Điểm nhấn chính:
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang có bước phát triển đột phá trong thời gian gần đây, song chúng có thể đe dọa đáng kể đến cuộc sống của con người, bao gồm việc làm và khả năng sáng tạo.
- Các công cụ công nghệ trí tuệ nhân tạo này cũng đi kèm với một số lo ngại tiềm ẩn như chuẩn mực đạo đức, kết quả sai lệch hay bảo mật thông tin.
Tổng quan về trí tuệ nhân tạo
Hiện tại, một số công cụ phổ biến nhất đối với mọi người là ChatGPT và DALL-E. ChatGPT là một công nghệ AI có thể đưa ra các phản hồi, câu trả lời một cách lưu loát và đầy đủ giống như con người cho bất kỳ câu hỏi của người dùng ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Người dùng có thể thấy việc sử dụng ChatGPT giống như bất kỳ máy tính nhưng những câu trả lời được đưa ra một cách tự nhiên và thậm chí là khá dí dỏm. ChatGPT rất giỏi trong việc tạo văn bản bằng giọng điệu giống con người, ngay cả khi nó có thể tạo các đoạn hội thoại, tin nhắn tán tỉnh đầy hấp dẫn cho các mối quan hệ trên Tinder của người sử dụng.
Mặt khác, DALL-E và Midjourney là những công nghệ AI có thể tạo ra những hình ảnh sống động chân thực từ các mô tả bằng văn bản và có khả năng tạo ra hình ảnh theo đúng mong muốn của người sử dụng.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI được dự đoán sẽ đảm nhận các nhiệm vụ mang tính lặp lại và học thuật, giúp tiết kiệm thời gian để trở nên sáng tạo và giống con người hơn. Một nghiên cứu ước tính rằng, đến năm 2030, các công cụ hỗ trợ AI sẽ giúp cho người lao động Anh có thêm hai tuần rảnh rỗi mỗi năm – đây được xem là một “hời” không nhỏ đối với họ.
Tuy nhiên, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những rủi ro đến từ những công cụ hỗ trợ AI này, từ việc đe dọa công việc của con người đến khả năng sáng tạo, v.v.
Công nghệ AI bùng nổ và “cuộc khủng hoảng sáng tạo”
Khi AI tiếp tục bùng nổ, những mối lo ngại về vấn đề việc làm dường như đã được đặt lên hàng đầu. Với sự tiến bộ của công nghệ AI, nhiều khả năng là con người sẽ bị thay thế trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung, thiết kế và các công việc sáng tạo khác. Mặc dù điều này có thể giúp tăng hiệu quả và năng suất, song nó cũng có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm và gián đoạn kinh tế.
Một vấn đề quan trọng khác nằm ở sự kết nối cảm xúc, khi các tác phẩm do công nghệ AI tạo ra có thể thiếu sự kết nối với người sử dụng và thưởng thức của chúng. Mặc dù khả năng kỹ thuật của các công cụ thể này có thể khá ấn tượng, nhưng chúng thiếu chiều sâu và dấu ấn cá nhân như sự sáng tạo của con người.
Ngoài ra, rủi ro còn có thể là các công nghệ này có thể đồng nhất hóa sản phẩm sáng tạo, vì các thuật toán AI có thể ưu tiên một số phong cách hay ý tưởng nhất định.
Mặt khác, cũng có những lo ngại về chuẩn mực đạo đức của những công nghệ này. Ví dụ: các thuật toán được sử dụng để tạo ra các mô hình này chỉ mang tính khách quan như dữ liệu mà chúng được tiếp nhận, và nếu dữ liệu bị sai lệch hoặc thiếu sót, nó có thể dẫn đến kết quả đầu ra không đầy đủ hoặc gây ra thành kiến. Hơn nữa, một số lo ngại về quyền sở hữu và kiểm soát tài sản trí tuệ đến từ hệ thống do các công nghệ AI này.
Các công cụ AI sáng tạo cũng có thể được sử dụng cho các mục đích xấu, chẳng hạn như tạo tin tức giả mạo, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc thậm chí tạo ra các “deepfake” – kỹ thuật cắt ghép các hình ảnh và nội dung giả mạo.
Ví dụ, ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra những thông tin giả mạo thuyết phục, các thuật toán mua bán tự động dựa vào việc quét thông tin, khi nhận các thông tin giả mạo sẽ có những lệnh bán tháo hoặc mua, ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Tương tự, DALL-E hay Midjourney cũng có thể tạo ra những hình ảnh giống như thật về các sản phẩm không tồn tại hoặc và các deepfake có thể được sử dụng để lừa đảo mọi người.
Liệu tất cả các công cụ AI sáng tạo đều có hại?
Câu trả lời cho câu hỏi phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó. Thay vì xem AI như một mối đe dọa, bạn có thể xem nó như một trợ lý đắt giá, giúp phát triển khả năng tư duy sáng tạo của con người. Những gì AI làm là khai thác các hình ảnh hiện có để tạo ra những hình ảnh mới, chịu trách nhiệm tạo ra hình ảnh hoàn toàn nguyên bản cho người sử dụng.
Theo cách này, bạn có thể sáng tác một tác phẩm nghệ thuật mới và sau đó sử dụng AI để tinh chỉnh nó để tiết kiệm thời gian. Điều này đặc biệt cần thiết cho các nhà thiết kế trong thời gian ngắn, vì công nghệ AI có thể giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sản phẩm sáng tạo.
Thứ hai, AI có thể giúp bạn vượt qua mọi giới hạn sáng tạo. Nhờ việc được thiết lập dựa trên nguồn dữ liệu rộng lớn hiện có, các công cụ này biết được những gì đang tồn tại và những gì mọi người cần tới. Kết quả là, nó có thể truyền cảm hứng cho bạn để tạo ra những tác phẩm độc đáo, không chỉ trong nghệ thuật mà trong cả khoa học.
Công nghệ AI không tồn tại nếu không có “trí tuệ”
Khi bạn đến các viện bảo tàng, trải nghiệm của bạn phần lớn sẽ bị tác động bởi nghệ thuật và nghệ sĩ sáng tác ra chúng. Nói cách khác, một người nghệ sĩ thường truyền đạt một câu chuyện tới những người thưởng thức tác phẩm của họ. Bức họa Mona Lisa là hiện thân của quá trình suy nghĩ của Leonardo da Vinci, các bản giao hưởng của Mozart ngân nga giai điệu cuộc đời của ông.Các tác phẩm sáng tạo được yêu thích không chỉ vì những gì chúng mang lại về mặt thẩm mỹ mà còn vì người nghệ sĩ và câu chuyện đằng sau các tác phẩm.
Với AI, không có câu chuyện ẩn chứa đằng sau mà chỉ là những hình ảnh mang tính biểu đạt về mặt nhận diện.
Mặc dù có những lo ngại về tác động của công nghệ AI đối với khả năng sáng tạo của con người, nhưng điều đáng chú ý là hiệu quả của công nghệ AI phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của con người. Kết quả mà AI đưa ra dựa vào dữ liệu đầu vào của con người, những dữ liệu được mô tả càng chi tiết và chính xác thì kết quả cho ra càng hiệu quả.
Ngay cả tác phẩm nghệ thuật từng đoạt giải thưởng “Théâtre D’opéra Spatial” đã được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo Midjourney trên nền tảng Discord cũng nhờ đến sự kết hợp của tác giả Jason Allen. Tác phẩm đã được chỉnh sửa và hoàn thiện một cách tỉ mỉ từ những kiến thức chuyên môn được chuyển từ văn bản sang hình ảnh mong muốn của tác giả trong khoảng 80 giờ.
Nhìn một cách tổng thể, ChatGPT và DALL-E trong các lĩnh vực sáng tạo nên được xem như một công cụ bổ trợ cho khả năng sáng tạo của con người hơn là một công cụ thay thế. Mặc dù có những hạn chế và mối quan tâm tiềm ẩn cần xem xét, nhưng những công nghệ này cũng mang đến những khả năng và cơ hội thú vị cho sự đổi mới. Chúng tùy thuộc vào việc sử dụng các công cụ một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng chúng được khai thác sử dụng theo hướng có lợi hơn là cản trở quá trình sáng tạo.
Cuối cùng, ngay cả khi bạn sử dụng ChatGPT hoặc DALL-E để sáng tạo một tác phẩm, thì tác phẩm đó vẫn là tác phẩm của bạn. Và đương nhiên, chất lượng của tác phẩm sẽ thuộc trách nhiệm của bạn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.