Điểm nhấn chính:
- Kiến thức đầu tư chứng khoán: năm 2023, chỉ số VNIndex tăng 12.2% - khả quan hơn so với các thị trường khác trong khu vực.
- Áp lực chốt lời và tâm lý lo ngại thị trường quốc tế xảy ra biến động khiến thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn trước thời gian nghỉ Tết.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng hồi phục khi FED giảm lãi suất, tỷ giá ổn định và hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp trở lại.
Chốt
lời hay nắm giữ qua Tết là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư chứng khoán hiện nay. Nếu
chốt lời, nhà đầu tư sẽ có tiền tiêu Tết nhưng có thể đánh mất cơ hội tăng giá trị sau Tết. Nếu
nắm giữ, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro mất giá vì thị trường hiện đang đối mặt
với áp lực chốt lời trong thời gian qua.
Trong
giai đoạn này, tâm lý tham lam dễ lấn át lý trí, nhất là khi các thông tin hỗ
trợ không được rõ ràng, khiến nhà đầu tư có thể đánh mất danh mục tiềm năng. Hãy
cùng Tititada tìm hiểu qua bài viết này để đưa ra quyết định chốt lời hay nắm
giữ cổ phiếu trước kỳ nghỉ Tết 2024 nhé!
Cách bắt đầu đầu tư chứng khoán cho năm 2024 - Nhìn lại TTCK Việt Nam trong năm 2023
Trong năm 2023, chỉ số VNIndex tăng 12.2% dù trải qua nhiều biến động - mức tăng này vẫn khả quan hơn so với các thị trường khác trong khu vực nhờ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nghiêng về hướng hỗ trợ nền kinh tế hồi phục. VNIndex tiếp nối xu hướng khả quan hơn vào 2 tháng cuối năm 2023 tạo đáy và hồi phục, tích lũy quanh vùng 1,076-1,030 điểm trong tháng 12/2023 đã tạo nền tăng trưởng cho đầu năm 2024.
Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng số tài khoản chứng khoán tăng 355,672 tài khoản so với cuối năm 2022, đưa tổng số lượng tài khoản chứng khoán lên hơn 7.25 triệu tài khoản, tương đương 7.3% dân số, vượt mức 5% dân số theo mục tiêu được Chính phủ đưa ra trong Đề án Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch đến hết T11/2023 đạt 395 doanh nghiệp, tăng 6.38% so với năm 2022.
Các ngành dầu khí, điện và công nghệ có mức sinh lời cao nhờ vào sự hồi phục kinh tế Việt Nam. Trong đó sự tăng trưởng của ngành dầu khí được thúc đẩy bởi việc tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới, ngành điện hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao khi nền kinh tế phục hồi và ngành công nghệ đón nhận sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.
Tâm lý thị trường trước Tết
Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới gần, nhà đầu tư thường có tâm lý lo ngại cho thị trường chứng khoán. Do thị trường chứng khoán Việt Nam có kỳ nghỉ dài, nhà đầu tư khó phòng tránh rủi ro từ thị trường quốc tế. Thậm chí, dù có biến cố gì xảy ra, nhà đầu tư cũng không thể xử lý thuận theo tình hình thế giới nên tâm lý sở hữu cổ phiếu với tỷ trọng cao cũng có thể là rủi ro.
Không những thế, tâm lý nghỉ lễ thường khiến thanh khoản sụt giảm vì nhà đầu tư rút tiền trong tài khoản để chi tiêu cho Tết, đồng thời hạ tỷ lệ margin để tiết giảm chi phí lãi vay trong những ngày Tết không dùng đến. Đây là quyết định chung của hầu hết nhà đầu tư, cũng là hoạt động tổng kết hiệu quả của một năm đầu tư: đánh giá xem mình được gì và mất gì.
Nhà đầu tư cũng để dành cơ hội đầu tư sau kỳ nghỉ lễ. Sau Tết, các công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán năm 2023, vì vậy mà có một số dòng tiền đã chốt cổ phiếu, chờ đợi thông tin từ báo cáo tài chính để lựa chọn ra cổ phiếu mới có kết quả kinh doanh tốt để tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, khi bước qua năm mới cũng là mùa Đại hội thường niên diễn ra. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có thêm nhiều kế hoạch kinh doanh, thông tin tích cực từ đại hội, từ đó sẽ nhìn ra tiềm năng tăng trưởng của các cổ phiếu để đầu tư.
Thống kê thị trường trước và sau tết
Thống kê thị trường chứng khoán từ 2001-2022, trung bình 5 ngày trước và sau Tết phần lớn đều tăng điểm. 5 ngày trước Tết, lợi suất trung bình là 2.3%, trong đó có 16/22 lần thị trường tăng điểm và 6/22 lần thị trường giảm điểm. 5 ngày sau Tết, lợi suất trung bình là 1.13%, trong đó có 15/22 lần thị trường tăng điểm và 7/22 lần thị trường giảm điểm. Gần nhất, trong phiên giao dịch sau Tết năm 2020, thị trường mất đến 6.61% trong trung bình 5 ngày đầu năm do nhà đầu tư trong nước lo ngại COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc có thể tác động nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam lẫn toàn cầu.
Nếu nhìn lại các quý 1 trong 10 năm qua, có thể thấy hầu như thị trường đều ghi nhận sự hưng phấn vào quý 1. Theo dữ liệu thống kê từ năm 2013 đến nay, không phải tất cả nhưng đại đa số các quý đầu năm đều ghi nhận điểm số tăng.
Có nhiều lý do để thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt vào tháng đầu năm. Đầu tiên phải nói tới việc cơ cấu lại danh mục mới cho năm tài chính. Thông thường, cuối tháng 12 hàng năm, các quỹ sẽ giao dịch để hoàn thành báo cáo tài chính và “chốt sổ”, nhưng đến đầu năm kế tiếp sẽ thực hiện giải ngân mới hoặc lựa chọn phân bổ tài sản. Thứ hai là thời điểm hội tụ của các thông tin quan trọng, bao gồm số liệu tài chính và số liệu vĩ mô. Thứ ba là cơ hội đầu cơ ngắn hạn mang tính mùa vụ đều thu hút sự chú ý của nhóm nhà đầu tư cá nhân, vì tính linh hoạt rất cao, từ đó thúc đẩy thanh khoản tăng lên.
Như vậy, lịch sử cho chúng ta thấy rằng xác suất cao thị trường tăng điểm tích cực vào những ngày trước và sau tết Nguyên đán. Bối cảnh và động lực thị trường mỗi năm mỗi khác, nhưng thống kê lịch sử phần nào cho thấy mức độ tin cậy của Hiệu ứng tháng Giêng.
Động lực cho VNIndex sau Tết
Trước Tết Nguyên đán, chỉ số VNIndex dự báo dễ có rung lắc, điều chỉnh về tầm 1,140 điểm, là vùng MA200 vừa vượt. Nhà đầu tư có tâm lý rút bớt tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán để chi tiêu dịp Tết, cắt margin để giảm lãi phải trả đồng thời giảm rủi ro có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nên thị trường sau Tết khó có thể tăng mạnh.
Theo báo cáo của VinaCapital, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất 5 năm tới. Áp lực lạm phát đang ở mức kiểm soát, dự báo FED sẽ giảm lãi suất vào tháng 3/2024, tạo cơ hội kích thích nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức hai con số.
Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi trong nước đang quá thấp, trong khi giá vàng biến động nhưng Chính phủ khẳng định sẽ không để giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch quá cao, khiến kênh tiết kiệm và đầu tư vàng kém hấp dẫn. Vì thế, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế biến động như hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực vì tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ổn định. Khi FED giảm lãi suất, tỷ giá ổn định, doanh nghiệp hoạt động trở lại cùng với mức định giá thấp của chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn ngoại chảy vào. Thị trường chứng khoán Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng từ “cận biên” lên “mới nổi” vào nửa cuối năm 2025, dòng vốn theo đó sẽ chảy vào mạnh mẽ để đón cơ hội như các thị trường trong khu vực trước đây. Trong năm 2024, tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường kỳ vọng đạt gần 15% với động lực từ nhóm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu và tài chính. Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường sẽ được cải thiện trong năm 2024 nhờ nền lãi suất thấp và đưa vào vận hành hệ thống KRX.
Nhà đầu tư nên làm gì trong thời gian này để biết cách bắt đầu đầu tư chứng khoán cho 2024?
Xu hướng dòng tiền trước dịp Tết nguyên đán thường biến động mạnh, cũng như áp lực chốt lời của khối ngoại vẫn chưa kết thúc khi VNIndex phục hồi 12% từ đáy ngắn hạn hay lo ngại tỷ giá biến động có thể quay lại. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chủ động hạ tỷ trọng cổ phiếu về ngưỡng an toàn (khoảng 40-50% cổ phiếu) và hạn chế sử dụng đòn bẩy.
Trong giai đoạn đầu năm, nhà đầu tư có thể quan tâm tới nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng. Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 15%, vì thế mà nhóm cổ phiếu ngân hàng đã xanh áp đảo thị trường trong thời gian qua. Tính từ đầu năm đến ngày 11/1: BID tăng hơn 6%, VCB tăng 11.2%, ACB tăng 5.65%, STB tăng 5.5%, MBB tăng 10.7%, CTG tăng 14.4%, TCB tăng 7.4%; các cổ phiếu ngân hàng có thông tin “hành lang” và “tin kỳ vọng” như EIB và SHB cũng tăng khá mạnh. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2023 chỉ đạt 13.7%, trong khi tăng trưởng huy động đạt 13.5%, nên dự báo lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2023 sẽ không có nhiều bất ngờ, nhưng ngân hàng lại là nhóm dễ đoán nhất và có tính chắc chắn cao nhất. Một số ngân hàng như VCB, CTG cũng hé lộ con số lợi nhuận dù chưa phải con số chính thức, nhưng cũng góp phần xác nhận triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý IV và cả năm 2023.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng được hỗ trợ bởi Luật sửa đổi sẽ giúp tiếp cận vốn thông thoáng hơn. Ngoài ra, nhiều tập lớn cũng sẽ sang Việt Nam thực hiện các hợp đồng thuê đất, xây dựng nhà máy sau Tết Nguyên đán.
Nhóm đầu tư công, hạ tầng xây dựng cũng cũng có thêm nhiều dự án với quy mô lớn tiếp tục được triển khai trong năm nay, các doanh nghiệp xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu (sắt, thép, đá, xi măng) sẽ được hưởng lợi.
Cơ hội cũng đến với nhóm cổ phiếu chứng khoán khi KRX đi vào hoạt động sẽ đẩy nhanh vòng quay vốn khi giao dịch; hoạt động đầu tư, môi giới chứng khoán và cho vay ký quỹ cũng được cải thiện.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.