Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chiến lược Sáp nhập và mua lại (M&A)

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Chiến lược Sáp nhập và mua lại được phân loại thành bốn nhóm chính tùy thuộc vào mục đích phân tích và mong muốn của hai bên doanh nghiệp. 

    - Có những rủi ro có thể dẫn đến một thương vụ thất bại, chẳng hạn như chi trả quá nhiều tiền không cần thiết hoặc sau khi M&A, hai công ty không có khả năng tích hợp đúng cách.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Các công ty sẽ mua hoặc sáp nhập với một công ty khác với hy vọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh của chính họ hoặc chống lại sự cạnh tranh, cùng nhiều lý do khác.

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về các loại động cơ chiến lược, yếu tố quyết định của việc Sáp nhập và mua lại (M&A).

    Chiến lược sáp nhập và mua lại là gì?

    Chiến lược sáp nhập và mua lại là một quá trình trong đó một công ty mua, bán hoặc kết hợp với công ty khác để đạt được những mục tiêu nhất định cũng như tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường cạnh tranh. Quá trình này xem xét, đánh giá và phân tích các yếu tố khác nhau như giá thị trường của cổ phiếu công ty, tình hình tài chính và cơ hội mới phát triển sau quy trình M&A. Trong quá trình này, các công ty lớn hơn trên thị trường thường đóng vai các “thợ săn” tìm kiếm các công ty nhỏ hơn cho quá trình mua lại của mình. Bên cạnh đó, những công ty thua lỗ hay công ty nhỏ cũng mong muốn được sáp nhập với công ty lớn để tự cứu mình và tìm cơ hội đứng vững trên thị trường.

    Chiến lược này được xây dựng với mục đích mang lại cho các bên tham gia các thương vụ đạt được lợi ích chung và riêng. Một số trong số đó bao gồm đa dạng hóa dòng sản phẩm, mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực, thị phần, tiếp thu các công nghệ mới, v.v. Tất cả các chính sách này cần được chú ý khi tham gia Chiến lược M&A. Việc không thực hiện kế hoạch phù hợp hoặc thiếu chiến lược cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong kết quả kinh doanh hoặc thậm chí là doanh nghiệp có thể dừng hoạt động. Do đó, đối với các công ty, việc nghiên cứu chiến lược M&A kỹ càng là rất cấp yếu và cần được thực hiện.

    Các loại chiến lược chủ yếu

    1. Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical)

    Sáp nhập theo chiều dọc xảy ra khi công ty thực hiện một loạt các khâu nối tiếp theo nhau trong quá trình sản xuất và cung ứng một sản phẩm hoặc có thể hiểu là hai công ty trong cùng một ngành hoạt động ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Việc sáp nhập theo chiều dọc có thể giúp đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn cung quan trọng, giảm chi phí tổng bằng cách loại bỏ nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán giao dịch và thanh toán theo giá thị trườn. Việc sáp nhập theo chiều dọc có thể nâng cao hiệu quả bằng cách đồng bộ hóa sản xuất và cung ứng giữa hai công ty, đảm bảo sự sẵn có của các mặt hàng cần thiết. Khi các công ty kết hợp theo hình thức sáp nhập theo chiều dọc, các đối thủ cạnh tranh có thể gặp khó khăn trong việc có được nguồn cung cấp quan trọng, làm tăng rào cản gia nhập và có khả năng làm giảm lợi nhuận của đối thủ.

    Ví dụ: Disney đã mua Pixar vào năm 2006 với giá xấp xỉ 7,4 tỷ USD và tính đến tháng 7 năm 2019, các bộ phim truyện của Disney Pixar đã mang về cho phòng vé toàn cầu tổng doanh thu trung bình là 680 triệu USD mỗi phim. Đây là một sự sáp nhập theo chiều dọc vì Disney sẽ được hưởng lợi từ việc sở hữu xưởng hoạt hình sáng tạo nhất thế giới, trong khi Pixar sẽ được hưởng lợi từ nguồn tài chính mạnh mẽ và mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới của Disney.

    Tuy nhiên, việc sáp nhập hai công ty đôi khi sẽ phát sinh một số vấn đề. Hai nền văn hóa doanh nghiệp xung đột và phong cách lãnh đạo khác nhau dẫn đến không có tiếng nói chung trong ngành. Bên cạnh đó quy mô và hoạt động của doanh nghiệp trở nên lớn và phức tạp, làm phát sinh một số công việc chồng chéo. Và cuối cùng là cũng không thể nào tránh khỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý.

    2. Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal)

    Sáp nhập theo chiều ngang xảy ra khi hai công ty hoạt động trên cùng một thị trường (kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự) cùng nhau chiếm lĩnh thị phần. Mục đích của phương thức Sáp nhập này nhằm xây dựng nền kinh tế quy mô lớn và đạt đến vị trí cạnh tranh trong thị trường mới.

    Ví dụ: Procter & Gamble (P&G) là một trong những công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2004 doanh thu là 56,74 tỉ USD, lợi nhuận ròng là 7,26 tỉ USD. Gillette là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam. Doanh thu năm 2004 là 9 tỉ USD. P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới nên muốn mua lại Gillette. Tháng 01/2005, P&G đã mua lại Gillette với giá 57 tỉ USD, gấp 6 lần doanh số của Gillette (9 tỉ USD). Sau M&A với Gillette, P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động M&A đã đem lại sức tăng trưởng với tỉ lệ rất và sự bao trùm về địa lí cho công ty.

    Bên cạnh những lợi ích trên, việc sáp nhập theo chiều ngang thường dẫn đến doanh thu tăng đột biến do đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cũng như khả năng tiếp cận một phần thị trường mới. Điều này khiến công ty bạn có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn theo quy định, dẫn đến giảm tính linh hoạt trong kinh doanh và khả năng kiểm soát việc ra quyết định.

    3. Sáp nhập theo ngành (Congeneric)

    Sáp nhập theo ngành xảy ra khi 2 bên công ty có các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng hoạt động trong cùng một thị trường và bán cho cùng một khách hàng. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh gián tiếp, mặc dù sản phẩm của họ thường bổ sung cho nhau. Vì các công ty này đã chia sẻ các kênh phân phối, sản xuất hoặc công nghệ tương tự nhau nên hình thức sáp nhập này có thể cho phép đơn vị kinh doanh mới mở rộng dòng sản phẩm của mình và tăng thị phần.

    Ví dụ: Vụ sáp nhập Heinz và Kraft năm 2015 trị giá khoảng 100 tỷ USD, được cho là vụ sáp nhập theo ngành lớn nhất trong lịch sử. Thỏa thuận này đã tạo ra Kraft-Heinz, một lợi nhuận khổng lồ trong ngành thực phẩm có doanh thu năm 2019 là 24,97 tỷ USD. Vào thời điểm giao dịch, Kraft là nhà sản xuất hàng đầu về sốt mayonnaise, nước sốt salad, phô mai tươi, phô mai tự nhiên và thịt ăn trưa. Trong khi đó, Heinz dẫn đầu thế giới về nước sốt thịt, nước sốt mì ống và món khai vị đông lạnh.

    Nhược điểm của phương thức chính là mức độ đa dạng hóa sản phẩm bị hạn chết. Mặc dù bản chất đây có thể không phải là một “bất lợi”, nhưng cần cân nhắc xem liệu đa dạng hóa quy mô lớn có nên là mục tiêu chiến lược hay không.

    4. Sáp nhập hỗn hợp (Conglomerate)

    Chiến lược này được áp dụng khi hai công ty hoạt động ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau hợp tác. Trong chiến lược này, hai công ty có thể tiếp tục hoạt động riêng biệt trong thị trường riêng của họ và áp dụng cách tiếp cận hỗn hợp, theo đó họ lựa chọn mở rộng thị trường. Hoạt động kinh doanh đa dạng và thị phần lớn hơn dẫn đến tăng doanh thu.

    Ví dụ: Siemens là tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Đức đã tăng cường đầu tư vào công nghệ y tế trong thập kỷ qua thông qua chi nhánh Siemens Healthineers. Việc mua lại Varian vào năm 2020 mang lại cho công ty này vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư. Trước khi mua lại, Varian được coi là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ xạ trị và chăm sóc ung thư đa ngành. Việc mua lại đã định giá Varian, một công ty có trụ sở tại Paolo Alto, ở mức cao hơn 24% so với giá niêm yết.

    Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp khác nhau và ban điều hành thiếu chuyên môn trong các ngành công nghiệp mới có thể dẫn đến việc cung cấp sản phẩm không đạt yêu cầu. Có nguy cơ mất nhân sự chủ chốt và nhân tài vì họ sẽ không cảm thấy phù hợp với định hướng ngành nghề bản thân đang theo đuổi.

    Kết luận

    Hoạt động mua bán và sáp nhập được coi là vai trò then chốt trong sự phát triển của công ty. Lợi ích của M&A thực sự được cải thiện và hỗ trợ cho kế hoạch phát triển lâu dài. Hiệu quả của M&A phụ thuộc vào chiến lược của Hội đồng Quản trị, sự linh hoạt trong thời gian đàm phán và sự nhiệt tình của các bên để đạt được mục tiêu và tiến hành mua bán, sáp nhập thành công. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến M&A thất bại như giao tiếp, hội nhập kém hay sự khác biệt về văn hóa là một số lý do phổ biến nhất. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh, các chiến lược hoặc thậm chí là các giá trị khác nhau cũng gây cản trở không ít trong việc thực hiện lâu dài.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán