Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tìm hiểu các sắc thái của tài chính hành vi

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tài chính hành vi tập trung vào những thành kiến ​​về nhận thức và cảm xúc mà được cho là gây cản trở cho nhà đầu tư khi đưa ra những quyết định sáng suốt.

    - Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Một số khía cạnh tài chính hành vi phổ biến bao gồm ác cảm thua lỗ, thiên kiến xác nhận và thiên vị về sự quen thuộc.  

    Tài chính hành vi (Behavioral finance) là một lĩnh vực hấp dẫn khám phá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính. Không giống như tài chính truyền thống vốn giả định rằng những người tham gia thị trường luôn ra quyết định một cách hợp lý và logic, tài chính hành vi cho rằng các cá nhân thường đi chệch khỏi hành vi hợp lý do thành kiến nhận thức và cảm xúc dễ bị chi phối.

    Cảm xúc và thành kiến có thể là nguồn giải thích cho các thời kỳ biến động dị thường của thị trường, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán, chẳng hạn như giá cổ phiếu tăng hoặc giảm nghiêm trọng.  

    Nền tảng của tài chính hành vi

    Tài chính hành vi nổi lên như một phản ứng trước những hạn chế của các lý thuyết tài chính truyền thống, cụ thể là Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH).

    EMH giả định rằng các nhà đầu tư là người lý trí và thị trường luôn phản ánh hiệu quả tất cả các thông tin công khai có sẵn. Ví dụ, những người ủng hộ EMH cho rằng bất kỳ thông tin mới nào liên quan đến công ty đều nhanh chóng được thị trường phản ánh vào giá cổ phiếu. Kết quả là, sự biến động giá trong tương lai là ngẫu nhiên vì tất cả thông tin có sẵn (công khai và một số thông tin không công khai) đã được chiết khấu theo giá trị hiện tại. Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai đã từng trải qua giai đoạn Bong bóng Dotcom và các cuộc khủng hoảng tài chính, lý thuyết EMH là khá khó chấp nhận.

    Do vậy mà tài chính hành vi thách thức những giả định này, cho rằng hành vi của con người thường không hợp lý và bị chi phối bởi cảm xúc.

    Những người tiên phong trong lĩnh vực tài chính hành vi, bao gồm Daniel Kahneman và Amos Tversky. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) của hai ông đã đưa ra khái niệm cho rằng các cá nhân đánh giá kết quả tiềm năng dựa trên những lợi ích và tổn thất mà họ cảm nhận được so với một mốc tham chiếu cụ thể.

    Nhiều chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để xem xét sự khác biệt giữa tài chính trên khía cạnh lý thuyết và hành vi là, lý thuyết được xem như nền tảng để xây dựng sự hiểu biết về các vấn đề đang xảy ra, và khía cạnh hành vi được xem như lời nhắc nhở rằng không phải lúc nào lý thuyết cũng đúng như mong đợi.  

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Khái niệm tài chính hành vi

    Tài chính hành vi thường bao gồm 05 khái niệm, hay thiên hướng chính mà nhá đầu tư có hiểu biết cơ bản về chứng khoán cần nắm:

    Kế toán nhận thức (Mental accounting) đề cập đến xu hướng mọi người phân bổ tiền cho các mục đích cụ thể dựa trên các tiêu chí chủ quan, và thường dẫn đến kết quả bất lợi. Ví dụ, một số người tiết kiệm một quỹ tiền đặc biệt để dành cho một kỳ nghỉ mát, trong khi họ đang có một khoản nợ thẻ tín dụng đáng kể.

    Hành vi bầy đàn (Herd behavior) đề cập đến việc mọi người có xu hướng bắt chước các hành vi tài chính của số đông lớn. Tính bầy đàn nổi tiếng trên thị trường chứng khoán là nguyên nhân đằng sau những đợt tăng giá và bán tháo kịch tính.

    - Chi phối bởi cảm xúc đề cập đến việc đưa ra quyết định dựa trên những cảm xúc cực đoan hoặc căng thẳng về cảm xúc như lo lắng, tức giận, sợ hãi hoặc phấn khích. Thông thường, cảm xúc là lý do chính khiến mọi người không đưa ra những lựa chọn hợp lý.

    - Hiệu ứng mở neo (Anchoring) đề cập đến việc “neo” một mức chi tiêu hoặc đầu tư vào một mốc tham chiếu nhất định để đưa ra các quyết định tiếp theo. Ví dụ như chỉ chi tiêu dựa trên mức ngân sách đã được lập ban đầu. Hoặc đưa ra quyết định đầu tư chủ quan nếu như giá tài sản tăng/giảm so với mức tham chiếu tự xác định ban đầu.

    - Tự quy kết (Self-attribution) đề cập đến xu hướng đưa ra lựa chọn dựa trên sự tự tin quá mức vào kiến thức hoặc kỹ năng của chính mình. Trong phạm trù này, các cá nhân có xu hướng xếp hạng kiến thức của họ cao hơn những người khác, ngay cả khi nó bị đánh giá thấp về mặt khách quan.  

    Một số thành kiến khác trong Tài chính hành vi

    Trong các khái niệm tài chính hành vi trên đem lại thêm các thành kiến và thiên hướng cụ thể hơn mà các nhà phân tích dùng để giải thích tâm lý và hành vi của mọi người tham gia trong thị trường tài chính.

    Thiên kiến xác nhận

    Thiên kiến xác nhận (Confirmation bias) là khi nhà đầu tư có khuynh hướng chấp nhận những thông tin nào đồng thuận với niềm tin sẵn có của họ về một khoản đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu XYZ sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, và khi có tin đồn tiêu cực về công ty XYZ xảy ra cùng lúc, họ liền chấp nhận thông tin này để xác nhận rằng họ đúng về quyết định bán cổ phiếu XYZ - ngay cả khi thông tin đó có sai sót.

    Thiên kiến kinh nghiệm

    Thiên kiến trải nghiệm (Experimental bias) xảy ra khi trí nhớ của nhà đầu tư về các sự kiện gần đây khiến họ có thành kiến hoặc khiến họ tin rằng sự kiện đó có nhiều khả năng xảy ra lần nữa.

    Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 đã khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán. Nhiều người có cái nhìn ảm đạm về thị trường và dự kiến ​​sẽ có nhiều khó khăn kinh tế hơn trong những năm tới. Trải nghiệm trải qua một sự kiện tiêu cực như vậy làm tăng thêm thành kiến của họ hoặc khả năng sự kiện đó có thể tái diễn. Trên thực tế, nền kinh tế đã phục hồi và thị trường phục hồi trở lại rất tốt trong những năm sau đó.

    Ám ảnh về mất mát

    Ám ảnh về mất mát (Loss aversion) xảy ra khi các nhà đầu tư đặt nặng mối lo lắng về thua lỗ hơn là niềm vui từ lợi nhuận kiếm được trên thị trường. Nói cách khác, họ đặt ưu tiên cao hơn cho việc tránh thua lỗ hơn là kiếm lợi nhuận từ đầu tư.

    Do đó, một số nhà đầu tư kỳ vọng một tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp cho khoản lỗ tiềm năng. Nếu việc này cho thấy nằm ngoài khả năng, họ có thể bỏ hoàn toàn khoản đầu tư đó để tránh thua lỗ ngay cả khi rủi ro của khoản đầu tư vẫn nằm trong mức độ có thể chấp nhận được theo quan điểm hợp lý.

    Thiên vị về sự quen thuộc

    Thiên vị về sự quen thuộc (Familiarity bias) là khi các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những gì họ biết, chẳng hạn như các công ty họ đã từng đầu tư hay biết rõ về hoạt động kinh doanh. Kết quả là, danh mục đầu tư của họ không được đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực và loại hình đầu tư.

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Tài chính hành vi cho chúng ta biết điều gì?

    Tài chính hành vi giúp chúng ta hiểu các quyết định tài chính xung quanh những thứ như đầu tư, thanh toán, rủi ro và nợ cá nhân bị ảnh hưởng lớn như thế nào bởi cảm xúc, thành kiến và hạn chế nhận thức của con người trong việc xử lý và phản hồi thông tin.

    Bằng cách thừa nhận ảnh hưởng của thành kiến nhận thức và cảm xúc, nhà đầu tư có hiểu biết cơ bản về chứng khoán có thể phát triển các chiến lược để điều hướng thị trường hiệu quả hơn. Việc tích hợp những hiểu biết sâu sắc về hành vi vào lý thuyết và thực tiễn tài chính sẽ là một động lực lớn cho sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự hiểu biết tài chính của mọi người.  [A1]Term "Mức độ chấp nhận rủi ro"


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan