Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Sau lạm phát: Thời điểm giá cả và lãi suất hạ nhiệt

Nội dung

    Kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) để giải quyết sự gia tăng của giá cả và lạm phát sẽ mất khá nhiều thời gian. Trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã có một loạt các đợt tăng lãi suất, tác động sâu sắc đến nền kinh tế nước này lẫn thế giới nói chung, với mục tiêu cố gắng đưa mức lạm phát 8.3% hàng năm về mức kì vọng 2%.

    Theo sau các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng sẽ thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, ngắn hạn dựa vào thông tin vĩ mô, nhằm kiểm soát lạm phát dưới 4% và bình ổn tỷ giá trong giai đoạn tới.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, tác động lan tỏa của việc Fed tăng lãi suất đã gây ra nhiều vấn đề sâu xa trong hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Với vị thế thống trị toàn cầu của đồng đô la ở nhiều phương diện, nhiều ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất sau Fed, ngay cả khi các hoạt động kinh tế ở những quốc gia đó đang chịu áp lực riêng, hay lạm phát trong nước của họ vẫn ở mức thấp.

    Với diễn biến này, nhiều người trong chúng ta có thể đang tự hỏi: Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi tăng lãi suất để giảm lạm phát? Và khi nào sẽ là thời điểm mà chúng ta có thể sẽ thấy được những sự tiến triển tích cực?

    Hãy chuẩn bị cho một năm nữa với lãi suất và giá cả ở mức cao

    Hầu hết các nhà phân tích kinh tế trên thế giới đều đồng ý rằng việc tăng lãi suất và kiểm soát lạm phát vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

    Hiện, lãi suất ngắn hạn của Mỹ rơi vào khoảng 3%, tuy nhiên mục tiêu của Fed là tăng lãi suất lên khỏang 4% đến 4.5%. Do đó, có thể hiểu rằng các đợt tăng lãi suất bổ sung sẽ có thể xảy ra vào những tháng cuối năm nay và qua tới đầu năm 2023.

    Ở Việt Nam, tuy lạm phát 9 tháng đầu năm chỉ đang ở mức thấp là 2.73%, nhưng được dự báo là vẫn chưa đạt đỉnh và có thể tăng lên 4.5% trong năm 2023. Đồng thời, áp lực lạm phát cũng một phần đến từ giá đồng nội tệ (VND) đang có xu hướng giảm so với đồng USD. Do vậy, trong tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng lãi suất điều hành lần đầu tiên sau 11 năm, thực hiện ngay sau động thái tăng mạnh lãi suất lần thứ 5 của Fed.

    Mặc dù lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn và điều kiện thị trường lao động tăng chậm hơn sẽ làm giảm lạm phát, nhưng chúng cũng sẽ mang lại một số mặt trái ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đây được xem là những chi phí phải đánh đổi cho việc kiểm soát lạm phát.

    Vậy, khi nào tình hình kinh tế mới trở nên tốt hơn?

    Dưới đây là một số dự kiến sẽ diễn ra khi chúng ta dần điều chỉnh lạm phát về mức mục tiêu:

    Đến cuối năm 2022

    Hãy chuẩn bị cho hai lần tăng lãi suất nữa của Fed dự kiến vào tháng 11 và tháng 12 sắp tới đây.

    Khi đó, ở Mỹ, chi phí mua nhà và tái cấp vốn có thể sẽ trở nên đắt hơn. Trong khi lãi suất thế chấp cho thời hạn 30 năm hiện rơi vào khoảng 6%, thấp hơn mức trung bình gần 8% của nửa thế kỷ qua, tuy vậy, sẽ rất khó để tiếp tục thấy lại mức thấp này trong 12 đến 18 tháng tới.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nhà phân tích dự báo rằng lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản trong những tháng cuối năm, trong khi lãi suất cho vay, hiện đã ở mức cao hơn, sẽ được giữ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ. Lý do chủ yếu là nhằm hút tiền quay trở lại hệ thống để cố gắng giữ giá đồng nội tệ so với các đồng nội tệ khác.

    Trong thời gian này, bạn có thể đã, hoặc sớm sẽ, dần nhận thấy các mức lãi vay và chi phí gia tăng nhẹ trên thẻ tín dụng lẫn các hóa đơn chi tiêu của mình.

    Vào năm 2023

    Dự kiến sẽ có một đợt tăng lãi suất khác trong năm tới ở Mỹ, và tại thời điểm đó, Fed có thể hạn chế lại các biện pháp can thiệp, vì lúc này có thể bắt đầu nhìn thấy rõ tác động của việc thắt chặt nguồn cung tiền lên nền kinh tế, đặc biệt là giá cả tiêu dung sẽ hạ nhiệt. Nhưng, thị trường lao động cũng có thể đồng thời hạ nhiệt, đặc biệt có khả năng xảy ra hiện tượng sa thải và cắt giảm quy mô lao động. Điều này khiến nhiều nhà phân tích tin rằng sự suy yếu của nền kinh tế sắp xảy ra này có thể đủ để đẩy Mỹ vào giai đoạn suy thoái.

    Doug Duncan, nhà kinh tế trưởng của Fannie Mae, dự đoán rằng “một cuộc suy thoái vừa phải sẽ bắt đầu vào quý đầu tiên của năm 2023."

    Tại Việt Nam, các nhà phân tích trên cũng dự báo rằng “lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, và lãi suất bình quân của tiền gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên khoảng 6.6-6.8%/năm vào cuối năm 2023.” Việc tăng lãi suất vẫn phụ thuộc vào tình hình lạm phát và tỷ giá lúc đó có diễn biến như thế nào, cũng như hành động của Fed. Và nếu mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng quá nhanh, nó sẽ đặc biệt gây tổn thương lên quá trình hồi phục của nền kinh tế.

    NHNN lúc này, sẽ cần thiết lập các chính sách phù hợp, thích ứng với những rủi ro suy thoái tiềm ẩn đang gia tăng trên toàn cầu, để qua đó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2023 ở mức +6%.

    Vào năm 2024

    Các nhà phân tích, nhà kinh tế và quản lý quỹ đánh giá rằng hầu hết mọi người tin rằng vào năm 2024 lạm phát sẽ giảm xuống gần theo đúng mục tiêu 2% của Fed. Lúc đó, Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất trở lại để kích thích nền kinh tế, và bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.

    Khi Fed hạ lãi suất, các nước có đồng nội tệ neo giá với USD có thể giảm bớt áp lực tỷ giá giảm và có thể điều chỉnh lãi suất quay trở lại mức hợp lý với đà tăng trưởng GDP của riêng nước họ, kể cả Việt Nam cũng sẽ như vậy.

    Với lãi suất thấp hơn, giá cả sẽ được đưa về mức thấp hơn đối với các nhu phẩm thiết yếu, hàng tiêu dùng và chi phí sinh hoạt chung. Mặc dù, nền kinh tế cũng có thể phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và một nền kinh tế suy thoái, do phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ chậm lại đáng kể, nhưng cũng sẽ có hy vọng nền kinh tế tìm được điểm cân bằng trong vùng suy thoái “vừa phải” đó và bắt đầu cho chu kỳ hoạt động tăng trưởng trở lại.

    Nó giống như là lái một chiếc xe ở giữa sa mạc cho đến khi hết xăng, và sau đó hy vọng tìm thấy một trạm xăng để tiếp thêm nhiên liệu và khởi động lại động cơ. Đây được ví như là cách mà chính sách tiền tệ hoạt động. Tăng lãi suất mặc dù biết nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái, nhưng hy vọng sẽ đạt được mức lạm phát mục tiêu để có thể bắt đầu hạ lãi suất xuống và vực dậy lại nền kinh tế.

    Các kịch bản này được dựa trên mức độ phản ứng “vừa phải” của các nền kinh tế đối với hành động tăng lãi suất của Fed. Tất nhiên, có rất nhiều ẩn số có thể làm chệch hướng các kế hoạch tốt nhất đã được đưa ra.

    Vậy điều gì có thể làm chệch hướng? Các Ngân hàng Trung ương và Fed có thể khiến nền kinh tế hạ nhiệt với lãi suất gia tăng nhưng sẽ thật tệ nếu chi phí tiêu dùng không đồng thời hạ nhiệt theo. Hiện tượng này được gọi là lạm phát đình trệ. Nói cách khác, họ có thể sẽ có những hướng đi khác trong những năm tiếp theo.

    Điều này có ý nghĩa gì đối với các quyết định tài chính của bạn?

    Chúng ta không sống cuộc sống của mình theo một kế hoạch kinh tế vĩ mô. Chúng ta đều duy trì cuộc sống tùy theo mong muốn, ý thích và kỳ vọng của riêng mình vào mỗi thời điểm khác nhau, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế bất ổn như hiện nay.

    Những gì bạn có thể làm là:

    - Đừng khiến tình hình tài chính của bạn trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn sắp tới, ví dụ như là gánh thêm quá nhiều khoản nợ.

    - Cải thiện sức khoẻ tài chính của bạn là một quá trình dài hạn mang tính liên tục. Từng quyết định nhỏ sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai dài hạn.

    - Nên nhớ rằng một ý tưởng tốt ngày hôm nay vẫn sẽ là một ý tưởng tốt vào ngày mai. Do vậy, các quyết định cần phải được đưa ra một cách cẩn trọng, chắc chắn.

    Tóm tắt:

    - Lãi suất có thể sẽ còn một vài đợt tăng mới vào những tháng cuối năm nay cho tới năm 2023.

    - Nền kinh tế Mỹ nói riêng, và các quốc gia lớn khác nói chung, có thể sẽ đối mặt với sự suy thoái, hoặc giảm tốc trong thời gian tới, và các nước đang phát triển như là Việt Nam sẽ vô hình chung bị tác động từ đó.

    - Năm 2024 là mốc thời gian dự kiến cho sự hồi phục của nền kinh tế và cho một chu kỳ tăng trưởng mới.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán