Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

21 thói quen chi tiêu xấu bạn cần tránh

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Cần biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và tránh những thói quen xấu về cách chi tiêu cũng như quản lý tiền bạc và hình thành những thói quen mới, có trách nhiệm hơn sẽ là bước chuẩn bị đầu tiên để giúp bạn tiến tới thành công.

    - Cân bằng tài chính có thể đặc biệt khó khăn nếu bạn đã đang gặp khó khăn về mặt tài chính, nhưng mỗi bước nhỏ bạn thực hiện trong hiện tại sẽ mang lại lợi ích lớn trong tương lai.

    Vướng vào khoản nợ vay sinh viên, đại dịch toàn cầu và tình trạng bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng, việc đưa tình trạng tài chính của bạn đi đúng hướng lại càng thêm khó khăn.

    Mặc dù có nhiều khía cạnh trong tình hình tài chính mà bạn không thể kiểm soát, nhưng việc loại loại bỏ hoặc cố gắng giảm thiểu những thói quen chi tiêu xấu và biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, từ từ hình thành những thói quen tốt, có trách nhiệm hơn sẽ là bước chuẩn bị đầu tiên để giúp bạn tiến tới thành công.


    1. Không tự học hỏi kiến thức về tài chính cá nhân

    Thế giới tài chính cá nhân có thể đầy những biệt ngữ và thuật ngữ gây nhầm lẫn cho người mới bắt đầu. Sự hiểu biết về tài chính kém có thể gây ra những hậu quả tiêu cực khi nói đến sức khoẻ tài chính của bạn. Biết đủ về tài chính cá nhân có thể giúp bạn đưa ra những quyết định có trách nhiệm và có tri thức hơn khi nói đến tiền bạc và cách chi tiêu của mình.

    2. Không tìm hiểu kỹ về các sản phẩm tài chính

    Nhiều bạn trẻ hiện nay muốn có các hình thức tiếp cận tài chính một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi, nhưng lại thường không muốn dành thời gian để tìm hiểu các lựa chọn khác nhau sẵn có trên thị trường.

    Cho dù bạn nhận được lời giới thiệu từ người thân hoặc bạn bè hay xem các quảng cáo, bạn có thể bị cám dỗ đưa ra quyết định chọn sản phẩm đó mà bỏ qua các lựa chọn khác có thể tốt hơn. Hãy chống lại sự cám dỗ đó; bạn cần phải luôn so sánh các sản phẩm tài chính khác nhau để đảm bảo bạn nhận được ưu đãi tốt nhất có thể.

    3. Không có kế hoạch nghề nghiệp

    Mặc dù việc giảm thiểu chi phí, tăng khoản tiết kiệm và đầu tư đều là những chiến lược tốt để có được tình hình tài chính lành mạnh, nhưng một trong những cách hiệu quả nhất để khởi động tài chính của bạn là kiếm thêm tiền. Hãy lên kế hoạch và vạch ra con đường sự nghiệp của mình ngay bây giờ. Nếu bạn nghĩ rằng mình không được trả đủ ở công việc hiện tại hoặc không thăng tiến được, hãy cân nhắc yêu cầu tăng lương hoặc ứng tuyển vào các vị trí khác phù hợp hơn ở các công ty khác.

    4. Không lập mục tiêu tài chính cá nhân

    Kiếm tiền, lập ngân sách và tiết kiệm tiền sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có mục tiêu cụ thể trong đầu. Cho dù mục tiêu của bạn là không mắc nợ, tiết kiệm cho những khoản chi tiêu lớn hay cho việc nghỉ hưu sớm, thì việc đặt ra các mục tiêu tài chính có thể thúc đẩy bạn từ bỏ thói quen chi tiêu xấu và tạo ra những mục tiêu mới lành mạnh hơn giúp bạn đạt được ước mơ của mình.

    5. Không có mục tiêu cá nhân

    Các mục tiêu tài chính thường đan xen khá chặt chẽ với các mục tiêu cá nhân. Có thể mục tiêu cá nhân của bạn là làm việc bán thời gian và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, hoặc có thể bạn mơ ước tiết kiệm tiền để đi du lịch khắp thế giới. Bạn nên hiểu rõ các mục tiêu cá nhân của mình để sau đó có thể sử dụng chúng để kết hợp với các mục tiêu nghề nghiệp và tài chính của mình một cách hiệu quả hơn.

    6. Chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được

    Số tiền bạn chi tiêu so với số tiền bạn kiếm được là một trong những yếu tố chính có thể tạo nên hoặc phá vỡ sức khoẻ tài chính của bạn. Việc đặt mục tiêu chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được mỗi tháng, với mục tiêu tiết kiệm lý tưởng là 20% thu nhập mỗi tháng sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ về số dư tiền của mình vào mỗi cuối tháng.

    Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đôi khi cuộc sống có thể cản trở bạn; nó có thể là một vài khoản chi phí bất ngờ, mất đi một nguồn thu nhập hay đơn giản là bạn không kiếm đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình mỗi tháng . Ngay cả khi bạn cảm thấy mình không thể chi tiêu ít đi hơn, thì việc kiếm được nhiều tiền hơn số tiền chi tiêu phải luôn là mục tiêu cuối cùng của bạn khi thiết lập tài chính của mình.

    7. Không lập ngân sách

    Làm thế nào để bạn biết bạn có thể chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng trong khi vẫn sống trong khả năng tài chính của mình? Cách dễ nhất để làm như vậy là lên kế hoạch và tuân theo ngân sách của mình lập ra. Kế hoạch này có thể theo hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

    Bạn nên chi tiêu các nhu yếu phẩm cần thiết như nhà ở, tiện ích, cửa hàng tạp hóa và bảo hiểm; đồng thời nếu thu nhập của bạn dư giả, bạn có thể muốn thêm các danh mục dành cho tiết kiệm và chi tiêu thoải mái tùy ý mỗi tháng.

    8. Không theo dõi các chi phí của mình

    Sau khi bạn lập kế hoạch ngân sách, bước tiếp theo là theo dõi chi tiêu của mình hàng tháng để đảm bảo rằng bạn tuân thủ theo ngân sách đó và không bội chi ở bất kỳ lĩnh vực nào. Điều này cũng giúp bạn theo dõi sức khoẻ tài chính của mình và có cái nhìn rõ ràng về tần suất và số tiền chi tiêu của mình được sử dụng vào việc gì và như thế nào.

    9. Không xây dựng quỹ khẩn cấp

    “Tấm đệm” an toàn là một nền tảng khác thể hiện tình hình tài chính tốt. Sau khi bạn đã lập ngân sách và bắt đầu theo dõi chi tiêu, bạn nên bắt đầu để dành tiền mỗi tháng cho quỹ khẩn cấp, bởi đây sẽ là tấm đệm tài chính giúp bạn vượt qua những trường hợp không ngờ tới xảy ra làm hao hụt ví tiền của bạn. Hầu hết các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên tiết kiệm từ ba đến sáu tháng chi phí hoạt trong một quỹ khẩn cấp.

    10. Không tiết kiệm, đầu tư và tích lũy cho  hưu trí

    Sau khi đã thiết lập một ngân sách và dành dụm một khoản tiền cho quỹ khẩn cấp, bước tiếp theo là nên bắt đầu tiết kiệm cho việc hưu trí. Ngoài việc chủ lao động của bạn giúp bạn đóng vào quỹ hưu trí thông qua Bảo hiểm Xã hội, trích trực tiếp từ lương, thì bạn cũng có thể tham gia vào các quỹ hưu trí tự nguyện để gia tăng quỹ tiết kiệm hưu trí của mình, nếu như tài chính của bạn cho phép. Hoặc bạn cũng có thể tìm cố vấn tài chính cá nhân để giúp bạn trong việc chuẩn bị cho hưu trí.

    11. Không thanh toán hết dư nợ trên thẻ tín dụng vào mỗi tháng

    Khi bạn không kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống và cần thanh toán hóa đơn hàng tháng, bạn có thể muốn, hoặc buộc phải, dùng đến thẻ tín dụng để hỗ trợ nhu cầu tài chính của mình.

    Mặc dù thẻ tín dụng mang đến sự linh hoạt và cơ hội đổi thưởng, nhưng chúng có thể nhanh chóng trở thành gánh nặng và mang đến nợ nần lớn nếu bạn không cẩn thận trong việc chi tiêu. Nếu nó hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của bạn, bạn nên cố gắng thanh toán hết số dư nợ của mình mỗi tháng để tránh tích lũy tiền lãi vay và nợ nần chồng chất.

    12. Thanh toán trễ hạn

    Thanh toán trễ cũng là một sai lầm tài chính phổ biến khác khi bạn chưa quen với tài chính cá nhân. Thật không may, chúng có thể gây ra những hậu quả lâu dài liên quan đến điểm tín dụng và ví tiền của bạn. Các khoản thanh toán trễ trên hóa đơn thường đi kèm với các khoản phí và lãi suất trễ bổ sung, đồng thời lịch sử thanh toán trễ hoặc bỏ lỡ các đợt thanh toán cũng có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn trầm trọng.

    13. Chi tiêu quá nhiều cho hàng tạp hóa

    Thật dễ dàng để chi tiêu nhiều hơn dự định tại các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và chợ, đặc biệt nếu bạn thích nấu ăn và ăn những món ăn ngon. Nếu nấu ăn ở nhà và ăn uống lành mạnh là quan trọng đối với bạn, thì bạn có thể tiết kiệm thêm một chút tiền cho việc này. Nhưng bạn vẫn nên cố gắng hết sức để kiểm soát nó và bám sát mục tiêu chi tiêu hợp lý hàng tháng của mình.

    14. Thích mua sắm đồ mới và các phiên bản mới

    Nếu bạn đang cố gắng tiết kiệm và kiểm soát tài chính của mình, thì việc mua sắm hoặc đổi đồ mới có thể lấy đi hàng triệu, hàng trăm triệu đồng tiền tiết kiệm mỗi năm. Bất kể bạn đang tìm mua thứ gì, từ ô tô đến quần áo và mọi thứ khác, hãy cân nhắc xem những phiên bản cũ hơn hay đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới liệu vẫn có thể phù hợp với nhu cầu của mình hay không.

    15. Chi quá nhiều cho các gói điện thoại

    Gói cước điện thoại là một chi phí thông thường hàng tháng khác có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn không cẩn thận. Khi mua một gói cước điện thoại, bạn nên nghĩ đến những dịch vụ và dữ liệu nào bạn thực sự cần trước khi tự động chọn một gói cước đắt tiền. Bạn cũng có thể cân nhắc đăng ký gói dành cho gia đình, bạn bè hoặc bạn cùng phòng để tiết kiệm thêm được mỗi tháng.

    16. Đăng ký nhiều gói dịch vụ trực tuyến

    Các dịch vụ đăng ký trực tuyến đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, chẳng hạn như các phần mềm và dịch vụ phổ biến gồm Netflix, Spotify và FPT Play. Mặc dù thật dễ dàng để đăng ký và huỷ chúng, đặc biệt nếu chúng chỉ tốn vài chục ngàn đồng một tháng, nhưng chúng thực sự có thể tăng lên theo thời gian.

    Một cách để cắt giảm đăng ký là khảo sát bảng sao kê ngân hàng của bạn vào cuối mỗi tháng và đánh giá xem phí đăng ký nào thực sự xứng đáng và gói phí nào đang quá cao, cần được cân nhắc bỏ.

    17. Bỏ quên các khoản vay sinh viên của bạn

    Nhiều bạn trẻ đang còn phải gánh một khoản nợ sinh viên khá lớn trong suốt quá trình học đại học và sau đại học. Thanh toán khoản vay sinh viên đúng hạn mỗi tháng có thể gây căng thẳng lớn cho ngân sách của bạn, nhưng việc không trả hết và kéo dài khoản vay này có thể gây ra hậu không tốt cho tài chính cá nhân sau này của bạn. Bạn cũng có thể lựa chọn gia hạn thanh toán hoặc tái cấp vốn cho các khoản vay này, nhưng đừng bỏ quên chúng và để lãi vay cộng dồn lên.

    18. Không mua bảo hiểm

    Khi ngân sách của bạn đã eo hẹp, bạn có thể muốn từ bỏ việc mua hoặc tiếp tục đóng góp vào bảo hiểm để có thêm một khoản dư nhỏ. Nhưng việc không có bảo hiểm có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tài chính thậm chí còn tồi tệ hơn khi bạn cần sự giúp đỡ nhất. Nếu có thể, bạn nên ưu tiên đầu tư vào bảo hiểm y tế, ngoài ra vào các bảo hiểm nhà ở và bảo hiểm ô tô để đảm bảo rằng bạn được bảo hiểm trong các trường hợp khẩn cấp.

    19. Không cân nhắc các loại bảo hiểm ô tô khác nhau

    Nếu bạn chưa thay đổi chính sách bảo hiểm ô tô của mình trong một thời gian dài, thì rất có thể với một chính sách khác hiện nay có thể giúp bạn tiết kiệm thêm được chút ít nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn.

    Phí bảo hiểm của bạn có thể thấp hơn nhiều sau khi bạn chuyển đổi, nếu như trong khoảng thời gian dài vừa qua bạn không gặp phải tai nạn gì với chiếc ô tô của mình, hoặc chỉ vì bạn đã lớn tuổi hơn và được các công ty bảo hiểm coi là người lái xe ít rủi ro hơn.

    20. Lạm phát lối sống

    Cho dù bạn vừa được tăng lương hay bắt đầu một công việc hấp dẫn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi có thêm một ít tiền mặt vào cuối mỗi tháng. Tuy bạn có thể muốn chiêu đãi cho bản thân, nhưng cũng không nên để lối sống lạm phát ăn mòn vào ngân sách của mình. Bằng cách sống trong khả năng tài chính và dành thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm và đầu tư, bạn có thể chuẩn bị cho mình một tương lai tài chính vững vàng hơn.

    21. Không tích cực trong cộng đồng của bạn

    Tài chính cá nhân không chỉ diễn ra ở những thứ có liên quan tới bạn, mà nó còn liên quan rất nhiều tới các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu có một hoạt động nào trong xã hội mà bạn quan tâm đến và có sức ảnh hưởng đến tài chính cá nhân của mình, chẳng hạn như bồi thường công bằng cho người lao động, chăm sóc sức khỏe toàn cầu, hoặc từ thiện cho người nghèo, thì bạn nên cân nhắc tham gia.

    Mặc dù một người có thể không thể thay đổi những vấn đề lớn này một ngày một giờ, tuy nhiên nhận thức được các thói quen này xấu này và biết biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hình thánh thói quen chi tiêu thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt. 

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan