Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi mà các tổ chức tín dụng phải lưu trữ để đảm bảo tỷ lệ yêu cầu và an toàn vốn.

    - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp, ngân hàng càng có nhiều vốn để đem đi cho vay và đầu tư.  

    Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?

    Dự trữ bắt buộc (required reserve) là số dư tiền gửi mà các tổ chức tín dụng phải nắm giữ thay vì cho vay hoặc đầu tư. Đây là yêu cầu được xác định bởi ngân hàng trung ương của quốc gia, tại Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quy định, các tổ chức tín dụng phải đáp ứng yêu cầu về dự trữ bắt buộc bao gồm:

    - Ngân hàng, gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã

    - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

    - Tổ chức tài chính vi mô

    - Quỹ tín dụng nhân dân ​

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thiết lập nhằm mục đích yêu cầu các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại phải tuân thủ về vốn để đề phòng trường hợp khách hàng bất ngờ rút tiền hàng loạt, hay bank-run, làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn nguồn vốn của ngân hàng.  

    Cách tính dự trữ bắt buộc

    Lượng tiền dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng được yêu cầu phải tuân thủ quy định này được tính theo công thức sau:

    Lượng tiền dự trữ bắt buộc = Lượng tiền gửi x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước hiện quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể như sau:

    Nguồn: NHNN Việt Nam, Tititada research

    Ví dụ, kết thúc năm 2022, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 1,138,714,007 triệu đồng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND theo quy định là 1%. Do đó, lượng tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng sẽ là 11,387,140 triệu đồng.  

    Vai trò của dự trữ bắt buộc đối với nền kinh tế

    Dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định và an toàn của nền kinh tế. Dưới đây là một số vai trò chính của dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế:

    1. Tăng tính ổn định cho ngân hàng

    Dự trữ bắt buộc là một loại vốn được ngân hàng giữ lại và không sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thông thường. Điều này tăng cường tính ổn định của ngân hàng cũng như bảo vệ khả năng thanh toán của ngân hàng. Nó giúp đảm bảo rằng ngân hàng có đủ lượng tiền mặt để ứng phó với các tình huống khẩn cấp tài chính, các yêu cầu thanh toán từ phía khách hàng và các ngân hàng khác, nhờ có sẵn một khoản tiền dự trữ.

    2. Ngăn chặn rủi ro tài chính

    Dự trữ bắt buộc giúp giảm thiểu rủi ro tài chính của ngân hàng bằng cách tạo ra một tấm nệm bảo vệ tài chính trong trường hợp xấu nhất. Nó có thể được sử dụng để đối phó với các vấn đề tài chính mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kinh doanh thường ngày của ngân hàng.

    3. Điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế

    Ngân hàng Nhà nước có thể thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế. Khi cần thiết, họ có thể tăng hoặc giảm dự trữ để kiểm soát lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.

    Điều này có thể được hiểu thông qua ví dụ đơn giản sau:

    Giả sử bạn có 1,000,000 đồng mang đi gửi tại ngân hàng A. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% nên ngân hàng sẽ phải giữ lại 10,000 đồng (1% của 100,000 đồng) và 990,000 đồng còn lại có thể đem đi cho vay, hay cung tiền ra nền kinh tế tăng thêm 990,000 đồng. Một người khác sẽ vay 990,000 đồng và tiếp tục đi gửi tại ngân hàng B, ngân hàng này sẽ giữ lại 9,900 đồng (1% của 99,000 đồng) và tiếp tục cho vay 980,100 đồng còn lại. Lúc này, tổng lượng tiền được đưa ra nền kinh tế (cho vay) là 1,970,100 đồng (= 990,000 đồng + 980,100 đồng).

    Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 5%, lượng tiền được đưa ra nền kinh tế sẽ thay đổi.

    Giả sử, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 5%, nên với 1,000,000 đồng tiền bạn gửi ban đầu, ngân hàng A sẽ phải giữ lại 50,000 đồng (5% của 100,000 đồng) và còn lại 950,000 đồng cho vay. Người vay 950,000 đồng tiếp tục gửi ngân hàng B, và ngân hàng này sẽ phải giữ lại 47,500 đồng và cho vay 902,500 đồng còn lại.

    Như vậy, cung tiền ra nền kinh tế là 1,852,500 đồng (= 950,000 đồng + 902,500 đồng). Nói cách khác, ngân hàng đã nhân số tiền gửi 1,000,000 triệu đồng ban đầu của bạn lên thành nhiều tiền hơn nữa. Và mối quan hệ giữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng với hệ số nhân tiền có thể được thể hiện qua công thức sau:

    Hệ số nhân tiền = 1/Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

    Theo công thức, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng cho các ngân hàng là 5% thì hệ số nhân tiền sẽ là 20, có nghĩa là với 1 tỷ đồng có trong hệ thống dự trữ của ngân hàng, họ có thể tăng cung tiền lên tới 20 tỷ đồng. Còn nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2%, hệ số nhân tiền sẽ là 50 và ngân hàng có thể tăng cung tiền thêm 50 tỷ đồng cho mỗi 1 tỷ đồng dự trữ.

    4. Điều chỉnh lãi suất

    Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm lượng tiền mà các ngân hàng có sẵn để cho vay. Khi nguồn cung tiền ra ngoài để cho vay và kiếm lời thấp hơn, các ngân hàng có thể sẽ tăng các mức lãisuất áp dụng cho các khoản vay. Vì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống các ngân hàng, nên các ngân hàng trung ương thường không muốn điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi điều chỉnh chính sách tiền tệ, trừ các trường hợp đặc biệt cần thiết.  

    Ví dụ về việc điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tại Việt Nam

    Nhìn lại trong quá khứ, hệ thống ngân hàng Việt Nam từng chứng kiến một số đợt điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, trong đó bao gồm đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 07/2004. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ tiền gửi dữ trữ bắt buộc của các TCTD gửi tại Ngân hàng Nhà Nước, nhằm phản ứng trước diễn biến chỉ số tăng giá và tâm lý lo ngại lạm phát lúc đó.

    Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi Đồng Việt Nam của các ngân hàng và tổ chức tín dụng liên quan tăng từ 2% lên 5%, đối với các trường đặc biệt sẽ áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc khác. Theo đó, mục đích của đợt tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lần này nhằm hạn chế hệ số nhân tiền, kiềm chế mức độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Nguyên nhân là do kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2004 được đề ra là không quá 25%, nhưng chỉ trong 6 tháng đâu năm, quy mô tín dụng đã đạt mức tăng gần 12%, trong khi theo tính quy luật tín dụng thường tăng trưởng cao trong các tháng cuối năm do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cuối năm.

    Như vậy, việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 2% lên 5% giúp giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông vầ NHNN, với mức độ thu rút về gấp 2 lần so với mức trước đây.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán