Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Rủi ro công nghệ tại các doanh nghiệp

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, chuyển đổi số được coi là nhiệm vụ “tất yếu” của các doanh nghiệp.

    - Song, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng vai trò của nó, dẫn đến rủi ro lạc hâu công nghệ không mong muốn.  

    Rủi ro công nghệ là gì? 

    Đối với các doanh nghiệp, rủi ro công nghệ đề cập đến những thách thức và rủi ro tiềm ẩn, phát sinh từ việc áp dụng, tích hợp và quản lý công nghệ trong doanh nghiệp đó. Nó bao gồm: khả năng doanh nghiệp đối mặt với những tác động tiêu cực liên quan đến việc sử dụng công nghệ; và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, danh tiếng, hệ thống bảo mật và sự thành công của cả doanh nghiệp.

    Rủi ro công nghệ là khía cạnh quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại, vì mức độ phụ thuộc vào công nghệ ngày càng gia tăng, bị chi phí bởi quá trình chuyển đổi số.  

    Các loại rủi ro công nghệ phổ biến

    Sự gián đoạn công nghệ

    Gián đoạn công nghệ đang định hình lại các ngành công nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt những đổi mới của công nghệ nếu không sẽ trở nên lỗi thời. Giờ đây, việc thích ứng với những thay đổi không còn là “tùy chọn” mà là điều cần thiết để các doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh.

    Các mối đe dọa an ninh mạng

    Hình thức tấn công mạng phổ biến nhất có lẽ là “lừa đảo”. Thủ đoạn này được thực hiện một cách nhanh lẹ và đầy tinh vi, “dẫn lối” cho nhân viên chia sẻ dữ liệu bí mật — thường thông qua việc yêu cầu họ nhấp vào đường liên kết dẫn tới trang web bị nhiễm virus.

    Hay các phần mềm độc hại (malware) với mã độc, sẽ gây hại cho thiết bị hoặc hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, như đánh cắp dữ liệu, theo dõi các hoạt động, v.v.

    Vi phạm dữ liệu

    Vi phạm dữ liệu xảy ra khi thông tin riêng tư, bảo mật bị đánh cắp hoặc rò rỉ một cách bất hợp pháp. Nó có thể do các phương thức tấn công bên ngoài như hack, phần mềm độc hại hoặc lừa đảo. Hoặc cũng có thể xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp, như nhân viên không tuân thủ quy định hoặc không được đào tạo đúng cách.

    Công nghệ lạc hậu

    Việc cập nhật hệ thống phần mềm thường đơn giản, như quản lý quá trình tự động tải xuống hoặc từ nhà cung cấp phần mềm. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp phần mềm thường ngừng hỗ trợ các sản phẩm sau một khoảng thời gian dài, điều này khiến hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp không được cập nhật.

    Thách thức trong việc tích hợp công nghệ

    Việc tích hợp các công nghệ mới vào quy trình kinh doanh đặt ra những thách thức, do các vấn đề về khả năng tương thích, di chuyển dữ liệu và cải thiện kỹ năng cho nhân viên. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch để đảm bảo việc tích hợp được diễn ra một cách liền mạch và khai thác tốt tiện ích của các công nghệ mới; song vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    Thiếu kỹ năng

    Việc thiếu nhân viên có kỹ năng cần thiết để quản lý và bảo trì hệ thống công nghệ, có thể cản trở khả năng của doanh nghiệp sử dụng và tận dụng tài sản công nghệ của mình một cách hiệu quả.  

    Tầm quan trọng của việc quản lý Rủi ro công nghệ

    Chủ động trong việc quản lý rủi ro công nghệ có thể giúp doanh nghiệp xác định và giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh.

    Tiết kiệm chi phí

    Các doanh nghiệp duy trì đánh giá rủi ro công nghệ có thể tránh được các khoản chi phí không cần thiết phát sinh từ việc giải quyết hậu quả từ rủi ro công nghệ. Các nhà quản lý công nghệ thông tin cần đánh giá hệ thống trước khi triển khai, để đảm bảo hệ thống đáp ứng các quy chuẩn cần thiết và thỏa mãn nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.

    Tối thiểu hóa rủi ro

    Hệ thống tự động được thiết lập phụ thuộc vào công nghệ cơ sở, nên các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật công nghệ để tránh các rủi ro không mong muốn. Phần mềm lỗi thời cũng có thể gây ra các vấn đề nếu nó được kết nối với hệ thống các phần mềm công nghệ hiện có khác. Điều này có thể làm trì hoãn các hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí là khiến hệ thống ngừng hoạt động.

    Tăng tính linh hoạt

    Nhiều doanh nghiệp lo sợ, quy trình tự động hóa sẽ khiến họ mất quyền kiểm soát đối với các hệ thống nội bộ. Tuy nhiên, tự động hóa mang đến cho chủ doanh nghiệp cơ hội chuẩn hóa các nhiệm vụ khác nhau, từ đó hợp lý hóa hoạt động kinh doanh, quy trình làm việc và tăng sự linh hoạt, tốc độ phản ứng của doanh nghiệp trước những tình huống không mong muốn.

    Cách quản lý rủi ro công nghệ

    Mặc dù việc quản lý rủi ro công nghệ có thể khiến các doanh nghiệp đối mặt với không ít những khó khăn. Song, dưới đây là các chiến lược cơ bản để giúp doanh nghiệp giải quyết các rủi ro tiềm ẩn:

    - Né tránh rủi ro: Thực hiện các biện pháp không để các tình huống rủi ro xảy ra.

    - Giảm thiểu rủi ro: Thực hiện các biện pháp để giữ cho rủi ro ở mức chấp nhận được và giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra.

    - Chuyển giao rủi ro: Chuyển đổi hoặc chia sẻ rủi ro thông qua các cơ chế như bảo hiểm hoặc dịch vụ thuê ngoài.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này như một khuôn khổ cho việc đưa ra quyết định kinh doanh và giảm thiểu tác động của các sự kiện bất lợi.  

    Thời kỳ chuyển đổi số tại Việt Nam 

    Chuyển đổi số được coi là “cầu nối” để các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định mình trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là kể từ sau Đại dịch Covid – 19.

    Kế từ tháng 6/2020, sau khi Thủ tướng mở rộng các chính sách thông qua phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030”, Việt Nam đã bắt đầu ghi tên mình trên hành trình chuyển đổi số quốc gia. 

    Từ giai đoạn này, nhiều lĩnh vực ghi nhận sự thay đổi ấn tượng, tiêu biểu nhất là nhóm ngân hàng và chứng khoán. Cuộc đua “digital bank” (ngân hàng số) và “eKYC” (định danh điện tử) với nhiều ứng dụng cùng đầy đủ các tính năng từ mở tài khoản, giao dịch tài chính, đầu tư, v.v. đã hỗ trợ đáng kể nhu cầu sử dụng của người dân cũng như khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là các nền tảng thương mại trực tuyến, cũng được hưởng lợi khi nhu cầu mua hàng online, đặt hàng giao tận nhà dường như đã trở thành “nhu cầu thiết yếu” trong thời gian dịch bệnh.

    Chuyển đổi số tiếp tục được phát triển, đến 6 tháng đầu năm 2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10.41%, cao hơn mức 9.6% ghi nhận vào cuối năm 2021. Trong đó, số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021.

    Mặc dù ghi nhận những kết quả tích cực là vậy, song công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.

    - Chậm nhịp so với xu hướng thị trường

    Theo báo cáo trong tháng 8/2023 của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, chỉ mới 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này. 

    - Rủi ro

    Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin làm nảy sinh nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật.

    Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của  các giải pháp hỗ trợ để bảo mật thông tin, nên dẫn đến nhiều trường hợp như các vụ lừa đảo chuyển tiền ngân hàng, gian lận tự ý ký giấy nợ, vi phạm thông tin cá nhân, v.v.

    - Cơ sở hạ tầng

    Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, nên nguồn lực cho phát triển kinh tế số còn hạn chế. Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, kết thúc năm 2022, có tới 20% doanh nghiệp Việt hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số.

    Mặt khác, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực CNTT cũng cho thấy cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số chưa được đồng bộ và đủ mạnh. Theo thống kê năm 2022, có đến 56.3% doanh nghiệp được khảo sát có dưới 3 nhân sự phụ trách chuyển đổi số và 43.7% doanh nghiệp có dưới 3 nhân sự thuộc bộ phận CNTT. 



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán