Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

9 lời khuyên giúp bạn đạt được sự an toàn tài chính

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Việc đảm bảo an toàn tài chính cá nhân là một quá trình đầy thách thức đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và thực hiện theo chúng.

    - Việc bắt đầu tiết kiệm ngay khi có thể cũng là một điều quan trọng góp phần đảm bảo an toàn tài chính cá nhân trong tương lai, có thể thông qua các công cụ như tài khoản tiết kiệm, tài khoản hoãn thuế và tiết kiệm hưu trí.

    - Để tăng tính hiệu quả cho việc hướng tới an toàn tài chính cá nhân thì việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, đánh giá chúng theo định kỳ, và tối ưu hoá chi phí là việc không kém phần quan trọng.

    Hầu như tất cả các nghiên cứu được thực hiện về chủ đề “An toàn tài chính cá nhân” trong vài năm qua cho thấy rằng đa số mọi người đều không thể chứng minh được sự an toàn tài chính của mình, đặc biệt là cho những năm nghỉ hưu về sau của họ. Qua đó, nhấn mạnh rằng việc đạt được điều này là một quá trình đầy thách thức đòi hỏi việc phải lập kế hoạch cẩn thận và được thực hiện theo.

    Chắc chắn, an toàn tài chính có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗi cá nhân. Trong bài này, an toàn tài chính cá nhân sẽ được hiểu theo một cách đơn giản hơn. Đó là, việc có đủ tài sản tài chính để trang trải các chi phí, trường hợp khẩn cấp và nghỉ hưu mà không phải lo lắng về việc cạn kiệt túi tiền.

    Sau đây là một số lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn quản lýtài chính cá nhân hiệu quả hướng tới sự an toàn tài chính của riêng mình.

    Bắt đầu ngay khi bạn có thể để đạt được an toàn tài chính cá nhân từ sớm

    Điều hiển nhiên là sẽ tốt hơn khi bắt đầu tiết kiệm từ khi còn trẻ. Thế nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu ngay cả khi bạn đã gần đến tuổi nghỉ hưu, vì mỗi xu tiết kiệm được đều có thể giúp bạn trang trải các chi phí cho hiện tại và tương lai, và đem lại tâm lý an toàn trong tài chính cá nhân.

    Nếu bạn tiết kiệm 200,000 mỗi tháng trong 40 năm với lãi suất 5%, bạn sẽ có được nhiều hơn đáng kể so với một cá nhân tiết kiệm với tỷ lệ tương tự trong 10 năm. Đó là nhờ sự kỳ diệu của lãi kép. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm được trong thời gian ngắn hơn vẫn có thể giúp ích rất nhiều trong việc giúp trang trải các chi phí khi nghỉ hưu.

    Ngoài ra, hãy nhớ rằng các bước nâng cao hơn của lập kế hoạch tài chính, chẳng hạn như phân bổ tài sản, sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi bạn gần đến tuổi nghỉ hưu. Điều này là do khả năng chấp nhận rủi ro của bạn sẽ giảm khi mà số năm bạn có còn lại để phục hồi từ bất kỳ khoản lỗ nào cũng giảm đi.


    Xem tiền gửi tiết kiệm như là một hóa đơn bắt buộc thanh toán

    Tiết kiệm thường xuyên là một thách thức, đặc biệt là khi bạn đã phải đối mặt với nhiều chi phí thường xuyên, chưa kể đến những hàng tiêu dùng hấp dẫn khiến chúng ta tiêu tiền một cách tùy ý.

    Bạn có thể đề phòng sự cám dỗ này bằng cách coi khoản tiết kiệm hưu trí của mình như một khoản chi phí định kỳ, tương tự như trả tiền thuê nhà, thế chấp hoặc vay mua ô tô. Điều này thậm chí còn dễ dàng hơn nếu chủ lao động của bạn có thể đóng góp vào quỹ hưu trí thay cho bạn, trích tiền từ lương.

    Ngoài ra, bạn có thể cài đặt chế độ tự động gửi tiền lương trực tiếp vào tài khoản tiết kiệm của mình vào ngày nhận lương, nếu ngân hàng của bạn có cung cấp dịch vụ này.

    Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn

    Câu ngạn ngữ cũ nói rằng chúng ta không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ, và điều này cũng đúng trong việc lập kế hoạch cho các tài sản hưu trí của bạn. Đặt tất cả tiền tiết kiệm vào một hình thức đầu tư sẽ làm tăng nguy cơ mất tất cả khoản đầu tư cũng như làm hạn chế lợi tức đầu tư (ROI) của bạn. Như vậy, việc phân bổ tài sản là một rất phần quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân và đầu tu cho mục đích hưu trí. Cách phân bổ tài sản điển hình thường xem xét các yếu tố như sau:

    - Tuổi tác: Điều này thường được phản ánh trong sự táo bạo của bạn đối với danh mục đầu tư của mình; bạn có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn khi còn trẻ và dần giảm bớt rủi ro hơn khi gần đến tuổi nghỉ hưu.

    - Mức độ chấp nhận rủi ro: Điều này giúp đảm bảo rằng, nếu có bất kỳ tổn thất nào xảy ra, chúng sẽ xảy ra vào thời điểm mà tổn thất đó vẫn có thể được phục hồi.

    - Và đặt cho câu hỏi tự vấn bản thân rằng “Bạn có cần gia tăng tài sản hay tạo thêm nguồn thu nhập mới hay không?”

    Xem xét tất cả các chi phí tiềm năng

    Khi lập kế hoạch nghỉ hưu, một số người trong chúng ta sẽ dễ mắc lỗi khi không xem xét đến các chi phí y tế và nha khoa, chăm sóc dài hạn, và thuế thu nhập.

    Khi quyết định số tiền bạn cần tiết kiệm để nghỉ hưu, hãy lập danh sách tất cả các chi phí bạn có thể phải trả trong những năm nghỉ hưu của mình. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những dự đoán thực tế và lập kế hoạch phù hợp.

    Tiết kiệm và đầu tư cho hưu trí là điều thiết yếu

    Tiết kiệm được nhiều tiền là rất tốt, nhưng lợi ích sẽ bị xói mòn hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa nếu điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng các khoản vay lãi suất cao để trang trải chi phí sinh hoạt.

    Do đó, việc chuẩn bị và chi tiêu trong phạm vi ngân sách là điều cần thiết. Khoản tiết kiệm hưu trí của bạn nên được tính chung trong số các chi phí định kỳ khác được lập trong ngân sách, để đảm bảo rằng thu nhập khả dụng của bạn được tính toán chính xác.

    Đánh giá định kỳ lại danh mục đầu tư của bạn

    Khi gần đến tuổi nghỉ hưu, nhu cầu tài chính, chi phí và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn sẽ thay đổi, và chiến lược phân bổ tài sản cũng cần phải được điều chỉnh lại. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng kế hoạch nghỉ hưu của bạn đi đúng hướng tới các mục tiêu của mình cũng như sự an toàn tài chính cá nhân trong tương lai.

    Tối ưu hóa chi phí của bạn

    Nếu lối sống, thu nhập hoặc nghĩa vụ tài chính của bạn có thay đổi, bạn nên đánh giá lại hồ sơ tài chính của mình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết, để từ đó có thể xác định lại số tiền mà bạn có thể thêm vào quỹ hưu trí của mình. Ví dụ, bạn có thể đã trả hết nợ thế chấp hoặc khoản vay mua ô tô, thì bạn có thể gia tăng số tiền tiết kiệm của mình.

    Cân nhắc tài chính của vợ/chồng

    Việc đồng thuận với vợ/chồng cũng có thể giúp bạn đạt được sự an toàn tài chính cá nhân và gia đình một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn đã kết hôn, hãy cân nhắc xem vợ/chồng của bạn cũng có đang tiết kiệm hay không và liệu có thể chia sẻ một số chi phí nhất định trong những năm nghỉ hưu của mình hay không. Nếu vợ/chồng của bạn không tiết kiệm, bạn cần xác định xem liệu khoản tiết kiệm hưu trí của mình có thể trang trải không chỉ chi phí của bạn mà còn của vợ/chồng bạn hay không.

    Làm việc với một cố vấn tài chính cá nhân

    Trừ khi bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính và quản lý danh mục đầu tư, thì việc tìm cố vấn tài chính cá nhân có kinh nghiệm và trình độ là điều cần thiết để giúp bạn quản lýtài chính cá nhân hiệu quả là môt phương án để bạn xem xet. Chọn một người phù hợp với bạn sẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất trong mục tiêu đạt an toàn tài chính cá nhân mà bạn đưa ra.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan