Điểm nhấn chính:
- Việc hủy bỏ quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây biến động lớn cho cả hai nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, lạm phát và việc làm.
- Các ngành phụ thuộc vào nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc, như công nghệ và sản xuất ô tô, sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Mỹ.
Mối quan hệ thương mại song phương Mỹ - Trung
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất thế giới, đóng vai trò then chốt trong thương mại toàn cầu. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, vào năm 2000 Washington đã cấp Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên vĩnh viễn (PPNTR) cho Trung Quốc sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc và mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Trung Quốc.
Kể từ đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đã tăng gấp bốn lần, đạt 536 tỷ USD vào năm 2022, làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Trung Quốc bao gồm máy móc, thiết bị cơ khí và đồ nội thất. Các chính trị gia cho rằng sự tràn ngập hàng hóa Trung Quốc đã làm mất đi nhiều công việc của người dân Mỹ.
Việc duy trì PNTR với Trung Quốc đang trở thành vấn đề gây tranh cãi trong bối cảnh chính trị và kinh tế hiện nay. Vào tháng 9 năm nay, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã đề xuất chấm dứt PPNTR với Trung Quốc, cho rằng quan hệ này đã tạo ra sự bất cân bằng không công bằng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc hủy bỏ PNTR sẽ đưa Trung Quốc vào cùng nhóm các quốc gia như Nga, Triều Tiên, Cuba và Belarus và có thể dẫn đến các hệ quả lớn cho cả hai nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc loại bỏ PPNTR cuối cùng sẽ cần có sự chấp thuận của tổng thống. Năm 2022, Nhà Trắng, với sự ủng hộ của Quốc hội, đã hủy bỏ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Tác động lên nền kinh tế Mỹ
Sự thay đổi trong cán cân thương mại
Việc hủy bỏ Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Trung Quốc sẽ tạo ra những biến động lớn trong cán cân thương mại của Hoa Kỳ và có tác động sâu rộng đến nền kinh tế. Trung Quốc hiện là một trong những nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử và hàng tiêu dùng.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế, năm 2023, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt 501.22 tỷ USD, trong đó hàng hóa thiết bị điện tử và điện chiếm tỷ trọng lớn nhất với 24.84%, còn các mặt hàng nội thất và tiêu dùng chiếm 6.12%. Nếu Trung Quốc mất PNTR, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, đẩy giá thành lên cao và tạo áp lực lớn lên người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đồng thời, điều này sẽ buộc Hoa Kỳ phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế, điều vốn không dễ dàng trong bối cảnh phụ thuộc sâu sắc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc mất Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn có thể dẫn đến sự mất cân đối thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử và dệt may, nơi Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Năm 2023, Trung Quốc xuất khẩu 124.52 tỷ USD hàng hóa điện tử và thiết bị điện sang Hoa Kỳ, chiếm 27.6% tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ trong ngành này. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ đạt 49.34 tỷ USD, trong đó Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất với 24.26% thị phần. Việc chi phí sản xuất gia tăng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường quốc tế, gây thiệt hại lớn cho các ngành công nghiệp trọng điểm và có nguy cơ làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của đất nước.
Theo các nhà kinh tế, việc hủy bỏ PNTR có thể đẩy giá hàng hóa tại Mỹ lên cao, góp phần gia tăng lạm phát và gây suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Báo cáo của Oxford Economics, do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc ủy quyền, dự báo việc thu hồi PNTR sẽ khiến các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chịu mức thuế tương tự như các quốc gia không có quan hệ thương mại song phương bình thường, như Triều Tiên và Cuba. Điều này có thể gây ra thiệt hại tổng cộng 1.6 nghìn tỷ USD GDP trong 5 năm từ 2025, và mất 744,000 việc làm nếu Trung Quốc không trả đũa. Nếu tính đến sự trả đũa của Trung Quốc, nghiên cứu cho thấy nó sẽ dẫn đến tổn thất 1.9 nghìn tỷ USD và mất đi hơn 800,000 việc làm trong cùng khoảng thời gian 5 năm đó.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cảnh báo rằng tác động của việc hủy bỏ PNTR sẽ không đồng đều, với các ngành như nông nghiệp, sản xuất và khai khoáng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Việc này sẽ làm giảm số lượng việc làm trong các ngành đó và khuyến khích sự chuyển dịch lao động sang khu vực dịch vụ – điều mà những người ủng hộ hủy bỏ PNTR có thể không mong đợi. Báo cáo của Peterson cũng nhấn mạnh rằng động thái này có thể làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ, đi ngược lại mục tiêu giảm thâm hụt mà những người ủng hộ mong muốn.
Tác động lên giá cả và lạm phát
Việc hủy bỏ Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên (PNTR) với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và lạm phát tại Mỹ. Khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chịu mức thuế cao hơn, giá thành nhập khẩu sẽ tăng đáng kể, đặc biệt đối với các mặt hàng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc như điện tử, quần áo, và hàng tiêu dùng thiết yếu. Mức thuế tăng từ 10-25% sẽ làm cho giá các sản phẩm này tăng lên rõ rệt tại thị trường Mỹ.
Khi chi phí nhập khẩu tăng, các nhà sản xuất và bán lẻ tại Mỹ có thể sẽ chuyển phần chi phí này sang người tiêu dùng, khiến giá cả các sản phẩm tăng. Điều này đặc biệt xảy ra khi nhiều sản phẩm của Trung Quốc hiện không phải chịu thuế quan của Mỹ và không liên quan đến an ninh quốc gia của Mỹ. Thay vào đó, nhiều mặt hàng mới bị đánh thuế sẽ là hàng tiêu dùng cơ bản như quần áo và đồ chơi, có nghĩa là giá cả sẽ cao hơn đối với các gia đình Mỹ vốn đang phải vật lộn sau nhiều năm lạm phát cao bất thường. Người tiêu dùng Mỹ có thể thấy giá của điện thoại thông minh, máy tính và thiết bị gia dụng tăng lên một cách đáng kể.
Ngoài ra, lạm phát sẽ tăng thêm do khó khăn trong việc tìm nguồn cung thay thế. Các đối tác thương mại mới có thể không đủ khả năng cung cấp hàng hóa với giá cả cạnh tranh, hoặc chi phí vận chuyển và sản xuất sẽ cao hơn, làm tăng thêm áp lực lên giá cả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm nhập khẩu, mà còn có thể lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Khó theo dõi nguồn gốc hàng hóa đến từ Trung Quốc
Do sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu, nơi mà các sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm thành phần từ nhiều quốc gia, dữ liệu thương mại thường đánh giá thấp mức độ mà hàng hóa của Mỹ vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc. Cụ thể, dữ liệu này thường gán toàn bộ giá trị nhập khẩu và xuất khẩu cho một quốc gia duy nhất, trong khi thực tế, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều chứa giá trị gia tăng từ nhiều quốc gia khác nhau.
Ví dụ, một chiếc iPhone có nhãn "sản xuất tại Trung Quốc" thực chất chứa nguyên liệu và linh kiện từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia khác. Vì lý do này, nghiên cứu ngày càng khẳng định rằng các thuế quan hiện tại của Mỹ đối với hàng hóa "sản xuất tại Trung Quốc" có lẽ ít hiệu quả hơn trong việc hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, vì các linh kiện từ Trung Quốc đang được chuyển sang các quốc gia thứ ba và được gắn mác “sản xuất tại [không phải Trung Quốc]”.
Scott Lincicome đã chỉ ra rằng điều này rõ ràng khi xem xét các phán quyết của Hải quan Mỹ đối với các công ty đa quốc gia nhằm xác nhận quá trình sản xuất của họ có “tác động đáng kể" đối với các thành phần Trung Quốc để trở thành thành sản phẩm không phải của Trung Quốc. Trong 5 năm trước cuộc chiến thương mại (2013–2017), có 152 phán quyết liên quan đến " tác động đáng kể " Trung Quốc. Nhưng trong 5 năm kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu (2018–2022), con số này tăng vọt lên 1,039, tức tăng gần gấp bảy lần.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế thương mại cho thấy rằng các quốc gia (không phải Trung Quốc) xuất khẩu nhiều hơn sang Mỹ trong giai đoạn 2017-2022 (thời điểm Mỹ áp dụng thuế đối với một số mặt hàng từ Trung Quốc) cũng đã nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc trong cùng các ngành công nghiệp. Việc hủy bỏ Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên chắc chắn sẽ ngăn chặn một số sản phẩm hoàn chỉnh từ Trung Quốc vào Mỹ, nhưng vẫn sẽ cho phép một lượng đáng kể linh kiện Trung Quốc thâm nhập Mỹ thông qua các chuỗi cung ứng thay thế.
Việc thực sự “loại bỏ” Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ là rất khó, vì quy mô khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc và mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ. Một nghiên cứu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) gần đây đã chỉ ra rằng khi tính đến "các thành phần từ Trung Quốc trong tất cả các linh kiện mà các nhà sản xuất Mỹ mua từ các nhà cung cấp nước ngoài khác... mức độ phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc thực tế lớn hơn gần 04 lần so với dữ liệu bề mặt cho thấy.
Tác động lên kinh tế Trung Quốc
Giảm xuất khẩu sang Mỹ
Việc hủy bỏ Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên (PNTR) với Mỹ sẽ khiến Trung Quốc đối mặt với sự suy giảm đáng kể trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong các ngành điện tử, thiết bị công nghệ cao, dệt may và đồ gia dụng. Khi mất PNTR, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường Mỹ.
Việc tăng thuế quan sẽ đẩy giá các sản phẩm Trung Quốc lên cao, khiến người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển sang mua hàng từ các quốc gia khác với giá cả cạnh tranh hơn. Điều này có thể dẫn đến giảm mạnh lượng đơn hàng từ Mỹ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử và máy móc.
Không chỉ các tập đoàn lớn, mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng. Hậu quả là tình trạng thất nghiệp trong các ngành công nghiệp xuất khẩu có thể gia tăng, tạo ra áp lực đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội tại Trung Quốc.
Ngoài ra, sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ còn làm giảm nguồn ngoại tệ quan trọng, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn tác động tiêu cực đến các kế hoạch kinh tế dài hạn của quốc gia.
Đối phó với các biện pháp thương mại mới
Sau khi Mỹ hủy bỏ Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên (PNTR), Trung Quốc sẽ cần triển khai một loạt biện pháp chiến lược để đối phó với các thách thức thương mại.
Trước tiên, Trung Quốc có thể sẽ tập trung tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các thị trường thay thế ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Việc ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương với các khu vực này sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu, bù đắp cho sự suy giảm thương mại với Mỹ.
Thứ hai, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường đầu tư vào công nghệ và phát triển nội lực trong các ngành công nghiệp chiến lược như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và viễn thông. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Mỹ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao, buộc Trung Quốc phải tự chủ sản xuất để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối phó với chi phí gia tăng từ các rào cản thương mại của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thể triển khai các chính sách giảm thuế, gói cứu trợ tài chính, hoặc cung cấp các khoản vay ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc mất thị trường Mỹ.
Cuối
cùng, Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp ngoại giao và thương mại để gây
áp lực lên Mỹ, chẳng hạn như tăng thuế nhập khẩu hoặc hạn chế hàng hóa Mỹ. Điều
này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng thương mại, nhưng cũng có thể trở thành
công cụ đàm phán nhằm đạt được các thỏa thuận có lợi trong tương lai.
Ảnh
hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
Việc hủy bỏ Quy chế Quan Hệ Thương Mại Thường Xuyên (PNTR) giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến hai quốc gia này mà còn tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước có liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trước tiên, các quốc gia đang phát triển ở châu Á, Đông Nam Á, và Nam Á có thể được “hưởng lợi” từ việc Mỹ và Trung Quốc áp đặt các biện pháp thương mại lên nhau. Khi các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế cho hàng hóa và nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, và Thái Lan có thể trở thành những điểm đến lý tưởng nhờ vào chi phí lao động cạnh tranh và các điều kiện sản xuất thuận lợi. Nhiều công ty đa quốc gia có thể dịch chuyển sản xuất sang các nước này để tránh các rào cản thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều hưởng lợi từ sự thay đổi trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là những nước xuất khẩu nguyên liệu thô và linh kiện sản xuất, có thể gặp khó khăn khi thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bị gián đoạn. Những nước xuất khẩu nhiều hàng hóa công nghiệp và nguyên liệu như Úc, Brazil, và các nước châu Phi có thể thấy nhu cầu về các sản phẩm của họ giảm sút khi xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm đi.
Bên
cạnh đó, việc hủy bỏ PNTR có thể dẫn đến các phản ứng dây chuyền trong quan hệ
thương mại toàn cầu. Các quốc gia có thể gia tăng bảo hộ thương mại để bảo vệ nền
kinh tế của họ trước sự thay đổi lớn trong các luồng thương mại quốc tế. Điều
này có thể dẫn đến sự gia tăng căng thẳng thương mại trên toàn cầu, kéo theo những
hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế thế giới.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?
19/12/24
Thiết quân luật là gì và mang ý nghĩa gì với nền kinh tế?
17/12/24
Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội cho Đông Nam Á
09/12/24
Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc
03/12/24
Xu hướng Reshoring của Bắc Mỹ khi Trump tái đắc cử
01/12/24
Lá chắn Silicon giúp Đài Loan giữ vững vị thế
30/11/24
Tốc độ lưu thông tiền tệ là gì trong nền kinh tế
26/11/24
Biến động vĩ mô - Vietnam Investment Forum 2025
24/11/24
Green New Deal là gì và tại sao Trump tạm dừng nó?
22/11/24
Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ
06/11/24
Chỉ số Rủi ro Trump – Trump Risk Index
04/11/24
An ninh năng lượng và tầm ảnh hưởng của địa chính trị
02/11/24
Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc
03/12/24
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Trung Quốc
06/10/24
Chủ nghĩa bảo hộ: Cạnh tranh toàn cầu hay bảo vệ trong nước
05/10/24
Lạm phát lòng tham: Kẻ thù của người tiêu dùng
26/08/24
Giao dịch chênh lệch lãi suất ảnh hưởng TTCK toàn cầu
07/08/24
Thuế quan và các rào cản thương mại
07/07/24
Chỉ số giá sản xuất PPI là gì?
02/05/24
Lãi suất ảnh hưởng đến TTCK như thế nào?
25/03/24
Việt Nam “đội sổ” về năng suất lao động xã hội
03/03/24
Đường cong Phillips – Sự đánh đổi trong ngắn hạn
04/02/24
Thất nghiệp và phân loại thất nghiệp trong kinh tế
02/02/24
Tầm quan trọng của hiệu ứng Fisher
29/01/24