Điểm nhấn chính:
- Theo Goldman Sachs, tăng trưởng GDP Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại còn 4.5% vào năm 2025 từ mức 4.9% vào năm 2024.
- Trung Quốc cho biết sẽ áp dụng chính sách tiền tệ “nới lỏng vừa phải” trong năm 2025.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025
Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch kích thích kinh tế để thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục suy thoái và mối đe dọa từ thuế quan của Trump đang hiện hữu.
Cuộc họp kinh tế thường niên của Trung Quốc kết thúc hồi giữa tháng 12/2024, với việc nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ áp dụng chính sách tiền tệ “nới lỏng vừa phải” trong năm 2025, kết hợp với chính sách tài khóa chủ động, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là lần đầu tiên sau khoảng 14 năm Trung Quốc đưa ra lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng.
Những năm gần đây, Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu kém, một phần là do sự sụp đổ của thị trường bất động sản, vốn là nơi mà nhiều người Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu tích trữ tài sản.
Trên thực tế, Trung Quốc đã đương đầu nhiều khó khăn trong năm 2024, buộc các nhà hoạch định chính sách nước này phải hành động vào tháng 9. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đưa ra gói nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ đại dịch, gồm cắt giảm lãi suất và bơm 1,000 nhân dân tệ, tương đương 140 tỷ USD vào hệ thống tài chính, bên cạnh nhiều biện pháp khác. Vào tháng 11, Bộ tài chính đã đưa ra kế hoạch tài trợ nợ trị giá 10,000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,400 tỷ USD để giảm bớt áp lực cho chính quyền địa phương.
Giới phân tích nhận định, Trung Quốc vẫn có thể đạt mức tăng trưởng mục tiêu là 5% trong năm 2024. Tuy nhiên, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thể không dễ dàng, khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, mang theo lời đe dọa áp thuế từ 60% trở lên đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang bị cảnh báo đã thực sự rơi vào "bẫy thanh khoản" những năm gần đây. Bất chấp việc nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm lãi suất, mọi người vẫn thích tiết kiệm hơn chi tiêu vì họ bi quan về tương lai. Theo nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại còn 4.5% vào năm 2025 từ mức 4.9% vào năm 2024. Lizzi C. Lee, nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Asia Society, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại New York, nói rằng "Hội nghị công tác kinh tế trung ương" năm nay truyền tải một tín hiệu "cấp bách bất thường".
Vào năm 2025, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức kinh tế mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức với lời cam kết áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Chiến lược tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 của Trung Quốc
Theo Hãng thông tấn Tân Hoa Xã (Trung Quốc), ông Tập nhấn mạnh tại hội nghị rằng nhiệm vụ quan trọng trong năm tới là "thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng toàn diện nhu cầu trong nước".
Ngoài ra, chính quyền sẽ tăng "tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mở rộng phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt kỳ hạn siêu dài" và áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải để giảm dự trữ bắt buộc và lãi suất nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào. Điều này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Kể từ cuối năm 2010, Bắc Kinh chủ yếu tuân thủ cái gọi là cách tiếp cận "thận trọng" đối với chính sách kinh tế.
Chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc Xing Zhaopeng của ngân hàng ANZ nhận định với hãng tin Reuters: “Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu cho thấy sẽ có sự kích thích mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa, cắt giảm sâu lãi suất và mua tài sản trong năm 2025. Thái độ thể hiện qua tuyên bố chính sách này cho thấy niềm tin mạnh mẽ bất chấp những lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump” về thuế quan.
Ông Lee - đại diện Hiệp hội Châu Á cho biết, các biện pháp này cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng hành động nhiều hơn, nhưng "thử thách thực sự sẽ phụ thuộc vào việc Bắc Kinh thực sự thúc đẩy đến đâu", vì thông tin chi tiết và quy mô của các biện pháp kích thích bổ sung theo kế hoạch chưa rõ ràng. "Nếu không có sự rõ ràng hơn về quy mô và các cải cách cụ thể để hỗ trợ, thì có nguy cơ các biện pháp này chỉ có thể cải thiện tình hình tạm thời, bỏ ngỏ những thách thức lâu dài".
Thị trường bất động sản đóng vai trò then chốt thúc đẩy tăng trưởng
Dù các cuộc họp kinh tế đã đưa ra lộ trình cho năm tới, song thực tế các mục tiêu tăng trưởng và các hướng dẫn cụ thể đến đầu năm sau mới được công bố, sau cuộc họp quốc hội.
Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 5%. Dựa trên dữ liệu chính thức từ ba quý đầu năm 2024, việc đạt được mục tiêu này vẫn còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự đoán rằng chính phủ Trung Quốc có thể đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025 tương tự.
Ông Lee cho biết: "Mặc dù mục tiêu 5% không phải là ngoài tầm với, nhưng để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải hành động quyết liệt, đặc biệt là ổn định bất động sản… vì nhà ở chiếm khoảng 20% GDP và chiếm 70% tài sản hộ gia đình".
Ngoài ra, thị trường bất động sản liên quan đến nhiều ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn. Khi thị trường bất động sản trì trệ, nó sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế trên diện rộng và thậm chí ảnh hưởng đến tài chính của chính quyền địa phương.
Tại các cuộc họp kinh tế, Bắc Kinh cam kết "ổn định thị trường bất động sản và chứng khoán" vào năm 2025 và "tiếp tục nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm và ổn định thị trường bất động sản".
Tuy nhiên, ông Wang tin rằng chìa khóa để ổn định thị trường bất động sản là việc chính phủ Trung Quốc phải mua lại bất động sản tồn kho tại địa phương. Ông cho biết, khi làm như vậy, "ít nhất mọi người đều cảm thấy rằng thị trường bất động sản đã chạm đến ngưỡng đáy" và điều này có khả năng khôi phục lại niềm tin thị trường.
"Rõ ràng là việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ đặc biệt sẽ không cải thiện được tình hình kinh tế chung. Nền kinh tế đang suy thoái, tiền lương của tầng lớp trung lưu đang giảm... ngay cả khi giá nhà giảm, họ vẫn không đủ khả năng trả tiền thế chấp".
Bắc Kinh đang “tinh chỉnh” để chống lại thuế quan của Trump
Tổng thống đắc cử Trump đã đe dọa áp mức thuế ít nhất 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Điều này có thể làm “rung chuyển” nền sản xuất của Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá hơn 400 tỷ USD sang Mỹ mỗi năm.
Một ước tính cho rằng, với mức thuế quan 60% do Hoa Kỳ áp đặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 3%, so với dự đoán trước đó là 4.5%. Nghiên cứu từ Goldman Sachs dự đoán Trump sẽ áp dụng mức tăng thấp hơn 20% đối với mức thuế quan thực tế, điều này sẽ "gây ảnh hưởng đến GDP thực của Trung Quốc 0.7% vào năm 2025".
Mặc dù giới lãnh đạo cốt cán của Trung Quốc không trực tiếp đề cập đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong hội nghị, nhưng họ nhấn mạnh rằng "những tác động tiêu cực do những thay đổi trong môi trường bên ngoài hiện nay gây ra đang ngày càng sâu sắc".
Trong cuộc họp với một số nhà lãnh đạo tổ chức kinh tế quốc tế tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình cho biết "sẽ không có bên nào chiến thắng" trong cuộc chiến thuế quan. Theo đánh giá, lập trường hiện tại của Bắc Kinh trước động thái tăng thuế tiềm tàng của Trump là "chuẩn bị thận trọng" thay vì đối đầu trực diện.
Đồng thời, Trung Quốc đang âm thầm hoàn thiện các phương án để ứng phó nếu căng thẳng leo thang. Các cuộc điều tra an ninh mạng, thắt chặt kiểm soát xuất khẩu và giám sát chặt chẽ các công ty nước ngoài đều được đưa ra thảo luận.
Trung Quốc cũng đang tích cực theo đuổi các chiến lược nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước trước cuộc chiến công nghệ đang diễn ra với Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn. Và chủ đề "xử lý công nghệ cốt lõi quan trọng" đã được nêu bật tại hội nghị năm nay.
Tuy vậy, kỳ vọng độc lập về công nghệ trong ngành bán dẫn sẽ đòi hỏi Trung Quốc chi ra một khoản tiền khá lớn mà chưa dám chắc về sự thành công sau đó. Hơn nữa, việc ưu tiên các ngành công nghiệp này có thể kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ. Do đó, Trung Quốc có thể đang đối mặt với hai vấn đề lớn trên bàn cân so sánh: sự tự chủ về công nghệ và nhu cầu trong nước mở rộng.
Nhìn chung, tăng trưởng kinh
tế Trung Quốc năm 2025 đứng trước cơ hội và thách thức để thoát khỏi tình trạng
trì trệ. Sự phục hồi phụ thuộc lớn vào hiệu quả các chính sách kích thích kinh
tế, khả năng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, và sự ổn định trong quan hệ thương mại
quốc tế. Mặc dù tiềm năng từ các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh
mang lại triển vọng tích cực, các thách thức như khủng hoảng bất động sản, nợ
công, và căng thẳng địa chính trị vẫn là rào cản lớn. Triển vọng phục hồi là khả
thi nhưng đòi hỏi sự quyết tâm và phối hợp hiệu quả từ chính phủ nước này cũng
như các doanh nghiệp
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?
20/01/25
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24
Biến động vĩ mô - Vietnam Investment Forum 2025
24/11/24
So sánh repo và repo đảo ngược
25/09/24
Một số ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc "biến mất"
21/09/24
Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới
19/09/24
Tại sao nước Anh đang trên bờ vực phá sản?
17/09/24
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25
Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?
20/01/25
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế
10/01/25
Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro
04/01/25
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu
31/12/24