Tự do hoá thương mại (Trade liberalization) là việc loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với việc giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Những rào cản này bao gồm thuế quan và các rào cản phi thuế quan, chẳng hạn như các quy định cấp phép và hạn ngạch. Các nhà kinh tế thường xem việc nới lỏng hoặc xóa bỏ những hạn chế này là các bước để thúc đẩy thương mại tự do.
Tự do hoá thương mại là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Thứ nhất, những người ủng hộ cho rằng thương mại tự do sẽ giúp chi phí tiêu dùng, tăng hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ nghĩa bảo hộ, đối lập với tự do hóa thương mại, được đặc trưng bởi các rào cản nghiêm ngặt và quy định thị trường. Kết quả của tự do hóa thương mại và sự hội nhập giữa các quốc gia được gọi là toàn cầu hóa.
Ngược lại, những người chỉ trích cho rằng nó làm gia tăng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, gây sức ép lên các doanh nghiệp trong nước và có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Ở các nước phát triển, nhiều người phản đối cũng chỉ trích rằng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng và độ an toàn kém hơn so với các sản phẩm nội địa do những sản phẩm nãy đã phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng và an toàn nghiêm ngặt hơn.
Là một nền kinh tế đang phát triển có định hướng xuất khẩu, Việt Nam là quốc gia đi đầu ở Đông Nam Á về thương mại tự do.
Tính đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó có 15 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 02 hiệp định đang đàm phán, một trong những hiệp định đáng chú ý nhất là hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam EVFTA.
Trong đó, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam.
Trong khi đó, trên trường quốc tế, nhiều chuyên gia dự báo giai đoạn hội nhập quốc tế và tự do thương mại toàn cầu đang dần đóng với sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ.
Bạn có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ rõ ràng nhất thông qua chiến tranh thương mại và căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung khi Hoa Kỳ dựng lên hàng loạt các hàng rào thuế quan để bảo vệ các ngành công nghiệp quốc nội trước làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, mà điển hình nhất là các sắc thuế đánh vào ngành công nghiệp xe điện của đại lục.
Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao tình hình tham gia các hiệp định thương mại tự do để nắm bắt cơ hội đầu tư khi các công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang, cũng như những doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn khi hàng nhập khẩu đổ bộ ngay trên sân nhà.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.