Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Rủi ro kinh doanh là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Tất cả các yếu tố làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp được gọi là rủi ro kinh doanh. 

    - Để quản lý rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp trước tiên cần đánh giá và đo lường được những rui ro này.

    Rủi ro kinh doanh là gì? 

    Rủi ro kinh doanh (Business risk) đề cập đến tất cả các yếu tố làm giảm lợi nhuận hoặc tác động đến khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của một công ty, tổ chức. Nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro kinh doanh, bao gồm các yếu tố bên trong liên quan đến ban lãnh đạo của công ty đến các yếu tố bên ngoài như sự cạnh tranh hoặc thiên tai. 

    Mặc dù vậy, có nhiều cách để giảm thiểu rủi ro tổng thể liên quan đến việc điều hành một doanh nghiệp; và hầu hết các công ty đều áp dụng một chiến lược quản lý rủi ro nào đó của riêng họ.   

    Các loại rủi ro kinh doanh  

    Rủi ro chiến lược  

    Chiến lược là một phần quan trọng, đóng vai trò như “kim chỉ nam” trong mọi doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo cấp cao không thể đưa ra chiến lược phù hợp, thì rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt với thất bại sẽ luôn rình rập.  

    Ví dụ, khi một công ty giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, những khách hàng đang ưa thích các sản phẩm trước đó có thể không chấp nhận sản phẩm mới này. Khi đó, công ty cần hiểu vấn đề ở đây là không nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu và bài học rút ra là, họ cần xác định đúng phân khúc khách hàng trước khi giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.  

    Rủi ro hoạt động  

    Rủi ro hoạt động không xuất phát từ hoàn cảnh hoặc tác động từ bên ngoài; thay vào đó, nó chỉ liên quan đến các vấn đề bên trong công ty.  

    Ví dụ, nếu một quy trình kinh doanh gặp sự cố như máy móc ngừng hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất bất kỳ hàng hóa/sản phẩm. Họ có thể giải quyết bằng cách thay thế máy móc hoặc cung cấp nguồn lực phù hợp để tái khởi động quy trình kinh doanh. 

    Rủi ro danh tiếng  

    Nếu một công ty đánh mất lợi thế thương mại của mình trên thị trường, nhiều khả năng họ đang đánh mất cơ sở khách hàng hiện tại của họ. 

    Ví dụ, nếu một công ty chuyên sản xuất ô tô bị cáo buộc về những chiếc ô tô không đủ các tính năng đảm bảo an toàn, thì đó được coi là rủi ro danh tiếng. Trong trường hợp này, phương án tốt nhất là nhà sản xuất nên cân nhắc triệu hồi tất cả các xe bị lỗi và hoàn trả chúng cho chủ nhân sau khi đã hoàn tất lắp đặt các tính năng an toàn cần thiết.  

    Rủi ro tuân thủ  

    Để có thể vận hành, một doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc, quy định hoặc luật pháp nhất định, nếu không họ sẽ khó có thể tồn tại lâu dài. Ban lãnh đạo cần kiểm tra các quy định pháp lý và môi trường luật pháp trước khi chính thức thành lập một thực thể kinh doanh. Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hình phạt, thậm chí là những vụ kiện tụng không mong muốn sau này.   


    Cách đánh giá rủi ro kinh doanh 

    Có nhiều công cụ và phương pháp giúp ban quản lý và những chuyên gia phân tích có thể đánh giá và đo lường rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro kinh doanh hiệu quả. 

    Ở mức độ Kinh tế, Môi trường và Ngành kinh doanh 

    - Mô hình phân tích PESTEL: xem xét các yếu tố gồm Chính trị (Politic), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technology), Môi trường (Environment) và Pháp lý (Legal). Mô hình này cho phép doanh nghiệp phát hiện và đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong hiện tại và tương lai.

    - Mô hình 5 tác động cạnh tranh của Porter: giúp đánh giá sức hấp dẫn của doanh nghiệp trong một ngành cụ thể, được dựa trên các yếu tố như, sự cạnh tranh trong ngành, các đối thủ mới tiềm năng, sức mạnh người bán (nhà cung cấp), sức mạnh người mua (khách hàng) và sản phẩm thay thế. 

    Ở mức độ Công ty 

    - Vị thế trên thị trường và lợi thế cạnh tranh có thể giúp ta hiểu một doanh nghiệp đang khác biệt hóa họ với các đối thủ cạnh tranh như thế nào. 

    - Ma trận Ansoff (hay ma trận sản phẩm - thị trường): giúp các nhà phân tích đo lường rủi ro tương đối của các chiến lược tăng trưởng khác nhau. 

    - Phân tích SWOT: đánh giá Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) của một  một doanh nghiệp để tìm hiểu lợi thế hay bất lợi tương đối so với đối thủ cạnh tranh.    

    Làm thế nào để quản lý rủi ro kinh doanh? 

    Trên thực tế, có rất nhiều cách để ban lãnh đạo một công ty có thể phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động doanh nghiệp và  quản lý những rủi ro kinh doanh. Một số bước quản lý rủi ro kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp áp dụng bao gồm: 

    - Đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn, như biến động thị trường, thay đổi các cơ chế - quy định, các mối đe dọa an ninh mạng, gián đoạn chuỗi cung ứng, v.v.  

    - Cập nhật thông tin về luật và các quy định liên quan trong lĩnh vục doanh nghiệp hoạt động. Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ để giảm nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý và thiệt hại về uy tín. 

    - Đa dạng hóa các dịch vụ, cơ sở khách hàng và chuỗi cung ứng để phân tán rủi ro, từ đó tránh bị tác động toàn diện khi bất kỳ lĩnh vực nào gặp sự cố. 

    - Xây dựng mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp hiện có và xem xét các nhà cung cấp dự phòng để giảm tác động do gián đoạn chuỗi cung ứng.  

    - Liên tục theo dõi xu hướng thị trường và thị hiếu khách hàng để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp đón đầu nhu cầu mới của khách hàng và giảm nguy cơ bị lỗi thời. 

    - Đào tạo nhân viên để đảm bảo họ được trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống khác nhau.  

    - Mua bảo hiểm để đề phòng những rủi ro cụ thể, chẳng hạn như thiệt hại tài sản, trách nhiệm pháp lý, gián đoạn kinh doanh, v.v.  

    - Thiết lập kế hoạch dự phòng cho các kịch bản khác nhau, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, thiên tai hoặc điều kiện thị trường thay đổi đột ngột, nó cho phép doanh nghiệp thích ứng với các rủi ro nhanh chóng và hiệu quả. 

    - Phân tích tài chính doanh nghiệp và duy trì tình hình tài chính vững chắc với lượng dự trữ tiền mặt, vốn lưu động ở mức được quy định hoặc an toàn, và tổng nợ ở mức có thể quản lý được, từ đó đề phòng những lúc khó khăn và giảm rủi ro kiệt quệ tài chính.   

    Ví dụ về rủi ro kinh doanh  

    VinFast là nhà sản xuất ô tô và xe điện của Việt Nam, đã nhanh chóng nổi tiếng với những kế hoạch đầy tham vọng trở thành một công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Những năm gần đây, VinFast đối mặt với một rủi ro kinh doanh đáng chú ý, đó là nguồn cung chip bán dẫn bị thiếu hụt. 

    Tình trạng thiếu chip bán dẫn, bắt đầu từ năm 2020, đã ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả lĩnh vực ô tô. VinFast, giống như nhiều nhà sản xuất ô tô khác, lấy nguồn chip này từ các nhà cung cấp để tích hợp vào hệ thống điện tử trên xe của họ. 

    Rủi ro kinh doanh đối với VinFast nằm ở chỗ công ty này phụ thuộc vào nguồn cung chip bán dẫn ổn định để tiếp tục sản xuất xe. Sự thiếu hụt đã dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp chip cho VinFast và các nhà sản xuất ô tô khác. Một số rui ro trong kinh doanh có thể kể đến gồm: 

    - Trì hoãn sản xuất xe do thiếu chip bán dẫn. 

    - Sản lượng sản xuất xe giảm, ảnh hưởng đến doanh thu và kế hoạch tăng trưởng của công ty. 

    - Tác động tài chính, bao gồm tăng chi phí từ các dây chuyền sản xuất không hoạt động và rủi ro mất doanh thu. 

    - Khả năng cạnh tranh trên thị trường bị cản trở do không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì  hạn chế về sản xuất.

    Ngoài ra phân tích tài chính doanh nghiệp cũng cho thấy VinFast có nhiều rui ro về tài chính do doanh thu vẫn chưa đủ bù chi phí và công ty vẫn lỗ lớn háng quý. 


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán