư vấn tài chính có thể tiếp tục phát triển trong một ngành công nghiệp tiềm năng này.

    Sự trỗi dậy của Fintech trong ngành quản lý gia sản

    Trong những năm qua, ngành quản lý gia sản đã ghi nhận những bước nhảy vọt trong cách vận hành của các mô hình tư vấn tài chính, dẫn đến sự gia tăng của các nhà môi giới giá rẻ. Những năm 80 và 90 chứng kiến sự xuất hiện của các quỹ tương hỗ không thu phí, và Internet đã mở ra các mô hình giao dịch trực tuyến.

    Trong thời đại hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của một cải tiến mới trong lĩnh vực tài chính: cố vấn tài chính  tự động (Cố vấn robo hay cố vấn Robo AI). Nền tảng đầu tư tự động qua máy tính này đã trở thành một chủ đề gây hoài nghi, và một số nhà phê bình cho rằng nó sẽ chịu chung số phận như các đại lý du lịch hoặc tài xế taxi truyền thống.

    Tuy nhiên, một số người khác lại lạc quan hơn. Bởi, mặc dù những cải tiến công nghệ trong ngành Fintech có thể tạo ra rào cản cho các cố vấn tài chính, nhưng vai trò và giá trị của họ trong việc giúp các nhà đầu tư điều hướng những điều phức tạp và đạt được mục tiêu tài chính cũng đã và đang được nâng cao và phát triển khá mạnh mẽ.

    Trong khi số lượng cố vấn tài chính dự kiến sẽ được duy trì hoặc tăng một cách vừa phải trong 5 năm tới, thì sự tăng trưởng về tài sản được quản lý (AUM) trên mỗi cố vấn tài chính sẽ tăng khá tốt, thậm chí mạnh hơn. Nghiên cứu RIA Benchmarking từ Charles Schwab cho thấy, lượng AUM đã tăng ổn định, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 14.5% trong 5 năm, từ 2015 đến 2020.


    Khả năng thích ứng của cố vấn tài chính

    Các cố vấn tài chính nên lưu ý đến những thay đổi xung quanh họ để nắm bắt và theo kịp những điều có thể buộc họ phải thích nghi và phát triển. Mỗi năm, sự trỗi dậy của fintech càng rõ hơn. Điều này không chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mà còn phản ánh trong số tiền bạn dành để đầu tư.

    Theo KPMG Pulse, đầu tư toàn cầu vào các doanh nghiệp fintech năm 2021 đạt 210 tỷ đô la. Các lĩnh vực trong ngành fintech bao gồm thanh toán, bảo mật thông tin, công nghệ bảo hiểm số, công nghệ quản lý tài sản, quy trình pháp lý thông qua công nghệ, cũng như blockchain và tiền điện tử.

    Sự tăng trưởng đáng kể trong mảng đầu tư vào ngành fintech có thể có liên quan đến sự bùng nổ của cố vấn robo. Theo Statista, tổng tài sản do các cố vấn robo quản lý trên toàn thế giới đạt gần 1,000 tỷ USD vào năm 2020 và dự báo đạt 2,500 tỷ USD vào năm 2024.

    Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI)

    Trong khi sự thịnh hành của Cố vấn robo ngày càng rõ ràng, thì màn chào sân của một loạt các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) trong bức tranh quản lý tài sản đã tạo ra một “cú huých” đầy ấn tượng trên mặt các trang báo tài chính. Mặc dù có thể còn sớm, nhưng vai trò của AI trong tư vấn tài chính là một lĩnh vực cần được theo dõi.

    Một số nhà lãnh đạo fintech cho rằng, những đổi mới nhanh chóng và liên tục trong công nghệ là điều thú vị. Công nghệ tạo ra các mô hình với quy mô và phạm vi đa dạng để việc trao đổi trực tiếp với khách hàng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Và các nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao chú trọng nhiều hơn đến các dịch vụ tài chính số bởi họ có thể hưởng lợi từ các cơ cấu phí thấp hoặc thậm chí miễn phí.

    Tầm quan trọng của Fintech đối với ngành quản lý gia sản

    Trước tiên, nhà đầu tư luôn mong đợi sự sẵn có các công cụ và sản phẩm trực tuyến mà các nhà tư vấn tài chính mang lại cho họ. Họ kỳ vọng vào sự thuận tiện của các công cụ đó được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, và chắc hẳn cũng bao gồm trong việc quản lý tài sản của họ.

    Với các nền tảng fintech, nhà đầu tư sẽ được tiếp cận các công cụ hiện đại, dễ hiểu và dễ sử dụng trong việc theo dõi hiệu suất. Trong khi UX design (thiết kể trải nghiệm người dùng) đã trở thành một điều được các công ty hàng tiêu dùng ưu tiên trong nhiều năm qua, thì nó chỉ được ngành dịch vụ tài chính săn đón trong thời gian gần đây.

    Tiếp đến, các công ty fintech đang giao tiếp với khách hàng theo các cách mới và khác biệt. Không phải khách hàng nào cũng có thời gian đến trực tiếp văn phòng. Khách hàng ngày nay có xu hướng tương tác với nhà tư vấn một cách hiệu quả và có thể truy cập thông tin trực tuyến một cách minh bạch và an toàn thông qua các nên tảng fintech.

    Và vấn đề cuối cùng là, liệu khách hàng có đang hiểu được giá trị mà các công ty fintech mang lại hay không. Nhiều công ty fintech cung cấp nhiều sản phẩm hơn bên cạnh dịch vụ phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư, nhưng không biết liệu nhà đầu tư có hiểu được tất cả sự hỗ trợ "bổ sung" này không.

    Tầm quan trọng của Fintech đối với khách hàng

    Theo một cuộc khảo sát theo thế hệ năm 2020, 41% tất cả mọi người được khảo sát sẽ xem xét sử dụng một cố vấn robo. Và, gần một nửa nhóm Gen Z và Millennial tự tin cho phép một cố vấn tài chính tự động đưa ra quyết định đầu tư cá nhân hóa, trong khi chỉ 1/3 Gen X và 15% thế hệ trước đó (sinh từ 1946 đến 1964) sẽ chọn điều này.

    Trên thực tế, hầu hết thế hệ Millennial không đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống tài chính của họ như thế hệ cha mẹ của họ đã và đang trải qua. Tuy nhiên, điều này giúp đưa ra thêm lý do để các nhà tư vấn tiếp tục xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với nhóm khách hàng nói trên.

    Cuối cùng, sự tin tưởng và cách giao tiếp phù hợp cũng là những yếu tố quan trọng trong việc nhà đầu tư quyết định có tiếp tục làm việc với một nhà tư vấn hay không. Nếu được triển khai hiệu quả, khách hàng có thể hưởng lợi từ fintech theo nhiều cách. Ngoài nhận được những trải nghiệm số hóa và minh bạch, sự cạnh tranh gia tăng sẽ giúp giảm chi phí.

    Bước tiến của fintech trong thị trường tài chính Việt Nam

    Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội của quá trình số hóa, trong đó có fintech, đặc biệt là kể từ khi bùng phát dịch Covid – 19. Đây cũng là năm thị trường Việt Nam ghi nhận sự phát triển vượt bậc của fintech, khi lượng người dùng dịch vụ tài chính số tăng cao, tạo động lực thúc đẩy fintech phát triển đa dạng.

    Năm 2021 được xem là năm phát triển mạnh của thị trường fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD, xếp hạng 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực châu Á. Hòa chung nhịp tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á, thị trường fintech Việt ngày càng đa dạng với nhiều sản như ngân hàng số (digital bank), ví điện tử (E-wallet), mua trước – trả sau (BNPL)…

    Cùng với đó, tâm điểm của fintech dần chuyển sang các giải pháp công nghệ cho thị trường đầu tư tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Hiện, phân khúc đầu tư  ở Việt Nam là khá sôi động, với nhiều đa dạng các dịch vụ như tư vấn và môi giới trực tuyến, quản lý danh mục đầu tư trực tuyến, phân phối chứng chỉ quỹ, v.v. Trong khi đó, trong ngành quản lý gia sản và cố vấn tài chính tự động, cố vấn robo vẫn ít công ty khai thác. Tititada là một công ty fintech tiên phong trong việc phát triển các tính năng liên quan đến cố vấn robo. 

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán