Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index) giúp nắm bắt nhanh các biến động thị trường, dự báo xu hướng kinh tế và điều chỉnh chiến lược hiệu quả, từ đó hỗ trợ các quyết định kịp thời.

    - Chỉ số PMI bao quát cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, mang lại cái nhìn toàn diện về kinh tế, đồng thời cho phép so sánh tình trạng kinh tế giữa các quốc gia, giúp đánh giá và lựa chọn cơ hội đầu tư hiệu quả.  

    Chỉ số PMI

    Chỉ số PMI (Purchasing Managers' Index) là một công cụ quan trọng phản ánh sức khỏe của nền kinh tế thông qua các khảo sát hàng tháng từ các nhà quản lý mua sắm hoặc sản xuất tại các doanh nghiệp. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố như sản lượng, đơn đặt hàng mới, mức độ tuyển dụng, tốc độ giao hàng và tồn kho.

    Theo báo cáo của S&P Global, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 52.4 điểm trong T8/2024, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh. Nhu cầu khách hàng tăng lên đã thúc đẩy số lượng đơn đặt hàng mới, khiến các doanh nghiệp tăng sản lượng tương ứng. Trong một số trường hợp, mức độ ổn định tương đối của giá cả cũng góp phần giúp các công ty giành được đơn đặt hàng mới. Cùng với đó, nhu cầu quốc tế được cải thiện đã đưa số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng liên tiếp trong 5 tháng.

    Nhờ chỉ số PMI, ban lãnh đạo có thể theo dõi sát sao điều kiện kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đánh giá tốc độ tăng trưởng không chỉ của công ty mà còn của cả nền kinh tế quốc gia.  

    Tại sao chỉ số PMI lại quan trọng?

    Tầm quan trọng của chỉ số PMI trong nền kinh tế

    Chỉ số PMI không chỉ là công cụ đo lường sức khỏe của nền kinh tế mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dự báo và định hướng các chính sách kinh tế. Đây là một trong những chỉ số hàng đầu được các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, và nhà đầu tư sử dụng để đánh giá sự thay đổi của nền kinh tế, trước khi những chỉ số như GDP hay dữ liệu lạm phát được công bố. Nhờ đặc điểm về tính nhanh chóng và trực tiếp, chỉ số PMI cho phép các bên liên quan điều chỉnh chiến lược hiệu quả, tránh tình trạng bị động trước biến động thị trường.

    PMI mang lại cái nhìn chi tiết về xu hướng của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ - hai trụ cột lớn trong mọi nền kinh tế. Khi chỉ số này tăng cao, nó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, từ đó củng cố niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi hoặc mở rộng kinh tế. Đối với các ngân hàng trung ương, dữ liệu PMI là công cụ hữu ích trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế. Chính phủ có thể căn cứ vào chỉ số này để đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến thị trường trong nước.

    Đặc biệt, sự biến động của chỉ số PMI thường là dấu hiệu sớm báo hiệu những thay đổi quan trọng trong cung và cầu thị trường lao động và các yếu tố sản xuất khác. Khi PMI dưới ngưỡng 50, điều này thường đồng nghĩa với sự thu hẹp sản xuất, giảm nhu cầu lao động và nguy cơ gia tăng thất nghiệp. Ngược lại, khi PMI vượt ngưỡng 50, đó là dấu hiệu của sự mở rộng sản xuất, gia tăng tuyển dụng, và nền kinh tế đang vận hành tích cực.

    PMI còn có ảnh hưởng lớn đến các quyết định thu mua của doanh nghiệp. Chỉ số này cung cấp cơ sở để các nhà quản lý thu mua quyết định liệu có nên tăng cường nhập nguyên liệu và sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Với nhân viên quản lý kho, chỉ số PMI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ bổ sung hàng tồn kho, giúp họ lên kế hoạch hoàn thiện đơn hàng và duy trì lượng dự trữ ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt trong thời gian tiếp theo.

    Ảnh hưởng của chỉ số PMI đến quyết định đầu tư và chính sách tiền tệ

    Chỉ số PMI là một công cụ quan trọng hỗ trợ các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương đưa ra quyết định chiến lược.

    Đối với nhà đầu tư, PMI cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế, từ đó giúp họ điều chỉnh chiến lược đầu tư. Khi PMI vượt ngưỡng 50, điều này báo hiệu sự tăng trưởng kinh tế, khuyến khích nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu. Ngược lại, nếu PMI dưới 50, cho thấy sự suy thoái, dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang các kênh an toàn hơn như trái phiếu chính phủ hoặc vàng. Bằng cách quan sát chỉ số PMI, nhà đầu tư có thể đánh giá sức khỏe kinh tế của doanh nghiệp và quốc gia, từ sự biến động về số lượng đơn đặt hàng, sản lượng sản xuất đến chi phí đầu vào và áp lực lạm phát. Nếu tình hình kinh doanh kém khả quan, nhà đầu tư nên cẩn trọng, đa dạng hóa danh mụcđầu tư để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tốt, đây là cơ hội để đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt vào các tài sản có rủi ro cao như chứng khoán.

    Về mặt chính sách tiền tệ, các ngânhàng trung ương thường sử dụng chỉ số PMI để tham khảo trong quá trình đưa ra quyết định về lãi suất và cung tiền. Một chỉ số PMI cao có thể cho thấy nền kinh tế có nguy cơ "quá nóng," dẫn đến rủi ro lạm phát tăng cao. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Ngược lại, nếu PMI thấp quá thấp, các biện pháp kích thích như giảm lãi suất hoặc nới lỏng định lượng có thể được áp dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

    Ngoài ra, PMI còn tác động đến thị trường trái phiếu và tiền tệ. Khi PMI tăng, nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn đến lợi suất trái phiếu tăng và giá trị đồng tiền cao hơn. Ngược lại, khi PMI giảm, các chính sách nới lỏng có thể được thực hiện, làm suy yếu giá trị đồng tiền.  

    Phân loại chỉ số PMI

    Chỉ số PMI được chia thành hai loại chính: PMI sản xuất và PMI dịch vụ, phản ánh sự khác biệt trong hoạt động của các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

    PMI sản xuất: Đây là chỉ số đo lường sức khỏe của lĩnh vực sản xuất, dựa trên các yếu tố như sản lượng, đơn đặt hàng mới, hàng tồn kho, thời gian giao hàng từ nhà cung cấp, và mức độ tuyển dụng. Chỉ số PMI sản xuất giúp đánh giá mức độ mở rộng hoặc thu hẹp của lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế, cung cấp cái nhìn toàn diện về sức mua trong ngành công nghiệp. Các yếu tố cấu thành PMI sản xuất bao gồm:

    - Đơn hàng mới (30%),

    - Sản xuất (25%),  

    - Việc làm (20%),

    - Thời gian giao hàng từ nhà cung cấp (15%),

    - Hàng tồn kho (10%).

    PMI dịch vụ: Chỉ số này đo lường hoạt động của lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các yếu tố như khối lượng công việc, đơn đặt hàng mới, giá trị xuất hóa đơn, và khả năng cung cấp dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP của các quốc gia phát triển, PMI dịch vụ cung cấp thông tin cụ thể về sự phát triển trong các ngành như tài chính, bán lẻ, và viễn thông. Chỉ số PMI dịch vụ được tính toán để dự đoán tình hình kinh tế tổng thể của các lĩnh vực phi sản xuất, với các yếu tố đo lường bao gồm:

    - Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ % đã điều chỉnh theo mùa),

    - Đơn hàng mới (tỷ lệ % đã điều chỉnh theo mùa),

    - Việc làm (tỷ lệ % đã điều chỉnh theo mùa),

    - Thời gian giao hàng từ nhà cung cấp.

    Sự phân chia này cho phép PMI phản ánh rõ hơn các xu hướng và điều kiện kinh tế trong từng lĩnh vực riêng biệt, giúp các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương có cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp.  

    Ưu và nhược điểm của chỉ số PMI

    Ưu điểm

    Chỉ số PMI có nhiều ưu điểm khiến nó trở thành công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế và dự báo thị trường:

    1. Cung cấp thông tin kịp thời và liên tục: Được công bố hàng tháng, chỉ số PMI giúp cập nhật nhanh chóng về tình trạng kinh tế, cho phép các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà đầu tư theo dõi sát sao những biến động của thị trường. Điều này giúp họ nắm bắt thông tin nhanh hơn so với các số liệu kinh tế truyền thống như GDP vốn thường có độ trễ.

    2. Khả năng dự báo xu hướng kinh tế: PMI có khả năng giúp dự đoán xu hướng của nền kinh tế trước khi các số liệu khác như lạm phát, việc làm hay sản lượng được công bố. Sự thay đổi của PMI thường phản ánh sớm các biến động kinh tế, giúp các bên liên quan đưa ra quyết định phù hợp và kịp thời.

    3. Phạm vi toàn cầu và khả năng so sánh quốc tế: PMI được tính toán và công bố rộng rãi tại nhiều quốc gia, cho phép so sánh tình hình kinh tế giữa các nước. Điều này rất hữu ích cho các doanh nghiệp đa quốc gia và nhà đầu tư quốc tế khi đánh giá cơ hội đầu tư trên toàn cầu.

    4. Phản ánh tình trạng của nhiều lĩnh vực kinh tế: PMI bao gồm các chỉ số riêng biệt cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, mang lại cái nhìn toàn diện hơn về sức khỏe kinh tế. Điều này giúp các nhà phân tích đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế tổng thể và các ngành cụ thể như sản xuất, tài chính, hay bán lẻ.

    Nhược điểm

    Mặc dù chỉ số PMI là một công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế, nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý:

    1. Dữ liệu dựa trên khảo sát và yếu tố chủ quan: PMI được thu thập từ các khảo sát của nhà quản lý mua hàng, nên có thể chịu ảnh hưởng từ cảm tính cá nhân.  Sự đánh giá chủ quan này có thể làm giảm độ chính xác của PMI khi phản ánh tình hình kinh tế thực tế.

    2. Không phản ánh đầy đủ toàn bộ nền kinh tế: PMI chủ yếu đo lường các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, trong khi các ngành như nông nghiệp hay tài chính lại không được bao gồm. Do đó, việc chỉ dựa vào PMI để đánh giá sức khỏe tổng thể của nền kinh tế có thể dẫn đến kết luận không toàn diện.

    3. Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tạm thời: Các sự kiện ngắn hạn như chu kỳ mùa vụ, thiên tai, hoặc chính sách mới có thể tác động đến PMI trong ngắn hạn, khiến chỉ số này phản ánh sai lệch về xu hướng kinh tế dài hạn.

    4. Biến động cao và khó xác định xu hướng: Vì PMI được cập nhật hàng tháng, chỉ số này có thể biến động mạnh, dẫn đến lo ngại nếu chỉ dựa vào một tháng duy nhất mà không xem xét xu hướng dài hạn. Điều này có thể gây ra những quyết định kinh tế thiếu chính xác nếu không kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể hơn.

    Với đặc điểm được cập nhật hàng tháng, PMI nổi bật như một chỉ số năng động, cho phép dự đoán sớm các biến động kinh tế. Nhờ việc thu thập dữ liệu từ các nguồn thực tế, chỉ số này mang lại sự chính xác và đáng tin cậy trong việc phản ánh tình trạng kinh tế hiện tại. Tuy nhiên, nhận thức rõ những hạn chế của PMI là điều cần thiết để áp dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả trong phân tích và dự báo kinh tế.  

    Tình hình chỉ số PMI của Việt Nam

    Theo dữ liệu công bố từ S&P Global, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 10/2024 đạt kết quả 51.2 điểm, tăng so với mức 47.3 điểm của tháng trước đó và đã vượt lại lên ngưỡng 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra trong tháng trước. Theo đó, trọng tâm của tình trạng cải thiện trở lại của "sức khỏe" ngành sản xuất là sự tăng trưởng trở lại của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới khi quá trình phục hồi sau bão đang diễn ra, dù tốc độ tăng chậm hơn so với những tháng trước tháng 9, khi một số công ty tiếp tục gặp phải tình trạng gián đoạn sau cơn bão và tình trạng lũ lụt kèm theo.


    Nhận định về kết quả trên, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết sự phục hồi sau tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra đang diễn ra trong tháng, và các công ty nhận thấy số lượng đơn đặt hàng mới tăng và họ có thể mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, một số công ty vẫn đang chịu ảnh hưởng của cơn bão, từ đó tốc độ tăng trưởng bị hạn chế. Do vậy, Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi nhiều nhà sản xuất hoạt động trở lại với công suất tối đa vào cuối năm.

    So với khu vực, chỉ số PMI toàn phần ngành sản xuất ASEAN duy trì ở mức 50.5 điểm trong tháng 10, không đổi với tháng trước đó. Mặc dù xu hướng nhu cầu có dấu hiệu cải thiện vào đầu quý cuối của năm, mức cải thiện của PMI ASEAN đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, với mức tăng yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 8 tháng hiện nay.


      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      10/01/25

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      04/01/25

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      03/12/24

      Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Trung Quốc

      Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Trung Quốc

      Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Trung Quốc

      06/10/24

      Chủ nghĩa bảo hộ: Cạnh tranh toàn cầu hay bảo vệ trong nước

      Chủ nghĩa bảo hộ: Cạnh tranh toàn cầu hay bảo vệ trong nước

      Chủ nghĩa bảo hộ: Cạnh tranh toàn cầu hay bảo vệ trong nước

      05/10/24

      Lạm phát lòng tham: Kẻ thù của người tiêu dùng

      Lạm phát lòng tham: Kẻ thù của người tiêu dùng

      Lạm phát lòng tham: Kẻ thù của người tiêu dùng

      26/08/24

      Giao dịch chênh lệch lãi suất ảnh hưởng TTCK toàn cầu

      Giao dịch chênh lệch lãi suất ảnh hưởng TTCK toàn cầu

      Giao dịch chênh lệch lãi suất ảnh hưởng TTCK toàn cầu

      07/08/24

      Thuế quan và các rào cản thương mại

      Thuế quan và các rào cản thương mại

      Thuế quan và các rào cản thương mại

      07/07/24

      Chỉ số giá sản xuất PPI là gì?

      Chỉ số giá sản xuất PPI là gì?

      Chỉ số giá sản xuất PPI là gì?

      02/05/24

      Lãi suất ảnh hưởng đến TTCK như thế nào?

      Lãi suất ảnh hưởng đến TTCK như thế nào?

      Lãi suất ảnh hưởng đến TTCK như thế nào?

      25/03/24

      Việt Nam “đội sổ” về năng suất lao động xã hội

      Việt Nam “đội sổ” về năng suất lao động xã hội

      Việt Nam “đội sổ” về năng suất lao động xã hội

      03/03/24

      Đường cong Phillips – Sự đánh đổi trong ngắn hạn

      Đường cong Phillips – Sự đánh đổi trong ngắn hạn

      Đường cong Phillips – Sự đánh đổi trong ngắn hạn

      04/02/24

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      14/01/25

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      13/01/25

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế

      10/01/25

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro

      04/01/25

      Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam

      Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam

      Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam

      02/01/25

      Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu

      Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu

      Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu

      31/12/24

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      29/12/24

      Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công

      Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công

      Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công

      27/12/24

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      19/12/24

      Thiết quân luật là gì và mang ý nghĩa gì với nền kinh tế?

      Thiết quân luật là gì và mang ý nghĩa gì với nền kinh tế?

      Thiết quân luật là gì và mang ý nghĩa gì với nền kinh tế?

      17/12/24

      Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội cho Đông Nam Á

      Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội cho Đông Nam Á

      Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội cho Đông Nam Á

      09/12/24

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc

      03/12/24