Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tham nhũng: Mặt tối của quyền lực

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tham nhũng xảy ra khi một cá nhân hay tập thể lạm dụng vị trí, quyền lực của mình để mưu lợi cho bản thân.

    - Thiệt hại từ tham nhũng có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và thậm chí một nền kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Tham nhũng được xem là một vấn nạn đòi hỏi sự can thiệp của tất cả mọi người, từ bộ máy nhà nước, hệ thống cơ quan lập quyền đến những doanh nghiệp, cá nhân, nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực từ nó.

    Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tham nhũng cũng như các nguyên nhân gây ra hiện tượng này, từ đó đưa ra một số biện pháp thích hợp để ứng phó.

    Tham nhũng là gì?

    Tham nhũng là việc một người hay tập thể có hành vi không trung thực hoặc lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thu lợi cho bản thân mà gây thiệt hại tài sản của người khác. Chủ thể có thể là một cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tham nhũng có thể xảy ra dưới hình thức đưa hoặc nhận hối lộ, giao dịch hai mặt và lừa gạt các nhà đầu tư.

    Ví dụ, một quan chức nhà nước hối lộ cho những cử tri để khuyến khích, kêu gọi họ bỏ phiếu bầu cử mình. Một công ty bất động sản bị xem là tham nhũng nếu hối lộ cho quan chức để thay đồi sử dụng mục đích của đất. 

    Thiệt hại từ tham nhũng thường được xem là rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến một nền kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Bên cạnh đó, tham nhũng cũng phần nào làm sai lệch các chuẩn mực và quy định pháp luật, tạo ra các rào cản từ hệ thống quan liêu, và làm cản trở các hoạt động đầu tư. Đặc biệt, danh tiếng của các cá nhân, doanh nghiệp sau khi có hành vi tham nhũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, từ đó làm những người xung quanh mất lòng tin về họ, bao gồm cả những gì họ đã gầy dựng trước đó.

    Nguyên nhân gây ra tham nhũng

    Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số yếu tố chính gây ra tham nhũng bao gồm:

    - Bậc lương của cán bộ, công chức thấp hơn so với lao động tư nhân: Một số viên chức nhà nước có thể thực hiện các hành vi nhận hối lộ để bù đắp cho sự chênh lệch mức lương họ nhận được.

    - Kiểm soát giá: Tham nhũng xuất hiện càng nhiều khi chính phủ các nước can thiệp thị trường thông qua thiết lập mức giá thấp hơn áp dụng cho một số loại hàng hóa và dịch vụ.

    - Hạn chế cạnh tranh từ nước ngoài: Chẳng hạn như hạn chế thương mại hay áp dụng thuế quan, nhờ đó tạo ra một thị trường độc quyền cho người dân trong nước. Công ty nội địa có thể thực hiện các hành vi tham nhũng để duy trì các rào cản đối với công ty nước ngoài để giữ vị trí độc quyền của họ trên thị trường.

    - Các công ty có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ mà đáng lẽ họ không được nhận.

    Nói một cách đơn giản, sự can thiệp của chính phủ thường được xem là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng tham nhũng. Khi chính phủ có khả năng can thiệp càng rộng thì các quan chức càng có nhiều quyền hơn trong việc đưa ra quyết định áp dụng các quy tắc. Khi điều này xảy ra, nó sẽ tạo cơ hội cho những hành vi không trung thực, bao gồm cả việc nhận hối lộ.

    Phòng chống tham nhũng

    Tham nhũng có thể làm gia tăng các hành vi trái pháp luật có tổ chức trong cộng đồng nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt. Tham nhũng có thể được phòng, chống bằng một số cách khả thi sau đây:

    - Giáo dục: Một hệ thống giáo dục vững mạnh đòi hỏi phải củng cố các nguyên tắc quản trị và có biện pháp răn đe các nhà quản lý và nhân viên có hành vi tham nhũng.

    - Môi trường: Một môi trường được kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế hành vi tham nhũng, có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra lý lịch kỹ lưỡng trước khi tuyển dụng hoặc thăng chức cho nhân viên.

    - Áp dụng các cơ chế kế toán: Các cơ chế góp phần đáng kể trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp và các hành vi tuân thủ đạo đức.

    - Quy định: Thiết lập các quy tắc ứng xử và đạo đức có thể giúp tránh các tình huống tạo ra xung đột lợi ích. Điều này phổ biến trong các lĩnh vực như tài chính, nơi có nhiều quy định, điều lệ và các chuyên gia, nhà tư vấn tài chính phải tuân thủ, nếu không sẽ bị phạt.

    - Báo cáo: Tham nhũng có thể được giảm thiểu bằng cách thiết lập các báo cáo được trình bày rõ ràng và đảm bảo bảo mật.

    Bên cạnh đó, nhà nước và các doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các hình phạt rõ ràng để ngăn cản người dân và các tổ chức thực hiện các hành vi tham nhũng. Các hình phạt có thể bao gồm phạt tiền và thậm chí là chịu trách nhiệm pháp lý — bị truy tố và có thể là ngồi tù.

    Một số ví dụ về hành vi tham nhũng tại Việt Nam

    Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về các hành vi tham nhũng. Dưới đây là hai vụ tham nhũng khá nổi bật tại Việt Nam:

    CTCP Công nghệ Việt Á

    Trong khoảng thời gian Việt Nam đang đối mặt với Đại dịch Covid – 19, một số đối tượng đã lợi dụng nguồn lực khan hiếm để thực hiện các hành vi tham nhũng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của người dân và tài sản của nhà nước. Vụ Việt Á được xem là một vụ tham nhũng điển hình, tiêu cực có tính hệ thống từ bộ, ngành đến địa phương.

    Cụ thể, những sai phạm trong việc cung cấp kit xét nghiệm đến tay người dân với giá thành cao hơn rất nhiều so với giá thành thực của sản phẩm cũng như không đảm bảo chất lượng. Thông qua việc “thổi giá” bộ xét nghiệm Covid – 19 khi bán cho các trung tâm và các cơ sở y tế khác tại các tỉnh, thành phố, Việt Á đã thu về gần 4,000 tỷ đồng.

    Ông Đinh La Thăng – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

    Năm 2020, dư luận xôn xao với thông tin ông Đinh La Thăng và người người liên quan phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Với cương vị là Chủ tịch HĐQT PVN lúc đó, ông Thăng đã thông đồng, chủ trì định hướng giao dự án Ethanol Phú Thọ cho nhà thầu của ông Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC) mặc dù biết công ty này không đủ năng lực đảm nhận.

    Với hành vi "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", nhóm người này đã tiếp tay gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán