Hiệp định song phương (Bilateral agreements) còn được gọi là thỏa thuận thanh toán bù trừ thương mại hoặc thỏa thuận phụ, đề cập đến thỏa thuận giữa các bên hoặc quốc gia nhằm mục đích duy trì thâm hụt thương mại ở mức tối thiểu. Nó thay đổi tùy thuộc vào loại thỏa thuận, phạm vi và các quốc gia tham gia vào thỏa thuận.
Các hiệp định song phương không giống như các hiệp định thương mại - vốn thường chú trọng đến việc giảm hoặc loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, thuế quan và các rào cản liên quan đến thương mại khác giữa các quốc gia. Ngoài ra, các quy tắc xây dựng các hiệp định thương mại được thiết lập bởi Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO).
Trong khi đó, các hiệp định song phương không bị ràng buộc bởi các quy định do WTO đặt ra và không chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến thương mại. Thay vào đó, hiệp định thường nhắm tới các lĩnh vực chính sách riêng lẻ, nhằm tăng cường hợp tác và tạo thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia trong một số lĩnh vực nhất định.
Các bên thường mất rất lâu để có thể đi đến ký kết một hiệp định song phương. Ví dụ, Hiệp định Thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement) Việt-Mỹ phải mất 4 năm đàm phán mới đi đến ký kết. Chỉ sau hơn 3 năm thực hiện, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng 4.2 tỷ USD (từ 800 triệu USD lên 5 tỷ USD).
Vì Mỹ là một trong những thành viên sáng lập và thiết kế luật chơi cho WTO, thỏa thuận song phương với nước này còn mang tính chiến lược đối với Việt Nam khi nó đã mở đường cho nước ta gia nhập WTO 7 năm sau đó.
Các hiệp định song phương có ưu điểm là được ký kết dễ dàng hơn nhiều so với các hiệp định đa phương. Nó cho phép các công ty tiếp cận những thị trường mới, mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như cho phép người tiêu dùng mua hàng hóa với giá thấp hơn.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ hiệp định liên quan đến thương mại nào khác, các công ty kém cạnh tranh hơn có thể sẽ khó duy trì hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường nội địa vì việc loại bỏ thuế thương mại sẽ khiến công ty mất đi lợi thế về giá.
Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao tình hình ký kết các hiệp định song phương để nắm bắt cơ hội đầu tư khi các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang nước bạn , cũng như những doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn khi hàng nhập khẩu đổ bộ ngay trên sân nhà.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Hợp đồng tương lai hàng hóa
14/11/24
Giá trị cộng hưởng
09/10/24
Thư ý định
30/09/24
Tỷ lệ hoán đổi cổ phần
30/09/24
Giá mua
30/09/24
Bên mua lại
30/09/24
Công ty mục tiêu
30/09/24
Điều khoản trả thêm
30/09/24
Quyền mua trước
30/09/24
Giao ước
30/09/24
Phát hành nợ
04/09/24
Chia tách công ty
30/08/24
Thuế gia sản
29/08/24
Nhân viên cổ cồn trắng
29/08/24
Phí mua chứng quyền
29/08/24
Chỉ số VN-Diamond
29/08/24
Công nhân cổ cồn xanh
29/08/24
Bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
29/08/24
Quy định về tổ chức đại hội cổ đông
29/08/24
Quyền thông tin
29/08/24
Nghị quyết đại hội cổ đông
29/08/24
Biên bản họp Đại hội cổ đông
29/08/24
Nguyên tắc công bố thông tin
29/08/24
Người liên quan
29/08/24