Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Đầu tư ESG là gì?

Nội dung

    Các tiêu chí về môi trường xem xét cách một công ty bảo vệ môi trường, ví dụ như các chính sách của công ty giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tiêu chí xã hội kiểm tra cách họ quản lý các mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nơi họ hoạt động. Quản trị liên quan đến lãnh đạo của công ty, lương bổng của nhân viên, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền của cổ đông.

    Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng ổn định nhu cầu của công chúng đối với các doanh nghiệp trong việc phải minh bạch về hoạt động môi trường, xã hội và quản trị ESG, bao gồm cả những đóng góp của họ cho nền kinh tế địa phương. Các công ty trên toàn thế giới hiện đã và đang dần đáp ứng xu hướng này với việc tăng cường thiết lập và sử dụng “báo cáo bền vững”.

    Đầu tư ESG hoạt động như thế nào?

    Đầu tư ESG còn được gọi là đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm, đầu tư tác động hoặc phổ biến hơn là đầu tư có trách nhiệm xã hội (SRI). Để đánh giá một công ty dựa trên các tiêu chuẩn ESG, các nhà đầu tư phải xem xét hàng loạt các hành vi và chính sách của công ty đó. Họ sẽ muốn đảm bảo công ty mà họ rót vốn vào được dẫn dắt bởi ban quản lý có trách nhiệm với môi trường, xã hội và tất cả mọi người có liên quan. Ba tiêu chí ESG được hiểu như sau:

    Môi trường

    Khía cạnh đầu tiên là môi trường (E – Environmental), đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý... của họ.

    Các vấn đề môi trường có thể bao gồm chính sách của doanh nghiệp về biến đổi khí hậu, cách khai thác và sử dụng năng lượng, xử lý và tái chế chất thải, vấn đề ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, và kể cả cách đối xử với động vật.

    Bộ tiêu chuẩn ESG sẽ giúp các nhà đầu tư cân nhắc và đánh giá về bất kỳ rủi ro môi trường nào mà một công ty có thể gặp phải và cách họ quản lý chúng. Ví dụ, IFC hay các quỹ chính phủ lớn sẽ không đầu tư vào các công ty trong ngành khai khoang vì vần đề môi trường.

    Xã hội

    Xét về khía cạnh Xã hội (S - Social), các nhà đầu tư sẽ xem xét các mối quan hệ của công ty với các bên liên quan cả trong và ngoài công ty; bao gồm đối tác kinh doanh, khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng trong khu vực,...

    Dưới đây là một số các vấn đề Xã hội phổ biến ở Việt Nam mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất ở các công ty.

    - Đa dạng và hòa nhập:Công ty tạo cơ hội hoà nhập và có đa dạng nguồn nhân lực cũng như nhà đầu tư. Không nên phân biệt đối xử công bằng với nhân viên trên cơ sở giới tính, chủng tộc, màu da, tầng lớp xã hội, tình trạng hôn nhân,…;

    - Lao động cưỡng bức: Ngược đãi hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lợi dụng chương trình học việc để trục lợi hoặc bóc lột nhân viên; bắt buộc làm thêm giờ nhưng không tính công

    - Lao động trẻ em: sử dụng và bóc lột lao động từ độ tuổi 5-14

    - Quyền riêng tư và bảo mật: kiểm soát và bảo đảm an toàn thông tin bảo mật của các cá nhân có liên quan

    - Môi trường làm việc an toàn: Đảm bảo các Luật pháp về cưỡng bức lao động, bóc lột sức lao động và không bắt trẻ em dưới 18 tuổi lao động.

    - Điều kiện làm việc: bao gồm tiền lương; giờ làm việc; làm thêm giờ; sức khỏe và an toàn lao động; bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp

    - Công đoàn và đình công

    Cơ cấu quản trị

    Khía cạnh cuối cùng là Cơ cấu quản trị (G-Governance), là tiêu chí đảm bảo các hoạt động của công ty được tổ chức hiệu quả, minh bạch và tuân thủ đạo đức kinh doanh và các quy định tiêu chuẩn trong việc báo cáo tài chính cũng như lựa chọn lãnh đạo, và chịu trách nhiệm trước các cổ đông.

    Các nhà đầu tư ESG có thể yêu cầu các công ty cam kết tránh xung đột lợi ích trong việc bầu chọn thành viên Hội đồng Quản trị và Giám đốc điều hành; theo đó, không lạm dụng quyền cấp hay chính trị để đạt được những đặc quyền mong muốn, hoặc tham gia vào các hành vi bất hợp pháp.

    Bên cạnh đó, chống hối lộ và tham nhũng cũng là mối quan tâm chính trong cơ cấu quản trị của bất kỳ tổ chức nào. Tiêu chí này được dựa vào và theo chuẩn của luật Phòng chống hối lộ & tham nhũng, Luật Hình sự của Việt Nam.

    Ưu điểm của đầu tư vào ESG

    Đầu tư cho tương lai mà bạn mong muốn

    Đầu tư vào các công ty có ý thức về môi trường và xã hội không chỉ đơn thuần là tránh gây hại và tổn thất tới nguồn lực và tài nguyên. Các công ty ESG đại chúng thường có quy mô và nguồn lực đủ lớn để cho phép họ tạo ra một sự thay đổi tích cực trong tương lai vì xã hội. Họ có thể ảnh hưởng tích cực đến bối cảnh doanh nghiệp quốc tế, tình hình biến đổi khí hậu, hoặc họ có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tân tiến nhưng cũng thân thiện với môi trường để phục vụ nhân loại một cách tích cực.

    Giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư

    Các công ty thực hiện ESG luôn cam kết chắc chắn về tính đa dạng và công bằng để giảm bớt rủi ro gặp phải trong các vụ xung đột hay vụ kiện có thể tác động tiêu cực đến nhà đầu tư và tài sản của họ.

    Thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng cho công ty

    Đầu tư theo ESG có thể thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng khi mà các công ty luôn tìm cách quản lý rủi ro môi trường, xã hội và quản trị một cách hiệu quả hơn. Các công ty có điểm ESG cao hơn thường có thể có chi phí vốn thấp hơn, điều này có thể tạo ra lợi tức đầu tư cao hơn, lợi nhuận cao hơn và giúp thúc đẩy giá cổ phiếu tăng.

    Nhược điểm của đầu tư ESG

    Không có một bộ tiêu chuẩn ESG nhất định

    Hiện nay không có một bộ tiêu chuẩn ESG nào là nhất định và duy nhất; nó có thể khác nhau tùy quốc gia hoặc tổ chức đánh giá ESG. Và điều này có thể gây khó khăn để phân biệt và đánh giá công ty nào đang thực sự hoạt động “bền vững”. Có nhiều trường hợp, nhiều công ty lạm dụng các chiến thuật tiếp thị không trung thực để thuyết phục người tiêu dùng và các nhà đầu tư tiềm năng tin rằng họ đang tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang lại ảnh hưởng tích cực.

    Hiệu suất không đồng đều

    Nhiều nhà đầu tư ESG sẵn sàng đánh đổi giữa lợi nhuận và giá trị đầu tư của họ. Nói cách khác, họ sẵn sàng chịu “lỗ” để đầu tư vào một công ty thực hiện các tiêu chuẩn ESG vì tin vào lợi ích trong tương lai nó có thể đem lại cho xã hội. Do vậy mà tỷ suất sinh lợi cao từ đầu tư ESG thường không được đảm bảo hoặc thậm chí là không phổ biến; và điều này đặc biệt không thu hút được các nhà đầu tư là ngắn hạn.

    Thông tin hạn chế

    Đầu tư ESG vẫn là một khái niệm khá mới và vẫn chưa có nhiều báo cáo tổng quát về hiệu suất, nhất là ở những nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam. Các công ty niêm yết còn nhiều hạn chế về thông tin và kiến thức về các tiêu chuẩn môi trường, xã hội, cũng như các tiêu chuẩn cho một bản báo cáo bền vững. Do đó, phần lớn trong số họ vẫn chưa thể cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến ESG cho các nhà đầu tư.

    ESG có ý nghĩa gì đối với một doanh nghiệp?

    Việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG trong việc vận hành doanh nghiệp đồng nghĩa với việc chiến lược của công ty phải bao gồm ba trụ cột là môi trường, xã hội và cơ cấu quản trị. Chúng có thể là thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm, lượng khí thải CO2 và giảm chất thải; hay giúp doanh nghiệp có một lực lượng lao động đa dạng và hòa nhập hơn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn ESG có thể khá tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện, nhưng cũng có thể mang lại phần thưởng lớn trong tương lai cho những người kiên trì theo đuổi và thực hiện nó.

    Khi được thực hiện đúng cách, tiêu chuẩn ESG cho phép các doanh nghiệp giải quyết những thách thức lớn nhất hiện nay và nắm bắt những cơ hội tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, ESG sẽ mang các ý nghĩa khác nhau đối với từng tổ chức do lĩnh vực kinh doanh khác nhau, như bất động sản hay dầu khí. Vì vậy, để đạt được tiềm năng tối đa từ nó, khái niệm ESG phải được điều chỉnh và áp dụng phù hợp với chiến lược của mỗi tổ chức và giúp thúc đẩy mô hình kinh doanh của tổ chức đó.

    Tóm tắt:

    - Đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư, dựa vào đánh giá và cân nhắc các chính sách của công ty cũng như khuyến khích họ hành động có trách nhiệm và minh bạch hơn.

    - Đầu tư ESG có thể giúp một danh mục đầu tư tránh được việc nắm giữ các công ty có hoạt động kinh doanh rủi ro hoặc phi đạo đức hoặc trái ngược với các tiêu chuẩn ESG mà các nhà đầu tư quan tâm tới.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán