Điểm nhấn chính:
- The Body shop đã từng là một trong các cổ phiếu ngành mỹ phẩm hàng đầu, từ phân tích tình hình tài chính công ty,
- The Body Shop nộp đơn xin phá sản trước thách thức từ tình hình tài chính yêu kém và môi trường bán lẻ khốc liệt.
- Sự “chậm chân” trong việc thích nghi với xu hướng mua sắm mới cũng góp phần vào sụp đổ của The Body Shop.
Ngày 09/03/2024, thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc da nổi tiếng của Anh – The Body Shop đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ và Canada. Thách thức tài chính kéo dài cùng môi trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh được cho là nguyên nhân chính khiến hãng mỹ phẩm Anh này gặp khó. Đến nay, thương hiệu này đã đóng cửa 50 cửa hàng ở Mỹ; tại Canada đóng cửa 33/105 cửa hàng và ngừng bán hàng trực tuyến.
Trước đó, tháng 02/2024, The Body Shop tại Anh thông báo buộc phải tiến hành thủ tục phá sản do “khó khăn tài chính”. Một thời gian sau đó, chi nhánh của công ty tại Đức cũng nộp đơn xin phá sản. Hoạt động kinh doanh của thương hiệu tại Bỉ, Ireland, Áo và Luxembourg dự kiến sẽ bước vào quá trình tái cơ cấu, trong khi hoạt động tại Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam tạm thời chưa bị ảnh hưởng.
Sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu
Là một trong những thương hiệu mỹ phẩm cao cấp nhất thế giới, The Body Shop từng rất nổi tiếng nhờ định vị “vẻ đẹp thuần chay” (Vegan Beauty). The Body Shop được bà Anita Roddick thành lập tại Brighton (Anh) vào năm 1976, với khoảng một nửa số sản phẩm của hãng là "thuần chay". Bà là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật. Theo đó, chủ trương của hãng là không làm hại động vật, khuyến khích bảo vệ môi trường và “không tàn nhẫn” trong việc theo đuổi cái đẹp.
Hãng phát triển theo cấp số nhân vào những năm 1980, trung bình mở hai cửa hàng mỗi tháng. Những năm 1970 - 1980, dầu gội gừng, tinh dầu tràm trà, sữa tắm hoa hồng của The Body Shop...từng là những sản phẩm không thể thiếu trong danh sách mua sắm của nhiều minh tinh và người nổi tiếng, trong đó có Công nương Diana. Đến năm 1984, The Body Shop đã có 138 cửa hàng, trong đó 87 cửa hàng nằm ngoài Vương quốc Anh. Sự phát triển nhanh chóng giúp thương hiệu được IPO và chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London, trở thành một các cổ phiếu ngành mỹ phẩm hàng đầu, trong đó Roddick nắm 27.6% cổ phần công ty.
Tính đến năm 1989, The Body Shop vẫn là nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp đầu tiên phát động chiến dịch chống thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Theo đó, nhờ nâng cao nhận thức về môi trường mà The Body Shop đã gặt hái nhiều thành quả: tốc độ tăng trưởng doanh thu vượt trên 50% trong nhiều năm liên tiếp. Từ chỗ chỉ là cửa hàng nhỏ tại một thị trấn đã phát triển thành một hãng bán lẻ với nhiều sản phẩm chăm sóc da, hoạt động kinh doanh trải rộng khắp 89 quốc gia với hơn 4,000 cửa hàng.
Theo phân tích tình hình tài chính công ty, từ tháng 11/1986 đến tháng 11/1991, các nhà đầu tư cổ phiếu The Body Shop đã nhận được mức lợi nhuận hàng năm là 97.2% và là một trong các cổ phiếu ngành mỹ phẩm có mức tăng trưởng cao nhất trong thời gian đó. Năm 1991, doanh thu của hãng ghi nhận mức tăng 46% so với năm trước, đạt 238.4 triệu USD, lãi ròng 26.2 triệu USD tương ứng tăng 71% svck.
Năm 1988, The Body Shop mở cửa hàng đầu tiên tại Hoa Kỳ và tiếp tục mở trụ sở mới tại Bắc Carolina vào năm 1993. Tuy nhiên, chuỗi cửa hàng này ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt từ những thương hiệu mới, tiêu biểu là Estee Lauder Inc. và Bath&Body Works.
Chậm chân trước xu hướng mới và cuộc “nhào nặn” sang tay
Năm 1997, công ty tuyên bố sẽ bán một số mặt hàng giá thấp, nhằm tập trung thu hút nhóm khách hàng cao cấp hơn. Cũng trong năm này, công ty liên doanh với Bellamy Retail Group LLC để giám sát các hoạt động có trụ sở tại Hoa Kỳ, khi công ty báo cáo khoản lỗ 2.8 triệu USD từ các cửa hàng ở Mỹ trong khi doanh số bán hàng đã giảm 2.1% so với năm trước.
Theo đó, việc tái cơ cấu được thực hiện vào năm 1999, khi công ty tiếp tục báo lỗ. Trong nỗ lực giành lại lợi nhuận, The Body Shop đã rời lĩnh vực sản xuất để tập trung vào hoạt động bán lẻ, tổ chức lại 4 khu vực kinh doanh là Anh, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Bất chấp những nỗ lực tái cơ cấu, The Body Shop vẫn tiếp tục gặp nhiều vấn đề khi bước vào thiên niên kỷ mới và bắt đầu tìm ra các phương án bán - sáp nhập khả thi.
Giai đoạn căng thẳng hơn từ năm 2006, khi The Body Shop liên tục đổi chủ và thua lỗ. Mặt khác, nhiều người cho rằng bước ngoặt trong sự phát triển của hãng kể từ khi người sáng lập, bà Anita Roddick, đột ngột qua đời vào năm 2007. Kể từ đó, hoạt động tiếp thị sản phẩm yếu kém và ít đổi mới, The Body Shop mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhãn hiệu này cũng chậm phản ứng trước sự thay đổi chóng mặt của môi trường kinh doanh. Theo giới phân tích, họ không những không tạo được sự khác biệt tại thị trường mới nổi khổng lồ là Trung Quốc mà còn phụ thuộc vào doanh số bán trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển. Cho đến nửa đầu năm 2023, kênh bán hàng qua mạng của The Body Shop chỉ chiếm 12% tổng doanh thu, trong khi tỷ trọng bán lẻ trực tiếp lên tới 81%.
Năm 2006, gã khổng lồ mỹ phẩm quốc tế L'Oreal mua lại The Body Shop với giá 940 triệu euro (~1.3 tỷ USD). Động thái này đã gây ra sự bất mãn cho một bộ phận khách hàng thân thiết của The Body Shop, vì họ cho rằng L'Oreal sẽ không tuân thủ các quan niệm đạo đức và bảo vệ môi trường gắn liền với tên tuổi của The Body Shop.
Thực tế “không thể thích nghi” của The Body Shop dưới sự quản lý của L’Oreal đã tiếp diễn suốt 11 năm. Jean-Paul Agon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn L'Oreal, cùng từng thừa nhận rằng, sau khi mua lại The Body Shop, họ không thể tích hợp thành công thương hiệu này với tập đoàn dù là thành viên của L'Oreal. Cũng trong năm này, The Body Shop chính thức rời danh sách của Sở Giao dịch Chứng khoán London.
Đến năm 2017, The Body Shop lại được đổi chủ, được Natura Cosméticos, nhà sản xuất sản phẩm làm đẹp lớn nhất Brazil, mua lại từ L'Oréal với giá 1 tỷ euro. João Paulo Ferreira, giám đốc điều hành của Natura cho biết: Việc mua lại The Body Shop là một bước quyết định trong việc đưa Tập đoàn Natura trở thành một công ty quốc tế trong ngành mỹ phẩm, tiếp nối thương vụ mua lại Aesop trước đây của họ.
Sau hoàn tất thương vụ, Natura&Co đã xây dựng chiến lược phát triển The Body Shop và khởi động lại hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, doanh thu yếu kém của The Body Shop trong những năm gần đây không những không thay đổi mà còn kéo tụt kết quả kinh doanh của công ty mẹ.
Phân tích tình hình tài chính công ty: Khó khăn nối tiếp khó khăn
Tính đến năm 2023, The Body Shop có hơn 2,500 địa điểm bán lẻ tại hơn 80 quốc gia và có sẵn để mua trực tuyến tại hơn 60 thị trường. Trong đó có khoảng 1,000 cửa hàng do công ty sở hữu và 1,500 chi nhánh nhượng quyền. Tuy nhiên, nhiều địa điểm của hãng không có lãi, và tính tổng trong 7 năm, thương hiệu này đã bị đổi chủ đến 3 lần.
Nguồn: Statista
Tháng 11/2023, Tập đoàn Natura&Co, khi đó vẫn là chủ sở hữu của The Body Shop, đã công bố báo cáo tài chính cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập ròng của thương hiệu này giảm 14.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, từ phân tích tình hình tài chính công ty, thu nhập ròng của The Body Shop trong quý 3 giảm 15% so với cùng kỳ.
Chỉ một ngày sau khi báo cáo tài chính được công bố, The Body Shop đã được bán lại cho CTCP tư nhân Aurelius Group (Đức) với giá 207 triệu bảng Anh (~261 triệu USD), chỉ trả bằng 1/5 mức giá mà Natura đã trả cho L'Oreal vào năm 2017. Sau đó, Aurelius Group cho rằng tình hình tài chính của The Body Shop không mạnh như họ tưởng tượng và “không thể bán được sản phẩm ngay cả trong các dịp lễ tết”. Trước đó, thông tin cho thấy Aurelius Group đã bán một phần nghiệp vụ của The Body Shop tại châu Âu và châu Á, vốn chiếm khoảng 14% hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.
Ngày 09/03/2024, The Body Shop đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ và Canada, theo chương 7 của Luật Phá sản Mỹ, tức tài sản sẽ bị bán để trả nợ. Điều này xảy ra khi các công ty nước ngoài đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt sau khi công ty mẹ ở Anh sụp đổ vào tháng 2. Theo CNN, lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến các nhà bán lẻ mỹ phẩm, trong đó có The Body Shop, vốn chạy theo chiến lược tự mở cửa hàng ngoài các trung tâm thương mại, đồng thời nhắm đến đối tượng khách hàng trung lưu, vốn đang thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, đây không hẳn là lý do dẫn đến việc The Body Shop nộp đơn xin phá sản, khi thương hiệu thực sự đã suy yếu trong những năm gần đây. Trong một báo cáo năm 2023, hãng Natura thừa nhận The Body Shop vẫn đang phải đối mặt với những cơn gió ngược khi doanh số giảm 13.5% năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế, từ phân tích tình hình tài chính công ty, the Body Shop đã trải qua thời gian dài khó khăn về tài chính dưới thời các chủ sở hữu, trùng hợp với giai đoạn kinh doanh đầy thách thức của toàn ngành bán lẻ. Mặc dù The Body Shop là thương hiệu bán lẻ lớn đầu tiên của Anh bị phá sản trong năm 2024, song trước đó vào năm 2023, chuỗi bán lẻ gia dụng và nội thất Wilko của Anh cũng buộc phải đóng cửa, khiến 9,000 nhân viên mất việc. Như vậy, việc The Body Shop gặp khó khăn cũng không hẳn là trường hợp cá biệt, mà phản ánh những thách thức nói chung của ngành bán lẻ hiện nay.
Điều này có ảnh hưởng đến The Body Shop Việt Nam không?
The Body Shop thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 2009, do Công ty TNHH TBS Việt Nam vận hành thông qua mô hình nhượng quyền, trực thuộc tập đoàn InNature Berhad - niêm yết trên sàn chứng khoán Kuala Lumpur Stock Exchange, Malaysia. InNature sở hữu hơn 122 cửa hàng tại 3 nước: Malaysia, Việt Nam và Campuchia. Và tại Việt Nam, The Body Shop có khoảng 40 cửa hàng, chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi The Body Shop gặp khó khăn trên toàn cầu, Tập đoàn InNature cũng lên tiếng trấn an người tiêu dùng "Hội đồng quản trị InNature khẳng định mô hình kinh doanh tại 3 thị trường của chúng tôi đối với The Body Shop là hình thức đối tác nhượng quyền toàn cầu. Những hoạt động tái cấu trúc đang diễn ra tại Anh, Mỹ và các thị trường khác không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động kinh doanh của InNature Berhad".
Hợp đồng nhường quyền có thời hạn 10 năm của InNature với The Body Shop International Ltd (TBSI) kết thúc vào T6/2029, và công ty có quyền gia hạn hợp đồng thêm 5 năm. Theo đó, TBSI cam kết cung ứng hàng hóa trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Giám đốc điều hành InNature Datin Mina Cheah – Foong cho biết, InNature đang duy trì lượng hàng tồn kho lớn, trong đó khẳng định còn hàng lưu kho trong 8,9 tháng với thị trường Malaysia; 11 tháng cho thị trường Việt Nam và 14 tháng cho thị trường Campuchia.
Mặt khác, trả lời về nguồn hàng khi công ty mẹ ở Anh vào diện phá sản, The Body Shop Việt Nam cũng cho biết: “Nhãn hàng vẫn tiến hành sản xuất hàng hóa bình thường để cung cấp cho các thị trường khác. Vì thế, hàng hóa của The Body Shop Việt Nam sẽ được đảm bảo là nhập khẩu chính ngạch đạt chất lượng".
Bên cạnh đó, trong năm 2024, The Body Shop tại Việt Nam còn có kế hoạch mở rộng mạng lưới thêm các cửa hàng ở khu vực trung tâm sầm uất tại TP.HCM và Hà Nội, cũng như tiếp tục đẩy mạnh mảng kinh doanh trực tuyến vốn đang bùng nổ tại Việt Nam, đặc biệt thông qua mạng xã hội.
Nhìn chung, sự sụp đổ của The Body Shop là kết quả của một loạt các yếu tố, bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, thất bại trong việc thích nghi với thị trường mới, và mất đi sức hấp dẫn với khách hàng do vấn đề liên quan đến quản lý và chiến lược. Sự “bão hòa” trên thị trường đã làm mất đi đặc điểm riêng của thương hiệu, trong khi việc bị sở hữu bởi các tập đoàn lớn đã khiến nhiều khách hàng mất lòng tin vào The Body Shop. Hơn nữa, sự cạnh tranh từ các thương hiệu trực tuyến và sự “chậm chân” trong việc thích nghi với xu hướng mua sắm mới cũng góp phần vào sụp đổ của The Body Shop.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.