Điểm nhấn chính:
- Thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi trong thời gian tới, với nhiều xu hướng từ kinh tế, chính trị đến xã hội.
- Việc xác định các xu hướng và chuẩn bị mọi thứ trong tâm thế sẵn sàng sẽ là hành trang tốt nhất cho bạn trong tương lai.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Thế giới đã gần đi được nửa chặng đường trong thập kỷ chứng kiến rất nhiều sự kiện có sức ảnh hưởng lớn: xung đột, đại dịch, bất ổn kinh tế và sự thay đổi quyền lực chính trị trong mỗi quốc gia cũng như ở cấp độ quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số những yếu tố được xem là xu hướng quan trọng nhất, mang tính chi phối, định vị xu hướng toàn cầu trong thời gian tới, gần nhất là năm 2024.
1. Sự bùng nổ của máy móc, công nghệ thông minh
Năm 2024, trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn, và hầu như không có ngành nghề hay khía cạnh nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi nó. Mặc dù không thể phủ nhận rằng xu hướng này đang thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiêu biểu nhất có thể nhắc đến là vấn đề việc làm. Mặc dù công nghệ hiện đại mở ra nhiều cơ hội việc làm mới và thay thế các công việc mang tính chất “lặp lại”, song trở thành mối nguy khi giao phó quyền kiểm soát cuộc sống chúng ta cho các thuật toán. Trên thực tế, không ai biết được cuộc cách mạng AI sẽ dẫn chúng ta tới đâu, trở nên tân tiến hơn hay bị công nghệ chi phối, nhưng những hành động của bạn trong năm 2024 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng ý nghĩa của công nghệ đối với cuộc sống.
2. Biến đổi khí hậu
Việc ngăn chặn các tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu là điều cần thiết hơn bao giờ hết, và dần trở thành vấn đề trọng yếu trên bàn tròn chính trị. Chúng ta thường cho rằng, công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng và những đổi mới như năng lượng sạch và thu hồi – lưu trữ carbon sẽ là một phần trong các giải pháp.
Tuy nhiên, sự sẵn lòng của các cá nhân và tổ chức để đảm nhận trách nhiệm, cũng như cách mà các xu hướng chính trị và kinh tế đang diễn ra, có lẽ sẽ quan trọng hơn nhiều. Sự sẵn lòng để đánh đổi mọi mặt cho những giải pháp về môi trường trở thành vấn đề tranh luận ngày càng gay gắt trong giới chính trị. Năm 2024 được xem là cơ hội quan trọng để các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại vấn đề môi trường và quyết định giải pháp nào để giảm thiểu hậu quả từ biến đổi khí hậu, khi cuộc sống mọi người đã bình thường trở lại hoàn toàn sau đại dịch Covid-19.
3. Các cuộc bầu cử có sức ảnh hưởng lớn
Các cuộc bầu cử sẽ tạo ra sự thay đổi sâu sắc, và năm 2024 sẽ chứng kiến nhiều cuộc tranh cử lãnh đạo ở nhiều quốc gia, khi sự chuyển đổi quyền lực quản lý cao nhất trong một quốc gia có thể có sức ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Công dân Mỹ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Nga sẽ là những người tham gia bỏ phiếu, tiêu biểu như Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Sự phân cực giữa các đảng hoặc các cử tri ngày càng gay gắt. Và quyền lực sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy ham muốn chiến thắng, bất kể họ ở đảng phái chính trị nào, vì nó cho phép họ có thể “thay đổi” xã hội. Dù kết quả ra sao, điều này sẽ ảnh hưởng đến hướng các xu hướng kinh tế trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
4. Thời kỳ nền kinh tế nhiều biến động
Nền kinh tế toàn cầu năm 2024 được dự đoán chưa có sự tăng trưởng đột phá, thậm chí còn có thể chịu tác động tiêu cực từ nhiều khía cạnh xã hội. Thời kỳ kinh tế khó khăn thường dẫn đến việc chính phủ đưa ra các quyết định cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ công, cắt giảm việc làm, và người dân giảm chuẩn mức sống. Tăng trưởng kinh tế chậm cũng làm hạn chế nỗ lực của các quốc gia trong việc đạt được mục tiêu carbon “net zero” vào năm 2050, làm nghiêm trọng hơn vấn đề môi trường hiện tại.
Mặt khác, nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ, sự chậm lại trong tăng trưởng của Trung Quốc, và các xung đột tiếp tục tại Ukraine và Israel đều là các yếu tố đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, cục diện sức mạnh kinh tế toàn cầu hiện tại có thể chứng khiến sự xoay chuyển đáng kế bởi sự tăng trưởng của các nền kinh tế thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Mexico hay Thổ Nhĩ Kỳ.
5. Những thay đổi trong cách thức làm việc
Những thay đổi trong cách chúng ta làm việc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và xã hội. Mặc dù nhiều công ty đã trở lại làm việc theo hình thức trực tiếp tại văn phòng, song tỷ lệ mô hình làm việc từ xa và mô hình làm việc kết hợp (hybrid working) vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước Covid.
Mặc dù, xu hướng này giúp tăng tính linh hoạt trong môi trường làm việc toàn cầu, khi người lao động không còn bị ràng buộc phải sống gần các thành phố lớn, nơi văn phòng làm việc. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến nguy cơ mọi người trở nên cô lập với xã hội và bị hạn chế về khả năng giao tiếp xã hội. Do đó, quyết định lựa chọn hình thức làm việc sẽ là một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cũng như bản thân mỗi chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng, không chỉ trong năm 2024 mà còn những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
6. Đô thị hóa, toàn cầu hóa
Theo dự đoán của Liên hợp quốc, đến năm 2050, 66% dân số thế giới có xu hướng sinh sống tại các khu vực đô thị, tăng từ mức 56% được ghi nhận vào năm 2022. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia nói chung, nhưng cũng đem đến những thách thức khác như: quá tải dân số, ô nhiễm và chi phí sinh hoạt tăng cao. Đưa ra các giải pháp trước xu hướng đô thị hóa, tương ứng với xu hướng tiêu dùng và lối sống thay đổi của người dân, sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ và các ngành công nghiệp trong những năm tới.
Ngoài ra, xu hướng đô thị hóa, toàn cầu hóa khi mọi người có xu hướng tìm đến các nơi sinh sống và làm việc tốt hơn, còn gây ra vấn đề “chảy máu chất xám”. Nếu không có biện pháp giải quyết phù hợp, xu hướng này sẽ để lại hậu quả trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế (IIE), năm học 2022 - 2023, sinh viên quốc tế chiếm 6% tổng số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ, với hơn 1 triệu sinh viên đến từ hơn 230 quốc gia. Trong đó có hơn 21,900 du học sinh là người Việt Nam, tăng 5.7% so với năm học trước. Việt Nam cũng thuộc Top 5 quốc gia có lượng du học sinh đến Mỹ nhiều nhất, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Canada. Việc một lượng lớn học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học, một mặt sẽ nâng cao chất lượng giáo dục cho công dân quốc gia, nhưng cũng là vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển đất nước nếu những du học sinh không có ý định về nước để làm việc và cống hiến.
7. Thiên lệch văn hóa
Sự xuất hiện và phát triển của Internet có thể được xem là nguyên nhân chính gây ra vấn đề thiên lệch văn hóa. Đó là bởi vì cùng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, đã khiến lượng thông tin không đúng chuẩn, sai lệch được xuất hiện với tần suất nhiều hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, không ít người tiếp nhận các nội dung mà không “thẩm định” thông tin, họ “vội vàng” bày tỏ các ý kiến, quan điểm dựa trên cái đi ngược lại với sự thật. Những quan điểm mang tính chất dẫn dắt dư luận trên mạng xã hội đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, khi chúng ngày càng có sức ảnh hưởng trong các quyết định chính trị, thậm chí kích động các hành động khủng bố cực đoan. Do đó, bản thân mỗi chúng ta cần phải xem xét, kiểm định mọi vấn đề trước khi bày tỏ quan điểm, tránh để lại hậu quả không mong muốn.
8. Cách nhìn khác về “Giáo dục”
Từ lâu, giáo dục được nhìn nhận là một khía cạnh chỉ dành cho giới trẻ. Tuy vậy, thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi như hiện nay đã khiến việc học tập, trau dồi kiến thức là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Công nghệ đổi mới nhanh chóng có nghĩa là nhiều cơ hội công việc hơn trong nhiều lĩnh vực, trong khi xã hội luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm. Tại nhiều quốc gia, xu hướng “học tập suốt đời” đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt khi việc học tập trực tuyến, học tập kết hợp (hybrid learning) ngày càng trở nên thịnh hành, giúp việc học tập trở nên dễ dàng hơn hình thức học truyền thống trước đây.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp ngày càng đề cao tầm quan trọng của việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho những người lao động tiềm năng, đặc biệt là khi việc nghỉ hưu muộn dẫn đến một lực lượng lao động “già hơn”, khiến bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần học tập để phát triển.
9. Tình trạng di cư
Từ năm 1970 đến năm 2020, số người sống ở một quốc gia - khác với nơi họ sinh ra, đã tăng gấp hơn ba lần. Đến năm 2024, tình trạng di cư này vẫn được xem là vấn đề đáng chú ý, đó có thể là tình trạng người tị nạn di dời vì chiến tranh (như ở Dải Gaza trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Hamas và Israel); có thể là những người di cư để tìm đến nơi cho phép họ có cuộc sống tốt hơn; hay di cư do các vấn đề về khí hậu, môi trường sống. Điều này một mặt sẽ giúp các nền kinh tế có thể hưởng lợi nhờ sự gia nhập của tầng lớp lao động trẻ tiềm năng. Tuy vậy, nó cũng làm dấy lên mối lo ngại trong việc đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ, hay vấn đề chính trị - khi việc xuất hiện của công dân mới đến một quốc gia có thể là mầm mống chia rẽ chính trị.
Với 9 xu hướng trọng yếu được đề cập
ở bài viết trên, Tititada hy vọng có thể giúp bạn có cái nhìn khái quát về những gì
nhiều khả năng sẽ xảy ra trong thời gian tới. Qua đó, Tititada
khuyên bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, để làm hành trang tốt nhất trở
thành một công dân toàn cầu toàn diện và sẵn sàng đối mặt với mọi sự thay đổi trong tương lai.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24
Biến động vĩ mô - Vietnam Investment Forum 2025
24/11/24
So sánh repo và repo đảo ngược
25/09/24
Một số ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc "biến mất"
21/09/24
Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới
19/09/24
Tại sao nước Anh đang trên bờ vực phá sản?
17/09/24
Công nghiệp hoá và những tác động lên đời sống xã hội
09/09/24
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Chỉ số PMI: Công cụ dự báo kinh tế và ứng dụng thực tế
10/01/25
Risk-free rate - Lãi suất phi rủi ro
04/01/25
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu
31/12/24
Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
29/12/24
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24