Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chuẩn mức sống được hiểu như thế nào?

Nội dung


    Chuẩn mức sống là gì?

    Chuẩn mức sống là khái niệm dùng để đánh giá và so sánh chất lượng cuộc sống và mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một khu vực, hoặc một cá nhân.

    Chuẩn mức sống (Standard of living) khác với các thước đo khác về chất lượng cuộc sống (Quality of life). Trong khi các thước đo về chất lượng cuộc sống đo lường các đặc điểm phi vật chất (như các mối quan hệ, sự tự do và sự hài lòng) hoặc tiêu chuẩn vật chất của cuộc sống. Chuẩn mức sống chỉ tập trung vào giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng.

    Một thước đo phổ biến dành cho chuẩn mức sống, là thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita). Đây là một chỉ số được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) chia cho tổng dân số của quốc gia đó. Trong đó, GDP là giá trị tiền tệ của tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một năm bởi tất cả mọi người cư trú và làm việc tại một quốc gia.

    Thu nhập thực bình quân đầu người là thu nhập bình quân đầu người loại bỏ tác động của lạm phát hay sự gia tăng của giá cả, và được xem là thước đo đo lường chuẩn mức sống tốt hơn so với thu nhập bình quân đầu người.

    Quốc gia nào có sản lượng và giá trị sản xuất nhiều hơn sẽ có GDP cao hơn. Khi thu nhập bình quân đầu ngươi tăng, tức là sức mua của cư dân của quốc gia đó cũng tăng theo và gia tăng hoặc đảm bảo duy trì chuẩn mức sống của họ.

    Hạn chế của Thu nhập bình quân đầu người

    Thu nhập bình quân đầu người thường không bao gồm các công việc làm không lương. Các công việc này có thể là công việc chăm sóc trẻ em hoặc người già tại nhà, công việc nhà, hay các công việc tình nguyện. Nhiều hoạt động được tính vào GDP sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của các công việc này.

    Ngoài ra, Thu nhập bình quân đầu người không thực sự đo lường mức độ ô nhiễm, sự an toàn và sức khỏe. Ví dụ, chính phủ có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất hóa chất vì họ chỉ nhìn thấy được khía cạnh giúp tạo ra việc làm, và thước đo chuẩn mức sống chỉ tính giá trị của hàng hóa được sản xuất. Trong khi đó, sự đánh đổi cho bầu không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, dẫn đến gây bệnh và phát sinh chi phí chữa bệnh trong tương lai, có thể chưa được xem xét tại thời điểm này.

    Cuối cùng, thước đo Thu nhập bình quân đầu người giả định rằng sản xuất và phần thặng dư của nó được chia đều cho tất cả mọi người. Đó là bởi vì cách tính trung bình của GDP đầu người bỏ qua sự bất bình đẳng về thu nhập. Khi khoảng cách giàu nghèo lớn, và tập trung vào một phần nhỏ dân số, thì một quốc gia có thể có Thu nhập bình quân đầu người cao, nhưng thực chất nếu loại bỏ nhóm giàu, thì thu nhập bình quân đầu người có thể xuống thấp đáng kể.

    Các yếu tố quyết định chuẩn mức sống của một quốc gia

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn mức sống cũng như GDP của một quốc gia

    Yếu tố quan trọng nhất được cho là tiêu dùng tư nhân. Khi mọi người mua nhu yếu phẩm, xăng dầu và quần áo nhiều hơn thì đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện. Khi đó, sản xuất tăng lên và thúc đẩy các doanh nghiệp thuê thêm người lao động.

    Ba thành phần khác của GDP là đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Đầu tư kinh doanh bao gồm xây nhà nhà máy và thiết bị mới, bất động sản và sản phẩm. Nếu các công ty tăng cường các hoạt động đầu tư và tăng trưởng sản xuất và lợi nhuận trong tương lai, điều đó sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung.

    Tương tự, khi chính phủ các quốc gia chi tiêu nhiều hơn để đầu tư cơ sở hạ tầng mới và hiện đại hơn, người dân của quốc gia đó sẽ được hưởng lợi từ chuẩn mức sống cao hơn. Hoặc khi chính phủ tăng cường các khoản thanh toán trực tiếp cho An sinh xã hội và Hỗ trợ người cao tuổi, điều này trực tiếp tăng chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi của quốc gia đó.

    Tác động từ xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu) đến chuẩn mức sống của một quốc gia thường khó nhận biết được hơn. Nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì có nghĩa là quốc gia đó đang tạo ra việc làm cho người dân, cũng có thể hiểu gián tiếp giúp tăng chuẩn mức sống.

    Những cách đo lường chất lượng cuộc sống khác

    Ngân hàng Thế giới WB sử dụng một thước đo được gọi là Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người (GNI per capita). Chỉ số này đo lường mức thu nhập mà mọi công dân của một quốc gia nhận được, bất kể họ ở đâu trên thế giới.

    Trong khi Thu nhập bình quân đầu người chỉ đo lường thu nhập được trả cho những người cư trú trong biên giới của một quốc gia thì Thu nhập quốc dân bình quân đầu người tính cả thu nhập ở các quốc gia khác, và có thể nâng cao mức sống của quốc gia đó, do công dân sống ở các quốc gia khác có thể có thu nhập tốt hơn và một phần thu nhập của họ cũng thường được gửi về cho gia đình ở quê nhà.

    Ngoài ra, một chỉ số khác để đo lường chất lượng cuộc sống được sử dụng bởi Liên Hợp Quốc là Chỉ số phát triển con người (HDI). Nó bao gồm bốn yếu tố, là tuổi thọ trung bình, số người đăng ký đi học, số người trưởng thành biết chữ, và tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

    Liên Hợp Quốc sử dụng chỉ số này để chất vấn về ưu thế của một quốc gia. Theo đó, nó đặt ra câu hỏi về việc tại sao hai quốc gia có GNI bình quân đầu người như nhau lại có chỉ số phát triển con người khác nhau.

    Các quốc gia có mức sống cao nhất

    Sách Dữ kiện Thế giới (CIA World Factbook) xếp hạng các quốc gia trên thế giới thông qua Thu nhập bình quân đầu người. Theo bảng xếp hạng được tiết lộ trong năm 2017:

    - Cao nhất là Luxembourg, ở mức 117,846 USD/người.

    - Thấp nhất là Burundi, ở mức 771 USD/người.

    - Hoa Kỳ đứng thứ 11 ở mức 63,206 USD/người.

    Xếp hạng của Ngân hàng Thế giới sử dụng tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người có xếp hạng như sau:

    - Cao nhất là Macao ở mức 117,450 USD/người.

    - Thấp nhất là Burundi, ở mức 780 USD/người.

    - Hoa Kỳ đứng thứ 11 ở mức 64,210 USD/người.

    Mức sống tại Việt Nam

    Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chuẩn mức sống trong những thập kỷ gần đây. Nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho nhiều người dân.

    Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ hơn 70% trong những năm 1980 xuống còn khoảng 2% vào năm 2020. Điều này được ghi nhận trong bối cảnh đất nước có được sự gia tăng trong mức thu nhập bình quân đầu người. Năm 2020, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người đạt 3,835 USD.

    Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể song vẫn còn sự chênh lệch đáng kể về chuẩn mức sống tại Việt Nam. Khu vực thành thị có xu hướng có thu nhập bình quân cao hơn và khả năng tiếp cận các dịch vụ và tiện nghi tốt hơn so với khu vực nông thôn. Ngoài ra, bất bình đẳng thu nhập vẫn là một thách thức, cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và điều kiện sống ở các khu vực khác nhau.

    Tóm tắt:

    - Chuẩn mức sống là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và có sẵn dành cho một người, một gia đình, một nhóm dân cư hoặc một quốc gia cụ thể.

    - Chuẩn mức sống chỉ đo lường sự giàu có về vật chất mà công dân quốc gia đó có được, chứ không phải chất lượng cuộc sống.

    - GDP bình quân đầu người là thước đo phổ biến khi đo lường mức sống người dân một quốc gia.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan