Phá sản theo Chương 11 (Chapter 11 bankruptcy) là hình thức phá sản liên quan đến việc tổ chức lại công việc kinh doanh, các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp. Phá sản theo Chương 11 có thể xem là hình thức phá sản để tái tổ chức. Khi dòng tiền của doanh nghiệp bị kiệt quệ, doanh nghiệp không muốn bị phá sản, sẽ thực hiện nộp đơn phá sản theo Chương 11 để có thời gian cơ cấu lại các khoản nợ và có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh lại.
Trong quá trình tố tụng theo Chương 11, tòa án sẽ giúp doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ của mình. Doanh nghiệp vẫn mở cửa và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ liên quan đến gian lận, không trung thực hoặc thiếu năng lực, tòa án sẽ chỉ định người điều hành công ty trong quá trình thực hiện phá sản. Lúc này, doanh nghiệp không thể đưa ra một số quyết định nếu không có sự cho phép của tòa án, bao gồm quyết định bán tài sản (ngoài hàng tồn kho), bắt đầu hoặc chấm dứt hợp đồng cho thuê và ngừng hoặc mở rộng kinh doanh.
Tòa án cũng có quyền kiểm soát các quyết định liên quan đến việc thuê và trả lương cho luật sư cũng như ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp và công đoàn.
Các công ty, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) thường phá sản theo Chương 11, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, những cá nhân có nhiều nợ không đủ điều kiện phá sản theo Chương 7 hoặc 13 có thể đủ điều kiện cho Chương 11. Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra nhanh chóng.
Nhìn chung, phá sản theo Chương 11 mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp, như có thể tiếp tục hoạt động trong khi trải qua quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. Điều này cho phép nó tạo ra dòng tiền, hỗ trợ cho quá trình trả nợ. Hầu hết các chủ nợ đều chấp nhận các con nợ của mình phá sản theo Chương 11, vì họ có khả năng thu lại nhiều hơn mặc dù không phải là tất cả.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.