Điểm nhấn chính:
- Rủi ro luôn tồn tại xung quanh, có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp để khắc phục hoặc phá hủy doanh nghiệp do đó cần quản trị rủi ro tài chính.
- Các mối đe dọa tiềm ẩn bao gồm hỏa hoạn, lạm dụng rượu và ma túy của nhân viên, rủi ro công nghệ như mất điện và rủi ro chiến lược như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
- Các tổ chức nên tiến hành đánh giá định kỳ, nghiêm ngặt để quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh. Trong khi một số loại rủi ro có thể khiến công ty bị tổn thất, gây tốn kém và mất thời gian để khắc phục, một số loại khác lại có thể khiến công ty đứng trước bờ vực phá sản. Các CEO, nhà quản lý rủi ro doanh nghiệp có thể dựa trên quy mô kinh doanh để chuẩn bị, lường trước những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của họ.
Nhận dạng rủi ro
Nếu khi rủi ro trở thành hiện thực, một doanh nghiệp có quản lý rủi ro doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động đến thu nhập, thời gian và năng suất cũng như các tác động tiêu cực đến khách hàng. Đối với các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp, khả năng nhận dạng rủi ro là một phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
Rủi ro được xác định thông qua một số cách. Các chiến lược để xác định và quản lý rui ro doanh nghiệp thường dựa trên việc phân tích toàn diện các hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty. Hầu hết các tổ chức đều phải đối mặt với các rủi ro bên ngoài hoặc rui ro trong vận hành, có thể được quản lý được thông qua việc xác định, chấp nhận, chuyển giao, giảm bớt hoặc loại bỏ rui ro.
Dưới đây là các loại rủi ro chính mà các công ty thường phải đối mặt:
Rủi ro vật chất
Rủi ro văn phòng làm việc là loại rủi ro vật chất phổ biến nhất. Ví dụ hỏa hoạn, thiên tai, trộm cắp, ngập lụt, v.v. Để quản lý rủi ro đối với văn phòng làm việc, cũng như những vật chất khác, điều quan trọng là các tổ chức phải thực hiện những điều sau:
- Đảm bảo rằng tất cả nhân viên biết chính xác địa chỉ của tòa nhà công ty để cung cấp cho bên Phòng cháy chữa cháy (114), trong trường hợp khẩn cấp.
- Đảm bảo tất cả nhân viên biết vị trí của các lối thoát hiểm.
- Cài đặt và đảm bảo các tính năng an toàn như báo cháy và báo khói, hệ thống phun nước và cửa thoát hiểm.
- Bảo đảm nhân viên biết được rằng trong trường hợp khẩn cấp, an toàn cá nhân của họ được ưu tiên hơn mọi thứ khác. Họ cần được hướng dẫn rời khỏi tòa nhà và bỏ lại tất cả các tài liệu, thiết bị và/hoặc sản phẩm liên quan đến công việc.
Rủi ro vật liệu nguy hiểm xuất hiện khi xảy ra sự cố tràn hoặc tai nạn từ các vật liệu nguy hiểm có thể bao gồm: axit, khí ga, khói độc, bụi bẩn, chất lỏng độc hại hoặc chất thải. Đơn vị cứu hỏa thường được chuẩn bị để xử lý các loại thảm họa này. Tuy nhiên, những người làm việc với những vật liệu này nên được trang bị và đào tạo kiến thức để xử lý tình huống một cách an toàn.
Các doanh nghiệp nên tạo ra một kế hoạch để xử lý các tác động tức thời của những rủi ro này. Các cơ quan chính phủ và sở cứu hỏa địa phương cung cấp thông tin để ngăn chặn những tai nạn này. Các cơ quan này cũng có thể đưa ra lời khuyên về cách kiểm soát, quản trị rủi ro tài chính và giảm thiểu thiệt hại nếu chúng xảy ra.
Rủi ro bất khả kháng
Một số rủi ro bất khả kháng như hỏa hoạn, thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên như: bão, lũ lụt hoặc lốc xoáy, động đất... Để giảm thiểu các rủi ro này, công ty cần có những phương án như nhân viên nên quen thuộc với các con đường dẫn vào và ra khỏi khu vực lân cận ở tất cả các phía của công ty. Các doanh nghiệp có thể sử dụng bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản và thương vong để chuyển bớt gánh nặng từ rủi ro tài chính doanh nghiệp cho bên thứ ba hoặc công ty bảo hiểm.
Bên cạnh đó, cũng có những rủi ro không gây nguy hiểm cho doanh nghiệp, chẳng hạn như quy hoạch thành phố. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh một trạm xăng, việc xác định con đường để đến được trạm xăng là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi thành phố thực hiện quy hoạch khu vực xung quanh trạm xăng, một vài con đường đi đến trạm xăng bị đóng hay xây dựng cơ sở hạ tầng khác khiến trạm xăng không thể tiếp cận được, hoặc nói chung là không xem xét trạm xăng trong bất kỳ hoạt động tái phát triển nào. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của bạn.
Rủi ro con người
Hành vi của nhân viên bên trong và ngoài doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến thương hiệu. Ví dụ, lạm dụng rượu và ma túy là những rủi ro lớn ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Nhân viên lạm dụng rượu hoặc ma túy nên được khuyến khích tìm cách điều trị, tư vấn và phục hồi chức năng nếu cần thiết. Một số chính sách bảo hiểm có thể cung cấp bảo hiểm một phần cho chi phí điều trị.
Ngoài ra, các rủi ro về con người cũng có thể liên quan đến hành vi biển thủ và lừa đảo. Bằng cách sử dụng hệ thống yêu cầu chữ ký kép đối với séc, hóa đơn và xác minh khoản phải trả, cùng với thực hiện nghiêm ngặt trong thủ thuật kế toán, các doanh nghiệp có thể ngăn ngừa các hành vi biển thủ và lừa đảo. Đồng thời, doanh nghiệp nên quản lý rủi ro doanh nghiệp bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng lý lịch của các ứng viên trước khi ký kết hợp đồng lao động để phát hiện ra nhưng vi phạm trong quá khứ họ.
Bệnh tật hoặc chấn thương trong lực lượng lao động là một vấn đề tiềm ẩn. Để tránh làm giảm năng suất, hãy chỉ định và đào tạo nhân viên dự phòng để xử lý công việc của những nhân viên chủ chốt khi họ vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Rủi ro công nghệ
Mất điện có lẽ là rủi ro công nghệ phổ biến nhất. Các doanh nghiệp có thể sử dụng máy phát điện chạy bằng khí phụ trợ như là một hệ thống dự phòng hoặc máy phát điện có công suất cao đối với các nhà máy sản xuất để cung cấp điện.
Máy tính là thiết bị không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp, thường được dùng với hiệu suất cao nên điệp áp sẽ tăng đột biến trong trường hợp có bão hay sấm sét, dẫn đến mất điện đột ngột, vì vậy các tổ chức nên cung cấp các thiết bị chống sét lan truyền cho các hệ thống kinh doanh để tránh làm mất tài liệu và phá hủy thiết bị.
Hiện nay, các doanh nghiệp đều sử dụng lưu trữ đám mây để lưu trữ dữ liệu, chẳng hạn như OneDrive, Google Drive, hoặc các hệ thống nâng cao hơn. Và đây cũng là một nguồn rủi ro tiềm ẩn, ví dụ trong trường hợp bị mất điện. Điều quan trọng là phải thiết lập cả hệ thống sao lưu dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến để bảo vệ các tài liệu quan trọng.
Mặc dù lỗi liên lạc và điện thoại tương đối hiếm gặp, nhưng các nhà quản lý rủi ro có thể cân nhắc việc cung cấp điện thoại di động của công ty cho nhân viên trong các sự kiện, trường hợp khẩn cấp để không làm gián đoạn công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro chiến lược
Có thể nói, rủi ro chiến lược thường phát sinh trong các quyết định kinh doanh. Các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc hiệp hội tín dụng chịu rủi ro chiến lược khi cho người tiêu dùng vay, trong khi các công ty dược phẩm chịu rủi ro chiến lược thông qua nghiên cứu và phát triển một loại thuốc mới. Mỗi loại rủi ro chiến lược đều liên quan đến mục tiêu hoạt động của tổ chức. Khi được cấu trúc hiệu quả, việc chấp nhận rủi ro chiến lược có thể tạo ra các hoạt động có lợi nhuận cao.
Các công ty gặp rủi ro chiến lược đáng kể có thể giảm thiểu khả năng gây ra hậu quả tiêu cực bằng cách thành lập đội ngũ quản lý rủi ro có chuyên môn cao. Một hệ thống được thiết lập để kiểm soát khó khăn tài chính xảy ra khi một dự án đầu tư mạo hiểm thất bại thường bao gồm việc đa dạng hóa các dự án hiện tại, dòng tiền lành mạnh hoặc khả năng tài trợ cho các dự án mới một cách hợp lý và một quy trình toàn diện để xem xét và phân tích các dự án tiềm năng dựa trên lợi tức đầu tư trong tương lai.
Đo lường rủi ro để quản trị rủi ro tài chính tốt nhất
Sau khi các rủi ro đã được xác định, nhà quản lý cũng nên thiết lập thang đo xác suất xảy ra các rủi ro tài chính doanh nghiệp nhằm xác lập mức độ ưu tiên giải quyết các rủi ro quan trọng. Ví dụ, các rủi ro có thể là – Rất dễ xảy ra, Có một cơ hội nhỏ sẽ xảy ra, Cơ hội xảy ra rất thấp. Nhà quản lý có thể tham khảo nhiều nguồn thống kê về khả năng xảy ra bất kỳ rủi ro nào và thiệt hại tài chính tiềm tàng của những rủi ro đó để hiểu thêm về cách sắp xếp thứ tự phù hợp với khả năng xảy ra của chúng.
Bảo hiểm rủi ro
Bảo hiểm là một biện pháp quản trị rủi ro tài chính và tùy theo mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có các loại bảo hiểm khác nhau. Ví dụ, bảo hiểm hỏa hoạn là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù cơ sở kinh doanh là sở hữu hoàn toàn hay thuê. Tuy nhiên, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là không cần thiết đối với một doanh nghiệp dịch vụ.
Một số rủi ro phải được ưu tiên cao, chẳng hạn như rủi ro gian lận hoặc tham ô khi nhân viên xử lý tiền hoặc thực hiện nhiệm vụ kế toán đối với các khoản phải trả và phải thu, gây thất thoát một lượng tiền lớn của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh một khoản tiền mặt để cung cấp bảo hiểm tài chính khi xảy ra tham ô, trộm cắp hoặc gian lận.
Mặc dù sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cũng cấp là tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, môi trường làm việc an toàn cho nhân viên và nhân viên của bạn chưa bao giờ phạm lỗi, bạn vẫn phải tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp mình vì rủi ro tiềm ẩn luôn tồn tại. Tất nhiên, một nhà máy sản xuất nặng sẽ yêu cầu bảo hiểm rộng rãi hơn cho nhân viên. Phạm vi bảo hiểm chống lại thương tật sẽ phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp của bạn. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cũng là một điều cần thiết trong bối cảnh này.
Nếu một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào dữ liệu được vi tính hóa, ví dụ như danh sách khách hàng và dữ liệu kế toán, việc sao lưu bên ngoài và bảo hiểm là cần thiết. Cuối cùng, việc thuê một nhà tư vấn quản lý rủi ro doanh nghiệp có thể là một bước thận trọng trong việc ngăn ngừa và quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro doanh nghiệp để ngăn chặn rủi ro
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế cách tốt nhất để ngăn chặn rủi ro là phòng ngừa. Bằng đào tạo nhân viên, kiểm tra lý lịch, kiểm tra an toàn, bảo trì thiết bị và bảo trì cơ sở vật chất, bạn đã hạn chế khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, bạn có thể chỉ định một cá nhân hay thành lập một ủy ban để chịu trách nhiệm quản lý rủi ro. Đặc biệt, các rủi ro cần được ưu tiên hàng đầu là hỏa hoạn và cháy nổ, tai nạn vật liệu nguy hiểm hoặc sự xuất hiệm của các trường hợp khẩn cấp khác. Đồng thời, tham gia bảo hiểm cũng là một biện pháp cần được chú trọng khi thực hiện quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Đọc thêm: Rủi ro hệ thống
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.